Home / Chia Sẻ / DẤU THÁNH BA NGÔI

DẤU THÁNH BA NGÔI

DẤU THÁNH BA NGÔILàm dấu Thánh Giá là một nghi thức Kitô giáo mô tả Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu bằng cách dùng tay tạo hình Thánh Giá với chuyển động đơn giản, đồng thời cũng là cách tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Tôi nói đó là một nghi thức, và đây là ý nghĩa theo thuật ngữ đó. Một nhà quản lý khéo léo giao nhiệm vụ thích hợp cho cấp dưới, làm cho họ thành những người hữu ích, không chỉ những người hoạt bát và năng nổ, mà cả những người kém cỏi. Tương tự, về nhân đức của tôn giáo, chúng ta có công việc thích hợp và tự nhiên để dâng lên Thiên Chúa vinh dự thuộc về Ngài, thu hút mỗi hành vi nhân đức vào công việc của chúng ta bằng cách điều khiển chúng tới việc vinh danh Thiên Chúa. Tôn giáo sử dụng đức tin, sự kiên định và sự điều độ đối với những hành động tốt lành là làm chứng nhân, sự tử đạo và sự ăn chay. Những việc làm đó tự nó đã là đức hạnh và tốt đẹp rồi, tôn giáo chỉ hướng chúng tới ý định cụ thể là tôn vinh Thiên Chúa. Tuy nhiên, tôn giáo không chỉ sử dụng những hành động tự thân tốt lành và hữu ích, mà còn sử dụng các hành động thờ ơ hoặc thậm chí hoàn toàn vô ích. Về phương diện này, đức tính giống như gia chủ tốt lành trong Phúc Âm đã thuê những người lười biếng và những người mà người khác không thấy có ích gì để làm việc trong vườn nho của mình. (Mt 20:6-7)

Hành động thờ ơ sẽ vẫn vô ích nếu tôn giáo không sử dụng nó, nhưng khi được tôn giáo đưa vào hoạt động, nó trở nên cao quý, hữu ích và thánh thiện, và từ đó có khả năng kiếm được tiền công hằng ngày. Quyền của những hành động cao quý này mà nếu để mặc cho tự thân nó sẽ chỉ bình thường và thờ ơ thuộc về tôn giáo, công chúa của các đức tính. Đó là dấu hiệu của chủ quyền tôn giáo. Chính tôn giáo tận dụng những hành động như vậy, và được gọi là những nghi lễ, ngay khi tham gia vào các nghi lễ tôn giáo. Quả thật, với tư cách là toàn thể con người với mọi hành động và vật sở hữu của mình đều phải tôn vinh Thiên Chúa. Vì con người được cấu tạo gồm linh hồn và thể xác, bên trong và bên ngoài, và bên ngoài có những hành động thờ ơ, thì không có gì lạ khi tôn giáo – có nhiệm vụ triệu tập con người để dâng hiến – yêu cầu và tiếp nhận bằng những hành động bên ngoài để đáp lại, mặc dù đó là những hành vi thờ ơ và thuộc thể lý.

Chúng ta hãy xem xét thế giới khi mới khai sinh. Aben và Cain đã dâng lễ vật. (St 4:3-4) Nhân đức nào kêu gọi họ dâng lễ vật nếu không phải là tôn giáo? Ít lâu sau, thế giới xuất phát từ hòm bia ngay từ khi còn trong nôi, bàn thờ được sắp đặt và một số con vật bị giết trong cuộc thanh lọc của Thiên Chúa. (St 8:18-21) Tiếp theo là lễ dâng của Ápraham, (St 12:8; 13:18; 22:13) của Mênkixêđê, (St 14:18) Isaác, (St 26:25) Giacóp, (St 28:18; 33:20; 35:14) rồi việc tẩy uế và thay áo. (St 35:2) Phần lớn Luật Môsê được áp dụng với các nghi lễ. Bây giờ chúng ta hãy đến với Phúc Âm. Chúng ta thấy có nhiều nghi lễ trong các bí tích, (Lc 22; Ga 3) trong việc chữa lành người mù, (Mc 8) làm cho kẻ chết sống lại, (Ga 11:35-44) và rửa chân cho các môn đệ. (Ga 13:4-5)

Có lẽ một số người nói rằng trong những việc này, Thiên Chúa đã làm điều Ngài hài lòng và không có hậu quả nào đối với việc thực hành của chúng ta có thể suy ra từ đó. Tuy nhiên, ở đây là Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa (Mc 1:4), Thánh Phaolô xuống tóc theo lời khấn hứa, (Cv 18:18) và sau đó quỳ gối cầu nguyện với những người khác ở Milêtô. (Cv 20:36) Tất cả những hành động này tự nó đã là vô ích và không kết quả, nhưng được sử dụng trong công việc tôn giáo, chúng trở thành những nghi lễ chính trực và hiệu quả.

Đây là những gì tôi phải nói: Dấu Thánh Giá tự nó không có sức mạnh, không có quyền lực, cũng không có phẩm chất nào xứng đáng với danh dự, và hơn nữa, tôi thú nhận rằng “Thiên Chúa không hoạt động chỉ bởi những hình tượng hay đặc điểm” như một luận thuyết đã nói, và “ở những thứ tự nhiên, sức mạnh bắt nguồn từ bản chất và chất lượng của sự vật, còn ở những thứ siêu nhiên, Thiên Chúa hoạt động bằng quyền năng kỳ diệu, không gắn liền với dấu hiệu hoặc hình tượng.” Nhưng tôi cũng biết rằng, khi sử dụng quyền năng kỳ diệu, Thiên Chúa rất thường sử dụng các dấu hiệu, nghi lễ, hình tượng và đặc điểm, mà không gắn quyền năng của Ngài với những thứ đó. Môsêchạm vào đá với cây gậy, (Xh 17:6, Ds 20:11) Êlisa lấy áo của Êlia đập xuống nước, (2 V 2:14) bệnh nhân nhớ đến bóng của Phêrô, (Cv 5:15 ) khăn của Phaolô, (Cv 19:12) hoặc áo của Chúa, (Mt 14:36) và các tông đồ xức dầu cho bệnh nhân (Mc 6:13): Liệu những thứ này có khác các nghi lễ thuần túy, vốn không có sức mạnh tự nhiên và vẫn được dùng vào mục đích kỳ diệu? Chúng ta có cần phải nói rằng quyền năng Thiên Chúa đã bị ràng buộc và lệ thuộc vào những nghi lễ này chăng? Ngược lại, sẽ phù hợp hơn nếu nói rằng, bằng cách sử dụng rất nhiều dấu hiệu và nghi lễ khác nhau, quyền năng Thiên Chúa cho thấy rằng Ngài không bị ràng buộc với bất kỳ điều gì.

  1. NĂM VỊ TRÍ

Thứ nhất, Dấu Thánh Giá là một nghi thức. Trong bản chất tự nhiên của nó, một chuyển động giống như chữ thập không có gì là tốt hay xấu, đáng khen hay đáng trách. Đã bao nhiêu lần chuyển động như vậy được thực hiện bởi các thợ dệt, họa sĩ, thợ may, và những người khác, những người không tôn trọng hay gây phiền cho điều đó? Cũng giống như các hình dạng chữ thập mà chúng ta hằng ngày – các cửa sổ và các tòa nhà. Những hình thập giá đó không hướng đến sự tôn vinh Thiên Chúa hoặc bất kỳ mục đích tôn giáo nào. Nhưng khi dấu hiệu này được sử dụng để tôn vinh Thiên Chúa, mặc dù tự thân thờ ơ, nó vẫn trở thành một nghi thức thánh, một nghi thức mà Thiên Chúa sử dụng cho nhiều mục đích tốt đẹp.

Thứ hai, nghi thức này là Kitô giáo. Thập giá, với tất cả những gì nó đại diện, là sự điên rồ đối với người ngoại giáo và là sự tai tiếng đối với người Do Thái. Theo Luật cũ và theo quy luật tự nhiên, cái chết của Đấng Mêsia được báo trước theo nhiều cách khác nhau, nhưng các dấu hiệu này chỉ là bóng tối và khó hiểu so với các dấu hiệu mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Hơn nữa, đó không phải là những nghi lễ thông thường của Luật cũ. Những người ngoại giáo và những người ngoại đạo đôi khi cũng sử dụng dấu hiệu này, nhưng như một thứ gì đó đã phát triển, như một dấu hiệu không phải của tôn giáo của họ mà là của chúng ta, và theo cách này, chính kẻ phản bội cũng thú nhận rằng Dấu Thánh Giá là dấu hiệu của Kitô giáo.

Thứ ba, nghi thức này tượng trưng cho Sự Thương Khó. Thật vậy, đó là sự kết thúc đầu tiên và chính thức – mà tất cả những thứ khác phụ thuộc và phục vụ để phân biệt với một số nghi lễ Kitô giáo khác phục vụ cho việc thể hiện các mầu nhiệm khác.

Thứ tư, nó thể hiện Cuộc Khổ Nạn bằng cách thực hiện một chuyển động đơn giản, đó là điểm khác biệt giữa Dấu Thánh Giá với Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể tượng trưng cho Cuộc Khổ Nạn bởi tính đồng nhất hoàn hảo của Đấng được dâng lên trong đó và Đấng được dâng trên Thập Giá, Đấng đó chính là Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Dấu Thánh Giá thể hiện Cuộc Khổ Nạn bằng một chuyển động đơn giản mô phỏng hình thức và hình dạng của Cuộc Đóng Đinh.

Thứ năm, Dấu Thánh Giá gồm một chuyển động, đó là điều phân biệt với các dấu hiệu vĩnh viễn, được khắc hoặc đánh dấu bằng vật liệu bền bỉ.

  1. LÀM DẤU THÁNH GIÁ

Theo quy luật, Dấu Thánh Giá được làm theo cách này: làm bằng tay phải, vì đó là cách xứng đáng hơn là làm bằng tay trái hoặc cả hai tay. Làm dấu bằng ba ngón tay để biểu thị Chúa Ba Ngôi, hoặc năm ngón tay để biểu thị năm vết thương của Đấng Cứu Thế. Làm Dấu Thánh giá bằng nhiều hay ít ngón tay không quan trọng, người ta vẫn có thể muốn tuân theo việc thực hành chung của người Công giáo để không có vẻ đồng ý với một số người dị giáo, chẳng hạn phái Jacobites và Armenia, họ làm dấu bằng một ngón tay. Phái Jacobites phủ nhận Thiên Chúa Ba Ngôi, còn phái Armenia phủ nhận cả hai bản tính của Chúa Kitô.

Đầu tiên, tín nhân đưa tay về phía đầu trong khi nói “Nhân danh Cha,” để cho thấy rằng Cha là Ngôi Vị thứ nhất trong Tam Vị Nhất Thể – Một Chúa Ba Ngôi, đồng thời là nguyên lý và nguồn gốc của các Ngôi Vị khác. Sau đó, tín nhân vừa đưa tay xuống ngực vừa nói “và Con,” để cho thấy rằng Chúa Con nhiệm xuất từ Chúa Cha, Đấng đã gởi Ngài đến trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Cuối cùng, tín nhân vừa đưa tay qua vai trái và vai phải vừa nói “và Thánh Thần,” để cho thấy rằng Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba của Thiên Chúa Ba Ngôi, nhiệm sinh từ Chúa Cha và Chúa Con, đồng thời là mối dây yêu thương và bác ái của Chúa Cha và Chúa Con, nhờ ân sủng của Ngài mà chúng ta được hưởng hiệu quả của Cuộc Khổ nạn.

Do đó, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta tuyên xưng ba mầu nhiệm lớn: Thiên Chúa Ba Ngôi, Cuộc Khổ Nạn, và Ơn Tha Tội, nhờ đó chúng ta được di chuyển từ bên trái – bàn tay của lời nguyền rủa, sang bên phải – bàn tay của phúc lành.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Cuối Tháng 05-2022

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …