Home / Chia Sẻ / Đức Mẹ Tuyết

Đức Mẹ Tuyết

 

Duc Me TuyetTrước khi đọc bài này, bạn hãy trả lời thật lòng: “Bạn dùng tài sản Chúa đã trao cho bạn như thế nào? Nếu bạn không có con cái để thừa kế, bạn sẽ trao tài sản cho ai?”. Bạn không thể trả lởi hay khó trả lời?

Đây là câu chuyện trích từ cuốn “Marian Apparitions and Devotions” (Đức Mẹ Hiện Ra và Lòng Sùng Kính) của nữ tu Mary Francis LeBlanc.

Chuyện kể về hai vợ chồng đạo đức sống tại Rôma hồi thế kỷ IV. Tên người chồng là John, nhưng người ta không nói tên người vợ. Họ sung túc với nhiều của cải nhưng hạnh phúc của họ không trọn vẹn. Họ không có con cái để chia sẻ của cải và đức tin. Họ cầu xin có con nhưng lời cầu của họ không được chấp nhận.

Lúc tuổi già, họ quyết định thừa kế tất cả cho Đức Mẹ. Họ tha thiết cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Đức Mẹ cho họ thấy dấu chỉ Đức Mẹ có nhận thừa kế hay không. Vào đêm ngày 4-8, Đức Mẹ hiện ra với hai vợ chồng và cho họ biết Đức Mẹ muốn có một nhà thờ xây trên Đồi Esquiline (một trong bảy ngọn đồi tại Rôma) ngay tại nơi Đức Mẹ đã chỉ định bằng tuyết. Đức Mẹ cũng hiện ra với ĐGH Libêriô (giáo hoàng thời đó, 352-366) và trao cho ngài thông tin tương tự về nhà thờ.

Sáng hôm sau, ngày 5-8, người ta ngạc nhiên thấy tấm thảm tuyết trong suốt và lấp lánh trong ánh nắng trên Đồi Esquiline. Hai vợ chồng vội đi tới đó. ĐGH Libêriô cũng tổ chức một cuộc rước long trọng. Lịch sử cho thấy rằng tuyết phủ đầy khu đất xây nhà thờ. Sau khi đóng cọc mốc khuôn viên nhà thờ thì tuyết tan hết.

Việc xây dựng nhà thờ bắt đầu ngay sau đó. Đền Thờ Đức Mẹ đã được ĐGH Libêriô thánh hiến năm 360.

Người ta nói rằng đó là nhà thờ Công giáo lớn nhất dâng kính Đức Mẹ. Vì kích cỡ rộng lớn và vẻ lộng lẫy nguy nga khác thường nên được gọi là Đền Thờ Đức Bà Cả. Người ta cũng gọi đền thờ này với các tên gọi khác: Nhà thờ Đức Mẹ Tuyết, Nhà thờ Libêriô (để tưởng nhớ ĐGH Libêriô), và Nhà thờ Đức Mẹ Hang Đá – vì có một phần máng cỏ của Chúa Giêsu Hài Đồng được Thánh Helena đem tới.

Phần máng cỏ này được đặt trong chiếc hộp bằng vàng. Bên trong phần máng cỏ này, Thánh Helena còn mang tới Rôma một bức hình Đức Mẹ bế Chúa Con được cho là Thánh Luca đã vẽ trên gỗ tuyết tùng (cedar). Bức hình này được ĐGH Libêriô thấy xứng đáng đặt tại Đền Thờ Đức Bà Cả. Dân thành Rôma rất sùng kính Đức Mẹ. Bất kỳ khi nào Rôma bị tai ương, họ đều rước bức hình này. Và Đức Mẹ đã chứng tỏ là Đấng Bảo Trợ. Ngày nay hình này được gọi là “Đức Mẹ Bảo Trợ Rôma” (Our Lady Protectress of Rome), hoặc “Đức Mẹ Phù Hộ Rôma” (Help of the Roman People).

Qua nhiều thế kỷ, các Đức giáo hoàng đã coi đó là ưu tiên của Đền Đức Mẹ. Đặc điểm nguyên thủy của đền thờ này đã được gìn giữ dù có nhiều lần tu sửa – như vàng nguyên thủy do Christopher Columbus (Kha Luân Bố, người phát hiện Mỹ châu) đã đem từ Hoa Kỳ tới. Nhà nguyện Thánh Thể do ĐGH Sixtô V xây dựng là một trong các đền thờ lộng lẫy nhất Rôma. Nhà nguyện Thánh Phaolô do ĐGH Phaolô V xây dựng là ngai của Đức Mẹ với những viên đá quý khiến nó thành nhà nguyện phong phú nhất Rôma. Mặt tiền Đền Thờ Đức Bà Cả được thêm hồi thế kỷ XVIII.

Đầu tiên, lễ Đức Mẹ Tuyết chỉ được cử hành tại đền thờ này. Hồi thế kỷ XIV, lễ này được mở rộng toàn TP Rôma. Cuối thế kỷ 17, ĐGH Piô V phổ cập lễ này tới toàn cầu. Hằng năm, ngày 5-8 là dịp kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Đức bà Cả. Những cánh hoa hồng được thả xuống như mưa từ trên trần nhà để nhớ lại mưa tuyết kỳ lạ đã chỉ định nơi xây dựng đền thờ và ấn định khuôn viên đền thờ. Mưa hoa hồng cũng mang ý nghĩa Đức Mẹ ban ơn cho con cái. Ngày 1-11-1954, ĐGH Piô XII đã đặt một vương miện lên đầu Đức Mẹ, tôn vinh Đức Mẹ là Đấng Bảo Vệ Rôma, giữa những tiếng hô vang của mọi người: “Chúc tụng Nữ vương!”. ĐGH Piô XII thiết lập lễ Đức Maria Nữ Vương Trời Đất là ngày 22-8 hằng năm, Tông thư Ad Coeli Reginam (ĐGH Piô XII, 1954) cũng ấn định ngày 22-8 là lễ Đức Maria với tước hiệu Đức Mẹ Tuyết.

NORA V. CLEMENTE-ARNALDO

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …