Home / Chia Sẻ / ĐỨC MẸ – NGƯỜI CANH GIỮ ĐỨC TIN

ĐỨC MẸ – NGƯỜI CANH GIỮ ĐỨC TIN

DMNhư chúng ta đã biết, các Kinh Thánh gia và các Giáo phụ coi Đức Mẹ là nhân vật hoàn tất lời tiên tri, cũng như Chúa Giêsu vậy. Tuy nhiên, cách Đức Mẹ hoàn tất có đặc tính khác với Chúa Giêsu, bởi vì Đức Mẹ là thụ tạo chứ không là Thiên Chúa. Mọi việc Mẹ làm đều làm bằng ân sủng chứ không làm bằng khả năng thần thánh. Chẳng hạn, Mẹ hoàn tất lời tiên tri bằng việc sinh Chúa Giêsu tại Belem (như ngôn sứ Mi-kha đã tiên báo – x. Mk 5:1). Nhưng Mẹ không là người tạo hoàn cảnh đã đặt Mẹ vào, chính Thiên Chúa mới làm điều đó. Đức Mẹ cộng tác với Ý Chúa, Đức Mẹ và Đức Giuse làm những điều cần phải làm trong hoàn cảnh đó, nhưng kết quả được Thiên Chúa hướng dẫn.

Thân phận Đức Mẹ là một thụ tạo (chứ không là Tạo Vật hoặc Tạo Hóa) liên quan mục đích của Thiên Chúa, bởi vì Mẹ là phương tiện mà Thiên Chúa dùng để mặc nhân tính nơi Đức Giêsu và làm người Nadarét. Qua lời “xin vâng” tự nguyện của Đức Mẹ, Thiên Chúa đi vào lịch sử với dạng con người. Nhục thể mà Ngài sẽ mang là máu thịt Ngài nhận từ Đức Mẹ. Máu thịt đó Ngài mnag suốt đời, suốt chặng đường tới Thập Giá, huyệt mộ, sự sống lại, và thậm chí cả khi ngự bên hữu Chúa Cha. Chúng ta có thể nói rằng Dante cũng nói yếu tố sinh lý rõ ràng khi ông mô tả Đức Maria là một người trên thế giới có khuôn mặt giống Đức Kitô nhất.

Cách kết hợp thể lý và tâm linh này trong cuộc sống đan quyện vào nhau của Chúa Giêsu và Mẹ Maria là nguồn mạch chính mà Giáo Hội chiêm ngưỡng tính bí tích: sự thật mà Thiên Chúa mặc khải chính Ngài và trao ban sự sống của Ngài cho chúng ta theo cách con người và qua phương tiện con người. Cuộc đời Đức Mẹ được tiền định để thiết lập một kiểu mẫu. Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa nhập thể có ý nghĩa nào đó, tiết lộ điều gì đó. Đức Mẹ không chỉ là người chăm sóc cần thiết cho tới khi Chúa Giêsu trưởng thành, mà còn là giai đoạn đầu tiên của công cuộc cứu độ. Mối quan hệ của Đức Mẹ với Chúa Giêsu bắt đầu trong ân sủng và được tiền định là biểu tượng cho mọi thời đại. Theo Thánh Ambrôsiô thành Milan, nhờ tiếng “xin vâng” mà Đức Mẹ trở nên “kiểu mẫu của Giáo Hội”. Thiên Chúa cho phép Đức Mẹ tham dự vào công cuộc cứu độ của Ngài. Do đó, cuộc đời và vận mệnh của Đức Mẹ liên kết mật thiết với những người thuộc về Con Yêu Dấu của Mẹ.

Kiểu mãu đó tương tự với một Sa-un thành Tác-sô đã đã phát hiện trên đường Đa-mát. Khi Chúa Giêsu hiện ra với ông, Ngài không nói: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ những người theo Ta?”. Nhưng Ngài nói: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Cv 9:4). Chúa Giêsu không phân biệt chính Ngài và Nhiệm Thể của Ngài – Giáo Hội. Mối liên hệ này được phản ánh trong âm mưu của kẻ thù. Xu hướng xuyên suốt lịch sử Kitô giáo không tấn công trực tiếp vào Chúa Giêsu nhưng qua Giáo Hội của Ngài. Vô số lần kẻ thù của Chúa Giêsu nói những điều như thế này: “Ồ, chúng tôi rất tôn trọng Đức Giêsu!. Chính những người theo Ngài đã đánh mất sứ điệp đích thực của Ngài. Bạn cần lắng nghe tôi để bạn có thể hiểu rằng Chúa Giêsu thực sự là một rabbi đã chết với cô bạn gái là người theo chủ nghĩa Mác-xít, người đồng tính,… Dĩ nhiên đó là tấn công vào toàn bộ Phúc Âm (và do đó cũng tấn công vào Chúa Giêsu, Đấng trao ban Tin Mừng cho chúng ta). Nhưng cuộc tấn công này comes via Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội.

Không ngạc nhiên gì, một trong các cuộc tấn công sớm nhất xảy ra khi thế giới tấn công các môn đệ đầu tiên của Ngài. Thế nên khi Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa là Cha của Ngài, kẻ thù đã vặn lại: “Chúng tôi là dòng dõi ông Áp-ra-ham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do?” (Ga 8:33). Cách đề nghị thằng thắn – và điều này sẽ được truyền lại qua các thời đại: Chúng ta làm ngơ Đức Giêsu vì Ngài là “người gây sốc”, là người con ngoài giá thú của một phụ nữ nhà quê thông dâm với một người lính Rôma. Ngài sẽ bị những kẻ chống Kitô giáo gièm pha là “Yeshu ben Pantera” (có thể là một vở kịch về “parthenos” – tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trinh nữ”). Và như vậy, Đức Maria đứng đầu danh sách các môn đệ của Chúa Giêsu bị người ta nhắm vào để tấn công chính Chúa Giêsu.

Điều này không là một tai nạn, bởi vì khi là “kiểu mẫu của Giáo Hội”, Đức Maria chia sẻ sự rủi ro của Giáo Hội, kể cả những cuộc bách hại Giáo Hội và đau khổ của những người vô tội. Chúa Giêsu cũng phải chịu điều đó khi những con người độc ác gọi Ngài là “người con hoang” (a bastard), Đức Mẹ cũng chịu đựng điều đó khi bị gọi là “người thông dâm” (a fornicator). Đây là một trong các lý do mà Chúa Giêsu trong lúc hấp hối đã trao phó Đức Mẹ cho tông đồ Gioan (cũng có nghĩa là trao cho bạn và tôi) khi Ngài nói: “Đây là mẹ của anh” (Ga 19:27). Con rắn xưa là ma quỷ đã tức giận, con rồng không chỉ tức giận với Đức Mẹ mà còn tức giận với cả “những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu” (Kh 12:17). Trong Đức Kitô, Đức Maria trở nên Người Mẹ của tất cả những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy – và của tất cả những người chịu tử đạo.

Điều đó có ý nghĩa đối với chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu, là Đức Mẹ có thể làm điều gì đó cho chúng ta như chính Chúa Giêsu có thể làm. Đức Mẹ có thể cho chúng ta thấy một môn đệ hoàn hảo của Chúa Giêsu như thế nào. Là thụ tạo đặc biệt nhất của Thiên Chúa, Đức Mẹ luôn làm những gì Mẹ đã làm từ lúc Chúa Giêsu bắt đầu thành hình trong cung lòng: canh giữ Ngôi Lời hóa thành nhục thể. Đức Mẹ đã hoàn tất lời tiên tri mà ngôn sứ Giêrêmia đã nói: “Vì Đức Chúa tạo ra điều mới lạ trên mặt đất: đó là đàn bà bao quanh đàn ông” (Gr 31:22), thế nên đàn bà bảo vệ sự thật về Chúa Giêsu. Đức Mẹ là người đầu tiên biết Chúa Giêsu là “Con của Đấng Tối Cao” (Lc 1:32) khi nói rằng “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38).

Đức Mẹ canh giữ Con Trẻ Giêsu khi mới sinh và suốt thời thơ ấu. Với tư cách là môn đệ đầu tiên và quan trọng nhất, Đức Mẹ “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2:51). Trong tất cả, một kiểu mẫu được thiết lập làm tiêu biểu cho mối quan hệ của Đức Mẹ với Chúa Giêsu cho tới ngày nay. Là Thánh Mẫu Thiên Chúa, Đức Mẹ sẽ canh giữ chân lý quý giá về Chúa Giêsu – và cả chúng ta nữa, như Thánh GH Gioan Phaolô II nói rằng Chúa Giêsu không chỉ mặc khải Thiên Chúa Cha cho chúng ta, Ngài còn mặc khải chúng ta cho chính chúng ta. Là Đấng trọn đời đồng trinh, Đức Mẹ sẽ canh giữ sự thật về mối quan hệ với Đức Kitô – là Chú Rể của Tiệc Cưới Nước Trời. Là Đấng hồn xác lên trời, Đức Mẹ sẽ cho biết sự thật về số phận của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Và với hồng ân Vô Nhiễm, Đức Mẹ sẽ cho chúng ta biết sự thật về nhân phẩm của chúng ta. Đó là lý do Giáo Hội dạy rằng:

Trong Đức Nữ Trinh Maria, Giáo Hội đạt tới sự hoàn hảo mà Đức Mẹ hiện hữu “không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (x. Ep 5:27), các tín hữu vẫn cố gắng chiến thắng tội lỗi và gia tăng tính thánh thiện. Thế nên họ hướng mắt về Đức Mẹ là Đấng chiếu soi cộng đồng những người được chọn làm kiểu mẫu các nhân đức. Thánh kính suy niệm về Đức Mẹ và chiêm ngưỡng Đức Mẹ trong ánh sáng của Ngôi Lời, Đấng làm người, Giáo Hội đi sâu vào Mầu Nhiệm Nhập Thể và càng ngày càng nên giống Đấng Tình Quân của Đức Mẹ. Đi sâu vào lịch sử cứu độ, Đức Mẹ kết hiệp và ngân vang giáo lý quan trọng nhất về đức tin: khi Đức Mẹ là chủ thể của việc rao giảng và tôn kính, Đức Mẹ thúc giục các tín hữu đến với Chúa Con, đến với sự hy sinh cao cả của Ngài và đến với tình yêu vô biên của Chúa Cha.

Khi tìm kiếm vinh quang củz Đức Kitô, Giáo Hội càng trở nên giống kiểu mẫu cao quý của Đức Mẹ, và tiếp tục phát triển đức tin, đức cậy và đức mến, đồng thời tìm kiếm và làm theo Thánh ý của Thiên Chúa trong mọi sự. Do đó, qua công việc tông đồ, Giáo Hội hướng về Đức Mẹ là Đấng đã sinh Đức Kitô, thụ thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần và sinh con vẫn còn đồng trinh, để qua Giáo Hội, Ngài có thể lại sinh ra và tăng trưởng nơi các tín hữu. Đức Mẹ là mẫu gương về tình mẫu tử mà mọi người tham dự vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội để sự phục hồi của nhân loại sẽ được sống động (x. Hiến chế Lumen Gentium, 60-65).

Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, Đấng đầu tiên canh giữ đức tin, xin thương nguyện giúp cầu thay. Amen.

MARK SHEA (NCRegister.com)

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …