Danh họa Vincent Van Gogh (1853-1890) đã từng sống với các Kitô hữu ở vùng Borinage (Bỉ) năm 1897. Ông thấy các thợ mỏ ở đó phải làm việc cực nhọc mà lương thấp. Gia đình họ phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Ông thấy có vẻ bất công vì ông được sống an nhàn.
Một chiều tối lạnh lẽo, ông thấy một người đàn ông bước đi khó nhọc đến chỗ mình. Van Gogh đưa ông già nằm lên giường, rồi lấy quần áo cho ông già. Van Gogh cũng đã giúp nhiều phụ nữ và trẻ em bị bệnh. Có người cho ông ở trong căn phòng sang trọng nhưng ông từ chối. Ông nói đó là cơn cám dỗ mà ông phải vượt qua để sống vì người nghèo. Ông cho rằng nếu muốn người ta tin mình thì mình phải chia sẻ với họ. Hành động luôn có sức lôi cuốn hơn lời nói suông: “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết” (Gc 2:17 và 26).
Danh họa Van Gogh không là nhà truyền giáo, nhưng ông đã truyền giáo bằng chính hành động cụ thể của ông. Đó là việc làm thiết thực và cấp bách.
Thánh Phanxicô Assisi thường nói với các tu sĩ của ngài: “Đi nơi đâu cũng cứ rao giảng. Hãy dùng lời nếu cần”. Người ta luôn cẩn thận “lắng nghe” những hành động của bạn, nhưng bạn đã, đang và sẽ “nói” gì với họ?
TRẦM THIÊN THU