Home / Chia Sẻ / CÓ KỲ CỤC KHÔNG?

CÓ KỲ CỤC KHÔNG?

10-7-2024 7-37-27 AMMột sinh viên từng nói với tôi với vẻ tự tin hoàn toàn vô lý, rằng chúng ta sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn nhiều nếu không có cảm giác tội lỗi. Anh ta cho rằng cảm giác tội lỗi là một loại tật xấu nhân tạo nào đó ngăn cản con người hạnh phúc. Để trả cho ma quỷ sự thích đáng, anh ta đã đúng một nửa mà không hề nhận ra.

Cảm giác tội lỗi là thừa nhận sự đồng lõa của một người về hành vi sai trái. Francis Braceland và Michael Stock nhận xét trong nghiên cứu Tâm Thần Học Hiện Đại: Cẩm Nang dành cho những người tin rằng “tội lỗi là một trạng thái khách quan, tồn tại khi cá nhân vi phạm luật pháp hoặc mệnh lệnh đạo đức.” Vì thế giới đã phải chịu đựng rất nhiều điều sai trái nên cảm giác tội lỗi là điều rất thực tế.

Bây giờ, nếu không có một trường hợp nào sai phạm (“tội lỗi” là từ ngữ Kitô giáo) thì sẽ không có cơ sở để phạm tội. Điều này rất khó có thể xảy ra, bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ và nghiêm khắc của các nhà đạo đức đối với mọi hành vi sai trái. Mặt khác, thực hiện các hành vi sai trái – trộm cắp, hành hung, ngoại tình, phỉ báng, giết người – mà không cảm thấy tội lỗi, đó là bệnh hoạn. Thế giới của chúng ta chắc chắn sẽ không khá hơn nếu nó chứa đầy những kẻ bệnh hoạn như vậy.

Học trò của tôi sẽ ở trên nền tảng an toàn hơn nếu cậu ấy nói rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu có nhiều người tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi của họ. Trong trường hợp này, lẽ ra cậu ta phải thừa nhận cả thực tế của tội lỗi và cách đền tội. Trong mọi thời đại, nếu các Kitô hữu bị coi là quá thận trọng thì đó chỉ là vì họ mong muốn trở thành những con người tốt hơn, họ nhận thức sâu sắc về tội lỗi mình.

Lịch sử cho thấy rất rõ ràng rằng tội lỗi không phải là đặc trưng của Kitô giáo. Tội lỗi đã được thừa nhận hoàn toàn trước khi Kitô giáo ra đời và cả ở những quốc gia không theo Kitô giáo. Anna Elizabeth Wilhelm-Hooijbergh đã xuất bản thành quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách có tựa đề “Peccatum: Sin and Guilt in Ancient Rome” – Peccatum: Tội Lỗi và Sai Lầm ở Rôma Xưa. Cựu Ước thừa nhận đầy đủ thực tế của tội lỗi. Điều tương tự cũng có thể nói đối với những cuốn sách cung cấp nền tảng đạo đức cho các tôn giáo khác.

Thực tế của hành vi sai trái (hoặc hành vi phạm tội) đã được tòa án xác định dứt khoát vì việc theo đuổi công lý sẽ không thể thực hiện nếu không có sự phân biệt quan trọng giữa “có tội” và “vô tội.” Việc nhận biết tội lỗi và sự đền tội nhờ sự tha thứ đã được mọi người thừa nhận.

Uy tín của Kitô giáo là hoàn toàn thừa nhận tội lỗi, cảm giác tội lỗi và sự tha thứ; điều tương tự không thể nói được về thế giới trần tục. Một tấm biển dán tại Sở Cảnh Sát Los Angeles viết: “Sai lầm là con người, tha thứ là chống lại chính sách của sở.” Tổng thống Richard Nixon không bao giờ được tha thứ cho thất bại trận Watergate. Cáo phó của Fred Snodgrass, người đã có một sự nghiệp thành công với tư cách vừa là cầu thủ bóng chày của các giải đấu lớn vừa là doanh nhân, ghi: “Fred Snodgrass, người có cú đánh quả bóng bay đi khiến New York Giants phải trả giá bằng giải World Series 1912…” Các luật sư đã không tha thứ, họ truy tố. Thế giới không tha thứ và cũng không quên điều đó.

Sai lầm là con người, nhưng tha thứ là điều thiêng liêng, đó là tầm quan trọng của Kitô giáo. Kitô giáo có thể làm được điều mà thế giới không thể làm được. Điều đó có thể loại bỏ cảm giác tội lỗi bằng cách đền tội. Tâm lý gia Erich Fromm, một người không theo Kitô giáo, đã viết trong cuốn “The Sane Society” (Xã Hội Lành Mạnh) của ông: “Tất cả số liệu đều cho thấy các quốc gia theo Tin Lành có tỷ lệ tự tử cao hơn nhiều so với các quốc gia theo Công giáo. Lời giải thích duy nhất cho điều này thỏa đáng hơn là giải quyết cảm giác tội lỗi của Giáo hội Công giáo.” Lm Alfred Wilson, C.P. viết trong cuốn “Pardon and Peace” (Tha Thứ và Hòa Bình) rằng các tâm lý gia hiện đại đã tìm thấy từ kinh nghiệm thực tế rằng nhiều dạng suy nhược thần kinh có thể bắt nguồn từ cảm giác tội lỗi vì tội lỗi không được tâm sự và không được tha thứ. Lm Alfred Wilson nhận xét rằng Sigmund Freud đã thừa nhận ông chưa bao giờ có một người Công giáo thực sự sống đạo nào trong số những trường hợp rối loạn tâm lý nghiêm trọng.

Trong lời giới thiệu cuốn “C. S. Lewis’ Screwtape Letters” (Những Lá Thư của C. S. Lewis), nhà thơ và nhà tiểu luận Công giáo Phyllis McGinley viết: “Trong tất cả những mất mát mà con người phải gánh chịu trong hàng trăm năm qua, không có sự thiếu thốn nào khủng khiếp bằng việc từ bỏ mặc cảm tội lỗi.” Không coi tội lỗi là sai trái, đó là thiếu thận trọng, là sự lúng túng khiến con người không đủ tư cách để được tha thứ, điều vốn dĩ cho phép người ta trở lại trạng thái trọn vẹn. Nên biết rõ rằng cảm giác tội lỗi bị kìm nén có thể gây ra mức độ lo lắng nghiêm trọng.

Tội chính xác là tội thật, thường bị nhầm lẫn với tội giả. Cảm giác tội lỗi sai hoặc loạn thần kinh có thể xuất phát từ việc một người thận trọng hoặc không tuân theo các giá trị xã hội nào đó hoàn toàn tùy tiện. Các bác sĩ tâm thần giúp bệnh nhân phân biệt tội lỗi cần được tha thứ với cảm giác tội lỗi đơn thuần không cần được tha thứ. Paul Tournier đã phân biệt tội thật và tội giả theo nghĩa tội thật có nguồn gốc từ việc chống lại Thiên Chúa, trong khi tội giả bắt nguồn từ sự phản đối luật pháp của con người.

Làm vỡ gương không phải là tội lỗi và cũng không đem lại điều xui xẻo. Gõ vào gỗ hoặc ném muối qua vai trái không làm giảm được cảm giác tội lỗi. Sự tha thứ làm được.

Vì vậy, cảm giác tội lỗi không phải là đặc thù của Kitô giáo, mà là phổ quát. Thật vậy, Giáo hội Công giáo đã và đang tiếp tục chuẩn bị tốt nhất để thừa nhận tội lỗi và đưa ra phương pháp chữa trị bằng hình thức tha thứ. Khi phạm tội, người ta lạc xa thực tại cũng như xa rời chính mình. Việc đền tội nhờ sự tha thứ đem lại sự tự do nhất định cho hối nhân, cho phép họ trở về với thực tại và đồng thời trở về với con người tốt đẹp hơn.

TS DONALD DEMARCO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN