Thánh Giacôbê xác định:“Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:17 & 26).
Con đường dài và ngoằn ngoèo đã đưa Ho Hei-wah từ sự dạy dỗ giáu có tới một vị trí là một trong những người hoạt động xã hội hăng say nhất của Hong Kong, và sống đạo Công giáo nhiệt thành.
Anh nói: “Tôi được rửa tội vào ngày Lễ Phục Sinh, đó không là kết thúc mà là khởi đầu cuộc sống mới, trong đó tôi không chỉ giúp đỡ người khác mà còn rao truyền Phúc âm cho họ và giúp cho nhiều người nhận biết Chúa”.
Anh đã ngoài 50 tuổi nhưng anh vẫn tham gia phong trào vì công lý xã hội như hồi anh 30 tuổi. Anh nói thêm: “Đức tin của tôi đã loại trừ cơn tức giận trong lòng tôi, giúp tôi kiên nhẫn lắng nghe người khác khi họ kêu ca cằn nhằn, và tôi thực sự hiểu rằng mọi người đều bình đẳng”.
Anh Ho sinh trưởng trong một gia đình giàu có, cha anh là một thương gia về đá quý. Anh gặp gỡ những người làm ở của hàng của cha anh và anh nhận thấy cuộc sống thật khó khăn đối với rất nhiều người. Điều này khiến anh quyết định giúp đỡ người khác. Ngay cả khi cha anh đuổi anh ra khỏi nhà, anh vẫn thấy cuộc đời không u ám.
Công việc của anh vì người nghèo vẫn tiếp tục từ đó, chủ yếu qua Hội Tổ chức Cộng đồng (Society for Community Organization), được thành lập năm 1972, nay anh làm hội trưởng.
Với khẩu hiệu “cuộc sống có chân giá trị và lòng nhân đạo không phát triển từ không khí mà từ sự quan tâm của chúng ta”, nhóm của anh không bao giờ sợ làm nổi bật sự nghèo khó và vô gia cư mà nhiều người ở Hong Kong làm ngơ.
Từ khi người Anh chuyển quyền cho Trung quốc, anh Ho đã đấu tranh lâu dài vì chỗ ở tại Hong Kong của con cháu các cư dân sinh tại lục địa. Sau khi chính quyền cảnh báo có gần 2 triệu dân nhập cư mới và gánh nẳng quá tải đối với an sinh xã hội, giáo dục và chỗ ở, việc làm của anh đã bị chỉ trích gay gắt.
Anh kể: “Điện thoại của chúng tôi reo liên tục hầu như từng phút vì người ta gọi tới để kết án chúng tôi. Một số người còn chỉ trích ngay khi gặp trên đường đi. Tôi cảm thấy tức giận, thất vọng và chán nản khi thấy NGƯỜI TA CHỈ QUAN TÂM LỢI ÍCH CỦA MÌNH MÀ BỎ QUÊN CÔNG LÝ”.
Việc anh giao tiếp với Kitô giáo xảy ra trong khi anh tham gia phong trào. Anh đã chứng kiến những việc bác ái của các nhà truyền giáo ngoại quốc suốt vài chục năm. Anh tâm sự: “Nhiều sáng kiến đề nghị trợ cấp cho người nghèo, và việc giáo dục không thể đạt được nếu không có sự đóng góp của Giáo hội Công giáo, đặc biệt từ những thập niên 1940 tới thập niên 1980”.
Các hành động vị tha của các linh mục và các nữ tu Công giáo có thể ảnh hưởng anh Ho, nhưng đó mới chỉ trong những năm gần đây, khi anh bắt đầu hành trình riêng của anh đến với đức tin. Anh bộc bạch: “Sau sự phản ánh nào đó, tôi nhận ra LÝ DO NGƯỜI TA TRỞ NÊN ÍCH KỶ VÀ KHÔNG QUAN TÂM VÌ CHÚNG TA KHINH SUẤT NHỮNG VIỆC THUỘC TÂM LINH VÀ Ý THỨC HỆ”.
Anh khám phá thêm khi anh nhận ra rằng “CHỈ KHI NÀO CHÚNG TA NHẬN RA TỘI LỖI THÌ CHÚNG TA MỚI KHẢ DĨ BIẾT CÁCH ĂN NĂN VÀ CHẤP NHẬN CẢ THIÊN CHÚA LẪN LỜI NGÀI DẠY”. Anh tự nhận mình “chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa”. Anh không vui với những gì anh thấy trong sự phát triển của Giáo hội ở Hong Kong. Không lạ gì, anh mau chóng có nhiều mối bận tâm. Anh nói: “Từ khi giao quyền, chính phủ Hong Kong không còn coi Giáo hội là đối tác chính trong việc an sinh xã hội, thế nên vai trò của Hong Kong đang giảm bớt”.
Anh tin rằng hệ thống mới đã ép các nhóm phục vụ xã hội được chính phủ tài trợ, kể cả các hội đoàn của Giáo hội, phải tự tìm tài chính. Anh khẳng định: “Như vậy, Giáo hội đang dần dần nâng mục đích của nó lên mức trung”. Anh lưu ý rằng, vì thiếu những người có ơn gọi, các linh mục và các nữ tu bị “trói buộc” vào các vấn đề nội bộ Giáo hội. Tuy nhiên, anh vẫn hy vọng Giáo hội sẽ tiếp tục ủng hộ mối quan tâm vì người nghèo.
Anh nói: “Chúa Giêsu đã sống với người nghèo, là Đấng mẫu mực được Thiên Chúa gởi đến để làm cho người ta hiểu rằng người công chính nên hành động như thế nào. Với tôi, Chúa Giêsu là mẫu mực để tôi noi theo”.
KHA ĐÔNG ANH (theo tin UCANews)