Home / Tiêu Điểm / Đức Phanxicô chấn chỉnh Giáo triều La Mã

Đức Phanxicô chấn chỉnh Giáo triều La Mã

Đức Phanxicô trong buổi gặp giáo triều La Mã ngày 21 tháng 12-2017

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2017-12-21

Trong một bài diễn văn chấn chỉnh, Đức Phanxicô đã kịch liệt chỉ trích thái độ của một vài cộng sự của mình

Hàng năm Đức Phanxicô có buổi chúc lễ Giáng sinh với Giáo triều La Mã và ban quản trị trung ương của mình. Nhưng không nhất thiết các buổi chúc này ở trong vòng thân tình. Các buổi chúc của các năm trước đã cho thấy. Năm 2014, ngài đã có bài diễn văn về 15 bệnh “tâm thần thiêng liêng” và “tâm thần phân liệt hiện sinh”. Và điều này đã ghi dấu trong triều giáo hoàng của ngài.

Năm 2017, Đức Giáo hoàng dự trù phát triển vai trò của Giáo triều “ra bên ngoài” Rôma. Ngày thứ năm 21-12, ngài nhấn mạnh đến phần vụ “ngoại giao giáo hoàng” và quan hệ của Vatican với các giáo phận, không bao giờ được ở “thế cao”; quan hệ với các Giáo hội Đông phương, các giáo hội “chấp nhận tử đạo, hy sinh đời sống mình để không phủ nhận Chúa Kitô”, quan hệ với các Giáo hội kitô giáo khác, một “đường hướng không đi lui lại đàng sau”. Ngài cũng nhấn mạnh đến các quan hệ với các tôn giáo khác, không phải là “chiến lược” nhưng đối thoại “không nhập nhằng và tôn trọng các khác biệt”.

Phần kêu gọi các sứ vụ của Tòa Thánh là phần thứ nhì và dài nhất của bài diễn văn sáu trang. Phần này tiếp sau phần mở đầu và phần mở đầu không có cùng ngòi viết, ít tính kỹ thuật và trực tiếp hơn, rõ ràng là do chính Đức Phanxicô viết, tuy nhiên tóm gọn tất cả toàn văn bài diễn văn. Đoạn mở đầu này là đoạn chỉ trích kịch liệt một vài cộng sự của ngài, hiện nay cũng như trước đây. Ngài gọi họ là những người “phản trắc”, những người “lợi dụng”, đi tìm “vinh quang hảo” và các “nhóm nhỏ” đã hành động theo một “lôgic không cân bằng và thoái hóa trong các âm mưu…”.

Trong tinh thần hiệp thông với Chúa Kitô

Đức Phanxicô không nêu đích danh ai, nhưng rất nhiều người trong nội bộ biết đây là hồng y người Mỹ nào, người Đức nào, gần đây đã không được ngài lưu nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ ở một chức vị cao.

Trường hợp ở đây là các hồng y Raymond Leo Burke, cựu giám chức Tòa án Tối cao và hồng y Gerhard Ludwig Müller, cựu bộ trưởng Bộ Tín lý Đức tin, bộ quan trọng nhất trong các bộ của Vatican. Cả hai đã công khai chỉ trích đường hướng của triều giáo hoàng và đã không được lưu nhiệm.

Trong bài diễn văn này, Đức Phanxicô đã chấn chỉnh về sự cần thiết phải “hiệp thông” của các cộng sự của mình – mà “đại đa số là trung thành”. Ngài nói thêm: “Điều rất quan trọng là phải vượt lên các lôgic không cân bằng và thoái hóa của các âm mưu và các nhóm nhỏ, mà trên thực tế  (dù cho các biện minh và các thiện hướng) là căn bệnh ung thư dẫn đến việc tự quy chiếu vào mình, đã thấm nhập vào trong các hệ thống của hàng giáo sĩ, đặc biệt nơi những người làm việc ở đó. Nhưng dù sao chúng ta cũng không mất niềm vui của Tin Mừng, niềm vui thông hiệp với Chúa Kitô và được hiệp thông với Ngài. Chúng ta đánh mất lòng quảng đại của đời sống thánh hiến của chúng ta”.

Đức Phanxicô cũng nêu ra một “hiểm họa” khác: “Hiểm họa của những người phản trắc đã phản bội lòng tin, hay những người lợi dụng tình mẫu tử của Giáo hội, cụ thể là những người đã được lựa chọn cẩn thận để nỗ lực cải cách, nhưng họ không hiểu được tầm cao trách nhiệm của mình – họ bị thoái hóa vì tham vọng và vinh quang hảo. Và khi họ tách xa, một cách sai lầm họ đã tự cho mình là người tử đạo của hệ thống, tử đạo của một “giáo hoàng không nắm tình hình”, của người “bảo thủ già nua”… thay vì họ nên đọc “câu mea culpa, lỗi tại tôi” của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxicovn

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN