Home / Chia Sẻ / ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH

ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH

ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH 1Từ khi nhiều người cam kết soạn thảo bài tường thuật liên quan sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria – và của các tu sĩ, tôi cũng quyết định viết, sau khi thu thập mọi thứ chính xác, theo trật tự, để bạn “nhận thức được rằng giáo huấn đã học hỏi thật là vững chắc” (x. Lc 1:1-4) về hai chủ đề liên quan. Đó là vấn đề Đức Mẹ trọn đời đồng trinh và các tu sĩ của Chúa Giêsu. Hai chủ đề này có vẻ có vài từ ngữ không đồng thuận.

ĐỨC MẸ GẶP SỨ THẦN

Chúng ta trực tiếp tìm hiểu Kinh Thánh. Qua Phúc Âm theo Thánh Luca, chúng ta được biết rằng Sứ Thần Gáp-ri-en được sai đến với một phụ nữ trẻ, và chúng ta biết được 4 điều lạ lùng. Thứ nhất, đó là một trinh nữ – tiếng Hy Lạp là παρθένος(parthenos). Đức Mẹ là trinh nữ được tiên báo: “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7:14). Một số người nói rằng từ ngữ được dùng trong Is 7:14 là  עַלְמָה (“almah”, tiếng Do Thái) và có nghĩa là “trinh nữ”,nhưng Bản Bảy Mươi Hy Lạp là Kinh Thánh được dùng trong thời Chúa Giêsu (và vẫn dùng trong Công giáo và Chính Thống giáo ngày nay) lại dùng chữ παρθένος.

Thứ hai, cuộc gặp gỡ kỳ lạ, thiên thần chào trinh nữ bằng cách nói khiến Đức Maria “bối rối” (Lc 1:29):χαῖρεκεχαριτωμένη(Chaire Kecharitomene) – nghĩa là “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng”. Đây là thời điểm duy nhất trong toàn bộ Kinh Thánh có người được chào cao trọng như vậy. Tuy nhiên, lời đó không được dùng như một cách diễn tả mà bằng tên. Nhưng thực sự thiên thần không gọi Đức Mẹ bằng tên gọi Μαρία (Maria), như trong câu 31,màthiên thần gọi Đức Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, như trong câu 28.

Theo chú thích về từ ngữ χαῖρε κεχαριτωμένη thì đó là một động từ, là “phân từ thụ động của thì quá khứ hoàn thành” ở dạng “số ít giống cái chỉ định”.Trên websitewww.kecharitomene.com, một tác giả khuyết danh giải thích rằng “Đấng Đầy Ân Sủng” được dịch từ chữ kecharitōmĕnē – phân từ thụ động của động từ charitŏō. Điều đó chứng tỏ rằng người đó đã là và vẫn là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa, người đó đã được và vẫn được Thiên Chúa quý mến, người đó đã được ơn siêu nhiên và vẫn ở trong tình trạng ân sủng đó.

Thứ ba,lời đáp lại của Đức Maria: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1:34). Điều này cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ thực sự là một trinh nữ vào lúc được thiên thần truyền tin.

Thứ bốn, thiên thần giải thích vai trò của Chúa Thánh Thần và kết luận: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1:37).

ĐỨC MẸ HOÀN TẤT LỜI TIÊN TRI

Đức Mẹ thụ thai không là trường hợp đầu tiên do sự can thiệp của Thiên Chúa. Thật vậy, có ít nhất 5 phụ nữ trong thời Cựu Ước đã không có con, gọi là son sẻ:

◾ Sara – vợ của Ápraham. Sara vô sinh nhưng lại mang thai lúc 90 tuổi nhờ quyền năng Thiên Chúa. Đứa con sinh ra là Isaac.

◾ Rêbêca – vợ của Isaac, con dâu của ông Ápraham và bà Sara. Rêbêca rất đẹp và còn trinh. Lúc kết hôn với Rêbêca, Isaac 40 tuổi. Isaac cầu xin Chúa thay cho vợ, vì vợ vô sinh. Chúa đã lắng nghe, Rêbêca mang thai và sinh đôi Êsau và Giacóp.

◾ Rakhen – vợ của Giacóp. Giống như Sara và Rêbêca, Rakhen cũng không thể sinh con. Rakhen đau khổ lắm, và rất khao khát có con, đến nỗi bà hét to xin Giacóp: “Cho em có con không thì em chết mất”. Giacóp nổi nóng: “Anh có thể thay Chúa được sao?”. Thật đau khổ khi không có con, vì phụ nữ mất thế giá trong cộng đồng. Nhưng Thiên Chúa đã thương xót, cho bà sinh con trai, đặt tên là Giuse. Bà xin thêm đứa nữa, và bà cũng toại nguyện, đặt tên con trai là Bengiamin, nhưng bà chết khi sinh đứa con này.

Ba trường hợp này rất quan trọng. Theo Tikva Frymer-Kensky đề cập trong bài viết về Rakhen: “Vô sinh có hai hệ lụy: Làm nổi bật kịch tính của việc sinh con, đánh dấu đặc biệt về Isaac, Giacóp, và Giuse; và nhấn mạnh rằng thụ thai là việc làm của Thiên Chúa”.

Trong Cựu Ước còn có 2 phụ nữ nữa không có con. Một phụ nữ vô danh, chỉ biết là mẹ của Samson. Thiên thần của Đức Chúa hiện ra với bà và nói:“Mặc dù bà son sẻ, không có con, nhưng bà sẽ thụ thai và sinh con trai”. Một phụ nữ khác là Hanna, vợ của Enkana; bà xin Chúa “hết năm này qua năm khác” cho bà có con. Cuối cùng, sau những tháng ngày khóc lóc đau khổ, lời cầu của bà được đáp lại. Bà sinh con trai là Samuel.

Trong Tân Ước, phụ nữ son sẻ duy nhất được đề cập là bà Êlidabet, vợ của thượng tế Dacaria. Rồi bà sinh con trai là Gioan Tẩy Giả, người cao trọng nhất, đi trước để dọn đường cho Chúa Giêsu.

Bây giờ là Đức Maria, hiền thê của bác thợ mộc Giuse. Đức Maria là một trinh nữ, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, là người hoàn tất lời tiên tri của ngôn sứ Isaia: “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai,và đặt tên là Em-ma-nu-en”(Is 7:14; Mt 1:23). Mọi trường hợp thụ thai trước là bình thường– có sự kết hợp của “người nam và người nữ” khi trở nên “một xương một thịt”.

Nhưng với Đức Maria thì hoàn toàn khác lạ, như thiên thần đã xác định:“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1:35).

ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH 2ĐỨC MARIA VÀ ĐỨC GIUSE

Mt 1:18-25 cho biết:Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. Tất cả sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu”.

Thời Chúa Giêsu, các cuộc hôn nhân của người Do Thái có hai giai đoạn– đính hôn và kết hôn. Các cuộc hôn nhân ngày nay cũng thường có giai đoạn đính hôn, nhưng không luôn như vậy, và chỉ gọi là “tìm hiểu”. Thế kỷ I, đính hôn là nghi thức hợp pháp, một người nam và một người nữ thề hứa với nhau, mặc dù chưa sống với nhau. Giai đoạn đính hôn kéo dài khoảng 1 năm, lúc đó người nam lo làm phòng ở nhà cha mẹ mình để chắc chắn rằng sẽ có một gia đình mới. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, nghi thứ kết hôn chính thức cử hành. Đức Giuse đang chuẩn bị như vậy thì biết tin Đức Maria mang thai.

Khác với đính hôn ngày nay, Đức Giuse lúc đó thực sự có thể làm đơn ly hôn với Đức Maria vì vấn đề không chung thủy, nhưng Đức Giuse đã không làm như thế, và rồi thiên tần can thiệp. Mặc dù chưa kết hôn, nhưng trên danh chính ngôn thuận, Đức Giuse đã là “chồng” của Đức Maria (c. 19) và Đức Maria đã là “vợ” của Đức Giuse (c. 20).

Theo luật, người không chung thủy sẽ bị ném đá: “Khi một cô gái còn trinh đã đính hôn với một người đàn ông, mà một người đàn ông khác gặp cô trong thành và nằm với cô, thì anh em sẽ lôi cả hai ra cửa thành ấy và ném đá, và chúng sẽ phải chết: cô gái, vì lý do ở trong thành mà đã không kêu cứu, và người đàn ông, vì lý do đã cưỡng bức vợ người đồng loại. Anh em phải khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh em” (Đnl 22:23-24).

Nhưng Đức Giuse và Đức Maria tuân giữ luật, thế nên Đức Giuse định lặng lẽ bỏ đi chứ không tố cáo Đức Maria. Và rồi thiên thần can thiệp:“Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”(Mt 1:20).

SỰ ĐỘC THÂN CỦA ĐỨC GIUSE

Có hai cách để biết Đức Giuse không “đụng chạm” Đức Maria – ngay cả sau khi sinh Chúa Giêsu. Trong bài “The Perpetual Virginity of Mary”, tu sĩ Anthony Opisso, M.D., đề cập từ ngữ Hy Lạp trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu: “Thiên thần không dùng cụm từ chỉ hôn nhân ‘đến với nhau’ hoặc ‘thành hôn’, mà chỉ dùng chữ có nghĩa là đưa nàng về nhà với danh nghĩa là người vợ (paralambano gunaika) nhưng không ở chung với nàng”.

Tu sĩ Anthonynói thêm: “Khi thiên thần cho Giuse biết rằng Maria thực sự là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần, Giuse có thể đón nhận Maria, hôn thê của mình, về nhà làm vợ, nhưng không bao giờ làm chuyện vợ chồng vì luật đã cấm”.

Tại sao luật cấm? Tu sĩ Anthony giải thích: “Chúng ta phải cân nhắc rằng khi Đức Maria được sứ thần Gáprien báo tin thụ thai và sinh con, đặt tên là Giêsu (Lc 1:31), sứ thần cũng nói thêm rằng đó là quyền phép của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Đức Maria; do đó, Đấng Thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1:35). Khi nói vậy,sứ thần tuyên bố với Đức Maria rằng Thiên Chúa sẽ ở trong mối quan hệ hôn nhân với Đức Maria, làm cho Đức Maria thụ thai.Đức Giuse hiểu rằng Đức Maria là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần.Đức Giuse là người bảo vệ của Đức Maria và là dưỡng phụ của Chúa Giêsu.

Ngay cả ông Môsê cũng đòi buộc nam giới phải “sẵn sàng cho ngày thứ ba mà đừng gần phụ nữ” khi Thiên Chúa cho ông biết kế hoạch của Ngài là “hiện ra Núi Sinai trước mặt mọi người”. Truyền thống Do Thái nói rằng “mặc dù người ta phải kiêng cữ gần vợ ba ngày trước khi được mặc khải trên Núi Sinai (Xh 19:15), Môsê vẫn quyết định kiêng cữ suốt đời theo ý muốn của Thiên Chúa. Các ráp-bi giải thích rằng đó là vì Môsê biết mình được giao trách nhiệm giao tiếp với Thiên Chúa, không chỉ trên Núi Sinai mà còn trong suốt 40 năm đi qua sa mạc”.

LỜI XIN VÂNG TRINH TIẾT

Đức Mẹ tinh tuyền trong ý muốn và tâm hồn, cùng với cả cung lòng, nên Đức Mẹ trả lời: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Đức Mẹ biết rõ việc mang thai có ý nghĩa gì đối với một phụ nữ không kết hôn, nhưng là hành động của đức tin và đức mến dành cho Thiên Chúa mà Đức Mẹ đã xin vâng. Phản ứng của Đức Mẹ đối với Chúa Thánh Thần là Đức Mẹ hướng ra bên ngoài: “Bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét” (Lc 1:39-40). Bà Êlidabet chia sẻ:“Tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (Lc 1:44).Và Đức Maria cũng hân hoan sung sướng chúc tụng Thiên Chúa qua bài Magnificat (Lc 1:46-55).

Trong Cựu Ước, Luật Chúa được Môsê khắc vào hai bản đá làm giao ước với dân. Với ông Nô-ê, Thiên Chúa truyền lệnh làm con tàu theo kích thước đặc biệt: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước (St 6:15), và đem theo những thứ cần thiết theo ý Chúa. Và rồi cung lòng Đức Mẹ cũng mang Ngôi LờiLàm Người, Đấng Cứu Độ cần thiết cho nhân loại.

CYNTHIA TRAINQUE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Kính mừng Thánh Mẫu Mông Triệu – 2019

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …