Home / Chia Sẻ / DẤU HIỆU ÁC TÂM

DẤU HIỆU ÁC TÂM

DẤU HIỆU ÁC TÂMTiền nhân nói: “Sông sâu còn có kẻ dò; Lòng người nham hiểm, ai đo cho cùng?”. Cũng thấy có cách nói tương tự: “Sông sâu, biển thẳm dễ dò; Nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Cái gì cũng có dấu hiệu riêng, tâm hồn độc ác hoặc trái tim chai cứng cũng vậy.

Thật khó để nhận thấy điều xấu ở người mà chúng ta quý mến bởi vì chúng ta bị mù quáng. Một trong các lý do quan trọng nhất chúng ta gặp khi thấy cách cư xử có ý xấu hoặc không ổn định, có thể vì chúng ta khó có thể tin rằng các dạng người xấu như thế lại thực sự hiện hữu. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi rằng ai đó đang mưu mô, đang làm tổn thương mình, vô lương tâm, dối trá, hoặc bịa đặt để làm hại chúng ta. Thật khó hiểu lý do ở đằng sau động thái đó – tổn thương tâm lý và tình cảm. Thật là không may, bởi vì các kiểu người này vẫn có và bạn có thể nhận biết họ.

Các dấu hiệu sau đây cho thấy rằng bạn có thể đang phải “đối đầu” với một người ác tâm nào đó. Nếu 5 dấu hiệu này xuất hiện trong mối quan hệ của bạn, có thể là lúc bạn nên “quay đi chỗ khác”. Đành vậy, nhưng “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

  1. HỌ TẠO SỰ HIỂU LẦM, SỰ LỘN XỘN VÀ SỰ XUNG ĐỘT

Những người xấu bụng thường tự yêu mình (narcissistic) và chuyên tạo ra sự hiểu lầm, sự lộn xộn và sự xung đột. Những người tự yêu mình sẽ tạo ra tình trạng hỗn độn và muốn làm cho bạn phải lo lắng. Họ làm vậy ngay cả lúc mọi thứ vẫn tốt để bạn không muốn mối quan hệ bị rạn nứt hoặc bị thọc gậy bánh xe. Đó là lý do mà cách cư xử im lặng luôn làm chúng ta mất cảnh giác, đưa chúng ta vào thế bí khi tìm hiểu xem điều gì xảy ra. Việc tạo sự hỗn độn là một trong các chiến lược cũ nhất của những người tự yêu mình thái quá, kế đó là cách đối xử im lặng và có chủ ý.

  1. HỌ CHUYÊN LỪA BỊP NGƯỜI KHÁC BẰNG NHỮNG LỜI NỊNH BỢ

Những người xấu bụng rất khéo nịnh bợ, nói khéo và ngọt sớt. Họ muốn người khác nghĩ họ là người tốt, hấp dẫn, khôn khéo và thông minh hơn người khác. Trong thời gian đầu của mối quan hệ, họ khen đủ thứ, vì họ nghĩ rằng đối phương sẽ thích và cho họ là người tuyệt vời. Rắc rối là họ không thể xử lý với hậu quả không thể tránh về hệ lụy tất yếu là bạn dành tình cảm cho họ. Họ sẽ làm gì? Họ sẽ trở mặt nhanh như trở bàn tay. Khi bạn bắt đầu đến gần họ, họ sẽ đẩy bạn ra xa, bỏ mặc bạn trong đau khổ.

  1. HỌ LỢI DỤNG NGƯỜI TỐT HOẶC NGƯỜI YẾU THẾ

Những người xấu bụng sẽ tìm cách lợi dụng bạn. Họ ra vẻ tử tế và cảm thông, nhưng rồi sẽ “chơi” bạn sát ván. Họ dòi người khác thương xót họ, nhưng họ chẳng bao giờ thương xót ai. Họ muốn được tha thứ, nhưng họ lại vô cảm. Họ không có ý tốt với ai đâu, mắt láo liên như kẻ cướp. Họ chỉ lợi dụng lòng tốt của người khác mà thôi.

  1. HỌ MUỐN KIỂM SOÁT

Những người xấu bụng không chỉ muốn đè bẹp người khác, họ còn muốn triệt hạ người khác. Động thái kiểm soát người khác là muốn chiếm ưu thế đối với người khác – dù điều đó có thực sự xảy ra hay không. Đôi khi các vận dụng tình cảm khá phức tạp khiến người ta bị kiểm soát mà vẫn đinh ninh rằng mình là người tệ, hoặc cho là mình vẫn còn may mắn hơn người khác. Những người xấu bụng sử dụng cả Kinh Thánh để làm lợi thế cho họ, dẫn chứng những câu ám chỉ người khác, nhưng họ bỏ qua những câu “đụng chạm” đến họ.

  1. HỌ VÔ LƯƠNG TÂM

Những người xấu bụng không muốn hiểu ý nghĩa của từ ngữ ăn năn hoặc sám hối, tội lỗi hoặc xấu hổ. Có nghĩa là họ có thể làm mọi thứ, và chỉ hành động nếu không có gì xảy ra. Họ không cố gắng chống lại tội lỗi hoặc điều xấu. Thật vậy, họ đeo mặt nạ khi thấy người khác có tính cách đáng quý. Họ không biết sợ, không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, khi lộ tẩy thì họ chối quanh rất nhanh và rất tinh vi. Họ sẽ nói rằng đó là điều kỳ cục, và rồi vẫn thản nhiên như không có gì xảy ra.

VĨ NGÔN

Nhận biết các dấu hiệu cho thấy người khác lợi dụng mình là điều không dễ, nhất là khi bạn quý mến họ, nhưng rất cần phải biết rằng chúng ta đối mặt với kẻ xấu. Chúng ta càng cố gắng lý luận với người xấu bụng thì chúng ta càng trở thành nạn nhân của họ. Khi đối mặt với kẻ xấu, đừng tự an ủi mình rằng bóng tối ghét ánh sáng, bởi vì kẻ ngu xuẩn và kẻ xấu không phục thiện, thế nên bạn hãy giành quyền bảo vệ mình.

Hãy nghe Chúa Giêsu giáo huấn: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18:15-17).

LESLI WHITE (Beliefnet.com)

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

Đêm 7-6-2017

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …