Home / Chia Sẻ / ĐÁNG GIÁ MƯỜI NGÀN NÉN VÀNG

ĐÁNG GIÁ MƯỜI NGÀN NÉN VÀNG

ĐÁNG GIÁ MƯỜI NGÀN NÉN VÀNGĐứa con trai 6 tuổi của tôi hỏi: “Ba ơi, chính xác ông ấy nợ bao nhiêu?” Nó đã bị ám ảnh bởi câu hỏi này từ khi nó nghe dụ ngôn về người đầy tớ không tha thứ trong Mt 18:23-35, trong đó Chúa Giêsu so sánh Vương Quốc Thiên Đàng với một vị vua, người quyết định “thanh toán toán sổ sách với các đầy tớ,” trước tiên là người mắc nợ “mười ngàn yến vàng.”

Tất nhiên, Chúa Giêsu cho chúng ta biết con số chính xác. Cho rằng chúng ta không có khả năng nắm bắt chính xác giá trị của “mười ngàn yến vàng” và “một trăm quan tiền,” có thể hiểu đó là “số tiền khổng lồ.”

Những con số đó rất quan trọng vì nhiều lý do.

Thứ nhất, một người lao động trung bình phải mất 50 triệu ngày để trả hết món nợ 10.000 yến vàng. Nói cách khác, dù đầy tớ đó có làm việc bao lâu chăng nữa, anh ta cũng sẽ không bao giờ trả được nợ.

Thứ hai, Thánh Gioan Chrysostom dạy rằng Chúa Giêsu đã chọn một số tiền khổng lồ để minh họa sự khác biệt giữa tội lỗi chống lại con người và tội lỗi chống lại Thiên Chúa. Sự khác biệt “lớn như giữa mười ngàn ta yến vàng và một trăm quan tiền, hay đúng hơn là nhiều hơn nữa.” Thánh Chrysostom giải thích rằng tâm trí con người hướng đến việc suy nghĩ theo những đơn vị riêng biệt để chúng ta dễ dàng nắm bắt những so sánh qua con số, ngay cả khi các giá trị đó lớn vô cùng. Đây chính xác là lý do con trai tôi cũng bị ám ảnh bởi các video so sánh kích thước. Điều mê hoặc nó không phải là kích thước mở rộng tương đối của các vật thể đi qua mà là những con số được viết phía trên các vật thể đó. Nó chỉ cần biết số đo chính xác của từng thiên thể.

“Mười ngàn yến vàng” là số lượng khổng lồ đáng ngạc nhiên về lòng thương xót bao la của Thiên Chúa. Dù số lượng đó cao đến mức nào thì cũng vẫn chưa đủ. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn nhiều hơn gấp bội. Nói rằng lòng thương xót của Thiên Chúa là vô hạn là một chuyện, nhưng nói rằng chúng ta cần phải tha thứ “bảy mươi lần bảy” (Mt 18:22) lại là một chuyện khác. Khi suy ngẫm về con số giàu tính biểu tượng đó (số bảy tượng trưng cho sự hoàn hảo), chúng ta hiểu rằng sự tha thứ của Thiên Chúa còn vượt xa con số lớn như vậy. Khi đề cập dụ ngôn này, ĐTC Bênêđíctô XVI nói rằng “món nợ mà Chúa đã tha cho chúng ta luôn lớn hơn vô cùng so với tất cả những món nợ mà người khác có thể nợ chúng ta.” (Thứ Năm Tuần Thánh, 20-3-2008) ĐTC Phanxicô nói rõ về vẻ đẹp của lòng thương xót Chúa được tìm thấy chính xác nơi những con số: “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, chúng ta là những người mệt mỏi tìm kiếm lòng thương xót của Ngài. Chúa Kitô, Đấng dạy chúng ta tha thứ cho nhau bảy mươi lần bảy, đã nêu gương cho chúng ta: Ngài đã tha thứ cho chúng ta bảy mươi lần bảy.” (Evangelii Gaudium, 3)

Con số tương đối là 10.000 nén vàng và 100 quan tiền cũng minh họa tại sao Chúa Giêsu lại chọn dạy chúng ta bằng dụ ngôn ngay từ đầu. (x. Mt 13:13) Nói một cách đơn giản, dụ ngôn giúp chúng ta hiểu những thực tại siêu nhiên theo cách tự nhiên. Họ “ném” (bolē) thứ này “bên cạnh” (para) thứ khác để chúng ta có thể xem xét những điểm tương đồng và khác biệt trong câu chuyện, sau đó so sánh câu chuyện với cuộc sống của chính chúng ta và Vương Quốc của Thiên Chúa.

Do đó, dụ ngôn “tên mắc nợ không biết thương xót” trong Phúc Âm Thánh Mátthêu trình bày những điểm tương đồng giữa Thiên Chúa và nhà vua, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể hơn, nó trình bày những khác biệt căn bản giữa nhà vua và đầy tớ không thương xót, giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con người. Con nợ của nhà vua không có cách nào trả nợ, ngay cả khi sẵn sàng làm việc hằng giờ trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, nhà vua tha nợ không phải một phần mà tha tất cả. Ngược lại, đầy tớ đó lại rất tức giận với người bạn đồng hành đến nỗi không cho anh ta cơ hội để trả món nợ, mà món nợ đó chỉ bằng một phần nhỏ của món nợ mà hắn vừa được tha. Bằng cách tống người bạn vào tù, đầy tớ bất nhân đã tước mất cơ hội kiếm đủ tiền trả nợ cho hắn. Thật vậy, đầy tớ bất nhân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách cho phép người bạn kiếm tiền và trả cho hắn thay vì nhốt người bạn, do đó mất đi mọi khả năng lấy lại tiền của hắn. Ngược lại, điểm tương đồng được tìm thấy trong công thức mà những đầy tớ sử dụng để cầu xin sự tha thứ từ các chủ nợ: “Hãy kiên nhẫn với tôi, và tôi sẽ trả nợ cho ông.” Như Origen nhắc nhở chúng ta, đầy tớ bất nhân đã không tôn trọng chính những lời mà hắn vừa dùng để được nhà vua thương xót.

Còn có một lý do khác cho biết tại sao các giáo phái cụ thể lại quan trọng. Thánh Augustinô nói rằng, vì Luật được quy định trong Thập Giới, nên 10.000 yến vàng mà đầy tớ bất nhân đã mắc phải tượng trưng cho tất cả những tội lỗi có thể xảy ra theo Luật. Nói cách khác, đầy tớ bất nhân tượng trưng cho tội nhân đã phạm mọi tội lỗi, nhưng tất cả đều được tha vì không có tội nào vượt quá quyền tha tội của Thiên Chúa.

Giáo lý dạy rằng các dụ ngôn đóng vai trò như những “tấm gương,” trong đó chúng ta có thể nhìn thấy chính mình để xem xét cách lựa chọn và hành vi luân lý của mình. (x. GLCG 546) “Mười ngàn yến vàng” gợi ý rằng chính chúng ta là người quyết định cái gì lớn và cái gì nhỏ. Nhưng sức mạnh của dụ ngôn hoàn toàn ngược lại. Chúa Giêsu sử dụng những giá trị tiền tệ khách quan để làm cho chúng ta khó chịu trước sự phi lý của cả hai tình huống: đầy tớ thứ nhất và đầy tớ thứ hai. Nhà vua hành động phi lý vì ít nhất ông có thể lấy lại được một phần tiền của mình. Ông có quyền yêu cầu đầy tớ bất nhân ít nhất một phần số tiền đó và hắn có thể kiếm được một phần số tiền đó bằng cách làm việc thêm giờ. Đầy tớ bất nhân cũng hành động phi lý, nhưng trong trường hợp của hắn, đó là từ chối cho người bạn làm việc thêm giờ để hắn lấy lại toàn bộ số nợ. Những con số cần thiết hoàn toàn cho tới điểm này!

Cuộc sống có thể được thay đổi nhờ các dụ ngôn bởi vì gốc rễ của chúng là những điều bí ẩn. Tại sao một ông vua lại tha một món nợ lớn đến mức khó tin như vậy? Tại sao tên đầy tớ bất nhân lại đối xử tàn nhẫn với người bạn chỉ vì một món nợ nhỏ như vậy? Đáp án cho vấn đề chỉ có thể tìm thấy nếu chúng ta nhìn vào trái tim mình và nhận ra rằng chúng ta hành động dại dột như tên đầy tớ bất nhân, và Thiên Chúa cũng hành động rộng lượng như ông vua.

Quan trọng nhất là điều bí ẩn được thiết kế để thu hút chúng ta đến gần hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu Kitô: “Ngài không chỉ nói về lòng thương xót và giải thích nó bằng cách sử dụng cách so sánh và dụ ngôn, mà trên hết là chính Ngài làm cho nó hiện thân và nhân cách hóa nó. Theo một nghĩa nào đó, chính Ngài là lòng thương xót. Đối với người nhìn thấy điều đó ở nơi Ngài – và tìm thấy nó nơi Ngài, Thiên Chúa trở nên “hữu hình” một cách đặc biệt như Người Cha giàu lòng thương xót.” (Thánh Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia, 2)

Một người giỏi sử dụng các câu chuyện, nhân vật, hình ảnh và các con số một cách rất dễ nhớ, và không ai làm điều này tốt hơn Chúa Giêsu thành Nadarét.

DANIEL B. GALLAGHER

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN