Home / Chia Sẻ / ĐA SỐ CÁC SINH NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VẪN KHÔNG CÓ KINH THÁNH

ĐA SỐ CÁC SINH NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VẪN KHÔNG CÓ KINH THÁNH

ĐA SỐ CÁC SINH NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VẪN KHÔNG CÓ KINH THÁNHNam Sudan là nơi sinh sống của hơn 65 dân tộc khác nhau nói các ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau. Có thể có hơn 100 ngôn ngữ được sử dụng trong số đó. Bộ lạc Dinka nói một ngôn ngữ gọi là tiếng Jieng. Họ có Kinh Thánh nhưng chưa hoàn chỉnh. Kinh Thánh chưa bao giờ được dịch hoàn toàn sang tiếng Jieng.

Hàng ngàn năm kể từ những bản viết tay đầu tiên và hàng trăm năm kể từ Gutenberg, [*] 57% ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới vẫn chưa có bản dịch Kinh Thánh hoàn chỉnh.

Điều đó có thể khó tin, nhưng theo cuộc Nghiên Cứu Kinh Thánh năm 2015 của Hiệp Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ do Nhóm Barna thực hiện, trong số 6.901 ngôn ngữ trên thế giới được sử dụng tích cực làm ngôn ngữ chính, chưa đến một nửa có Kinh Thánh hoàn chỉnh hoặc thậm chí một phần Sách Tốt.

Lm John Chol Daau, một thành viên của bộ lạc Dinka ở Nam Sudan cho biết: “Thông thường, khi chúng tôi rao giảng từ Cựu Ước, một người phải dịch nghĩa đen trực tiếp từ Kinh Thánh tiếng Anh, đặc biệt khi một người đang giảng từ một phần chưa được dịch. May mắn thay, chúng tôi đang có một nhóm Dinka hoặc Jieng làm việc trong dự án dịch thuật ở Juba. Tôi đã thực hiện một số bản dịch về sách Ai Ca vào năm ngoái, trong khi tôi cũng tham gia dịch sách Bà Rút.”

Dự án dịch thuật đã bị chậm trễ do cuộc nội chiến Sudan kéo dài và thiếu tài chính. Nhưng Lm Daau ước tính dự án có thể hoàn thành được 70% tới 80%. Cuộc khảo sát cho biết rằng thậm chí có 3 trong 10 ngôn ngữ chính không có bản dịch bằng ngôn ngữ đó (31%). Có 1/4 bổ sung chỉ có các phần Kinh Thánh được hoàn thành, với nhiều phần hơn trong quá trình dịch thuật (26%). Nhưng nếu một số người có cách của họ, mục đích tiếp cận Kinh Thánh có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong 20 năm tới.

Bob Creson, chủ tịch Hội Dịch Thuật Kinh Thánh Wycliffe, một trong các cơ quan dịch thuật Kinh Thánh lớn nhất thế giới, nói với báo The Christian Post rằng Kinh Thánh đang được dịch sang nhiều thứ tiếng hơn và với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Creson nói rằng từ năm 2014 tới 2015, Phúc Âm đã được có bằng 27 ngôn ngữ mới đại diện cho các cộng đồng có dân số hơn 3 triệu người. Creson giải thích: “Chúng tôi không phải là tổ chức duy nhất dịch Kinh Thánh, còn có một số nhóm khác. Những gì chúng tôi cố gắng làm ở Orlando này, và cố gắng làm mỗi năm hai lần, là chúng tôi vui mừng vì Tân Ước và toàn bộ Kinh Thánh đã hoàn thành trong sáu tháng qua. Trong quý đầu tiên của năm 2015, chúng tôi vui mừng có 27 ngôn ngữ và con số đó đại diện cho gần 3 triệu người hiện nay có thể tiếp cận sứ điệp Tin Mừng bằng ngôn ngữ chính của họ. Cứ mỗi sáu tháng, số lượng hoàn thiện càng ngày càng nhiều hơn.”

Hội Wycliffe bắt đầu đặt mục đích dịch Kinh Thánh sang từng ngôn ngữ trên thế giới vào năm 2025. Creson nói thêm: “Mỗi năm có 130 đến 160 bản dịch mới được bắt đầu. Đó là lý do tôi nói rằng trong vòng 10 năm tới, điều gì đó sẽ xảy ra theo thống kê trong tất cả các cộng đồng này.”

JOHN BURGER

TRẦM THIÊN THU (theo aleteia.org)

[*] Kinh Thánh Gutenberg (còn được gọi là Kinh Thánh 42 dòng, Kinh Thánh Mazarin hoặc B42) là một trong những cuốn sách quan trọng được in sớm nhất bằng loại kim loại di động được sản xuất hàng loạt ở Âu châu, đánh dấu sự khởi đầu “cuộc cách mạng Gutenberg” và thời đại của sách in ở Tây phương. Sách được đánh giá cao vì tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao cũng như ý nghĩa lịch sử của nó. Đây là ấn bản Vulgate (bản phổ thông) bằng La ngữ được Johannes Gutenberg in vào thập niên 1450 ở Mainz, thuộc Đức quốc ngày nay. Có 49 bản sao (hoặc một phần đáng kể của các bản sao) còn tồn tại, được coi là một trong những cuốn sách có giá trị nhất thế giới, mặc dù không có bản hoàn chỉnh nào được bán kể từ năm 1978. Tháng 03-1455, ĐHY Enea Silvio Bartolomeo Piccolomini (trở thành Giáo Hội thứ 210 với tông hiệu Pio II, triều đại 1458-1464) đã viết rằng ngài đã xem các trang Kinh Thánh Gutenberg được trưng bày ở Frankfurt để quảng bá ấn bản. Không biết có bao nhiêu bản được in, nhưng lá thư viết năm 1455 trích dẫn nguồn cho cả 158 và 180 bản sao. Kinh Thánh 36 dòng được cho là bản Kinh Thánh in lần thứ hai, đôi khi cũng được gọi là Kinh Thánh Gutenberg, nhưng có thể là tác phẩm của một nhà in khác.

Xem thêm

TÂN TÒNG YÊU MẾN ĐỨC MẸ

TÂN TÒNG YÊU MẾN ĐỨC MẸ

Một trong các văn sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20 viết về Đức …