Home / Chia Sẻ / ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỨC PHAOLÔ VI VÀ ĐỨC PHANXICÔ

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỨC PHAOLÔ VI VÀ ĐỨC PHANXICÔ

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỨC PHAOLÔ VI VÀ ĐỨC PHANXICÔBáo Osservatore Romano vừa đăng tải phần trích dẫn từ cuốn sách “Paolo VI alle radici del magistero di Francesco” (ĐứcPaul VI và Nguồn Gốc Huấn Quyền của Đức Phanxicô) bằng tiếng Ý, do Libreria Editrice Vaticana xuất bản năm 2018. Tác giả Lm Pierre De Charentenay (Dòng Tên), trong chương “Tin Mừng và Niềm Vui”, asserts rằng có “mối quan hệ đặc biệt” giữa hai vị giáo hoàng này, cho thấy các từ ngữ chủ yếu như sự Phúc Âm hóa, việc rao giảng, niềm hy vọng, và sự nhận thức sáng suốt, cùng với những điều khác nữa…

Thật vậy, Đức Phanxicô đã đề cập nhiều về sự ảnh hưởng của Đức Phaolô VI đối với ngài khi còn là một linh mục. Triều đại giáo hoàng của Đức Phaolô VI từ 1963 tới 1978, còn giáo hoàng tương lai là Đức Phanxicô khi đó còn trẻ.

Dịp kỷ niệm bế mạc Công Đồng Vatican II, ngày 14-10-2018, Đức Phanxicô sẽ chủ sự nghi thức tuyên thánh cho Đức Phaolô VI tại quảng trường Thánh Phêrô as the Church Universal holds Công Nghị Giám Mục về ơn gọi của giới trẻ ngày nay.

Trên bìa sách là tấm hình Đức Phanxicô (Bergoglio) lặng lẽ cầu nguyện trước mộ Đức Phaolô VI (Montini), xin cầu thay nguyện giúp cho Giáo Hội.

  1. KHUÔN MẶT RẠNG RỠ

Nhà truyền giáo không thểnhìn giống như ngườiđi dự đám tang, nghĩa là khuôn mặt vui tươi chứ không ủ rũ như đưa đám. Như vậy, tác giả đề cậpcâu nói của Đức Phanxicô trong Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), số 10. Ngài sử dụng từ ngữ mạnh mẽ đểnói về công việc loan báo Tin Mừng – một quan điểm được thể hiện bằng ngôn ngữ tương tự của ĐứcĐức Phaolô VI và Đức Phanxicô, cả hai đều nói rằng việc loan báo Tin Mừng không kết quả nhiều bằng kỹ thuật, mà bằngđặt việc rao giảng vàotâm điểm của sứ vụ loan báo Tin Mừng.

  1. LÀM CHỨNG NHÂN

Không phải ngãu nhiên mà Đức Phanxicô trích dẫn lời Tông huấn Evangelii Nuntiandi (Loan Báo Tin Mừng, 8-12-1975) của Đức Phaolô VI. Trong Tông huấn Evangelii Gaudium, Đức Phanxicô xác định: “Ngày nay, người ta thích lắng nghe nhân chứng: họ ‘khao khát sự xác thực’ và ‘kêu gọi các nhà truyền giáo nói về Thiên Chúa’, Đấng mà họ nhận biết và thân thiết, giống như là họ nhìn thấy Ngài vậy. Bằng nhân đức và cách sống mà Giáo Hội loan báo Tin Mừng cho thế giới, nói cách khác, bằng cách sống chứng nhân trung thành với Đức Kitô – làm chứng về sự nghèo khó, sự độc lập, sự tự do thể hiện trên khuôn mặt của các cường quốc trên thế giới, nói tóm lại là làm chứng về tính thánh thiêng” (Evangelii Nuntiandi, số41).

  1. NGÔN NGỮ MẠCH LẠC

Tác giả chia sẻ về cách mà Đức Phaolô VI kiểm tra nhiều cách thức và phương tiện đối với việc loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi, số 40). Ngài nhấn mạnh rằng ngôn ngữ loan báo Tin Mừng phải “giản dị, rõ ràng, trực tiếp, phù hợp”, nhưng “phụ thuộc vào việc loan báo Tin Mừng và tuân phục giáo quyền” (Evangelii nuntiandi, số 43). Ngài cho biết rằng “các tín hữu quy tụ để cử hành nghi lễ của Chúa là Đấng ở giữa họ, hy vọng nhiều từ việc rao giảng này, và sẽ được nhiều ích lợi”, nếu vậy thì phải “sống động nhờ nhiệt huyết tông đồ xuất phát từ bản chất, đầy tràn hy vọng, nuôi dưỡng niềm tin, sản sinh sự bình an và tình hiệp nhất”.

Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh nhu cầu truyền giáo, chuẩn bị rao giảng, thái độ tâm linh và ngôn ngữ mạch lạc. 

  1. SỐNG LUẬT YÊU THƯƠNG

Cả hai vị giáo hoàng đều cảm thấy mình được thúc đẩy thực hành lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy yêu thương nhau”. Nhưng tác giả nhấn mạnh điều mà ông gọi là “chiều kích xã hội được thêm vào” mà ông thấy như một “yếu tố cần thiết” đối với cả hai vị trong sứ vụ của Giáo Hội.

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐỨC PHAOLÔ VI & ĐỨC PHANXICÔHơn 40 năm qua đi kể từ khi Đức Phaolô VI viết Tông huấn đó, tác giả biết thời đại đã thay đổi giữa hai vị – thế kỷ XX và thế kỷ XXI. Tuy nhiên, “sự chống đối theo giả thuyết này” tạo nhịp cầu giữa hai vị giáo hoàng: lời mời gọi “công bố Phúc Âm, chuyển giao đức tin, thúc đẩy nhân bản, loại bỏ sự loại trừ, loại bỏ bạo lực, làm chứng về sự sống”.

  1. CHỦ NGHĨA HƯỞNG THỤ, CHỦ NGHĨA VÔ THẦN VÀ QUYỀN LỰC

Có những yếu tố khác về mối quan hệ giữa hai vị giáo hoàng, kể cả sự phê bình về xã hội hưởng thụ: “Hệ quả tột cùng về sự tiến bộ hiện đại”. Đức Phaolô VI mô tả thế giới ngày nay bằng cách chỉ ra “mức tăng về sự không tin” và tố cáo “vở kịch về chủ nghĩa nhân đạo vô thần” (Evangelii Nuntiandi, 77). Cũng vậy, đặc điểm của thế giới hiện đại là “chủ nghĩa tục hóa”, muốn loại trừ Thiên Chúa để “nhận biết sức mạnh của con người”.

Theo cách này, Tông huấn giới thiệu theo “các dạng khác, với xã hội hưởng thụ, theo đuổi niềm vui lập ra như giá trị tối thượng, ham muốn quyền lực, thống trị, và kỳ thị mọi thứ: xu hướng phi nhân bản của chủ nghĩa nhân đạo”(EvangeliiNuntiandi, 55).

  1. THÀNH CÔNG CỦA GIÁO HỘI CHĂNG?

Tác giả giải thích rằng Đức Phaolô VI mô tả sự thay đổi này, nhưng Giáo Hội không tìm kiếm công thức để đạt thành công, như Chúa Giêsu không tự đòi hỏi Ngài có thành công hay không mà chỉ muốn hoàn thành ý Chúa Cha. Do đó, Giáo Hội tập trung vào việc đào sâu ơn gọi của mình và việc thực hành Phúc Âm. Chẳng hạn, ngài đề nghị rằng, trong một thế giới trôi giạt tới trào lưu chính thống, đối thoại là điều quan trọng, điều được cả hai giáo hoàng tuyên bố mọi nơi.

  1. ĐỐI THOẠI VÀ CHÂN THẬT

Đức Phaolô VI chú ý việc đối thoại đối với đời sống Giáo Hội trong Tông thư Ecclesiam Suam (6-8-1964, về đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới), còn Đức Phanxicô coi đó là con đường cần thiết để đạt tới sự thật. Ngài đặc biệt đề nghị điều đó trong Trong huấn Evangelii Gaudium như phương tiện để xây dựng hòa bình, qua việc đối thoại giữa đức tin và lý lẽ, đối thoại đại kết, đối thoại liên tôn, và đối thoại xã hội: “Đối thoại là nền tảng của Công Đồng Vatican II, là nền tảng của Giáo Hội. Đó là cách tới gần con người, cách gần gũi và chịu thua người khác”.

  1. NHẬN THỨC SÁNG SUỐT

Tác giả giải thích rằng Đức Phanxicô thực hành “nhận thức sáng suốt” là cáchnhận biết ý Chúa theo cách hiểu về các hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lắng nghe và nhận thức là điều thích hợp đối với Đức Phaolô VI. Ngài coi cách nhận biết các dấu chỉ thời đại là yếu tố cần thiết để hiện thực hóa (Ecclesiam Suam, số 52) và đổi mới hoạt động của Giáo Hội.

  1. BÁC ÁI VÀ NGHÈO KHÓ

Cũng như Đức Phaolô VI (Ecclesiam Suam, các số 54, 55 và 56), Đức Phanxicô khuyến khích việc đối thoại, sống nghèo khó và bác ái. Đức Phaolô VI coi đó là bí quyết canh tân trong Giáo Hội cùng với việc chú ý sự nghèo khó và bác ái. Kitô giáo phải từ bỏ sự lô-gích của “thế giới”.

  1. NIỀM VUI NỖI MỪNG

Tác giả cho biết rằng sự minh định của hành trình dài này đối với Đức Phaolô VI và Đức Phanxicô đều là niềm vui – “Niềm Vui Tin Mừng”.Đức Phanxicô lưu ý một số yếu tố của niềm vui Kitô giáo: liên quan tính đơn giản của Kinh Thánh và tinh thần nghèo khó của Phúc Âm. Chiều sâu đó gắn liền với tinh thần vui mừng của tín nhân và khả năng duy trì tâm hồn đại lượng và giản dị. Chúng ta thấy điều này qua gương hành động của “các đạo sĩ, các tông đồ, các phụ nữ phát hiện Chúa phục sinh và chạy về báo tin vui”. 

Cuối cùng, niềm vui là nguồn năng lượng đối với Kitô hữu, bởi vì “chính niềm vui đó cho biết cách tiến tới, đối lập với bóng tối và dấu hiệu buồn thảm xuất phát từ tinh thần của ma quỷ”.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Lễ Thánh Clara, 11-8-2018

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN