Home / Chia Sẻ / CHUYỆN THÁNG MƯỜI

CHUYỆN THÁNG MƯỜI

CHUYỆN THÁNG MƯỜITháng Mười về khi trời đất đang giao mùa Thu – Đông, và cũng là Mùa Hoa Thiêng Mân Côi. Từng hạt kinh Mân Côi bé nhỏ nhưng lại chứa chan ơn lành cho những ai siêng năng lần hạt theo lời khuyên của Đức Mẹ. Chuỗi Mân Côi là cầu thang vững chắc dẫn lên Thiên Quốc, là đại lộ dẫn về Nước Trời.

Các thánh cũng đã từng lữ hành trần gian giống như chúng ta, nhưng các ngài có cách sống khác thường là luôn sùng kính Đức Mẹ. Thánh Germanô nhận định: “Tôn sùng Đức Mẹ là dấu chỉ linh hồn có ơn thánh, hay ít nhất cũng sắp được ơn thánh. Con người còn thở chứng tỏ họ còn sống, tôi tớ Mẹ còn kêu tên Mẹ cũng chứng tỏ họ còn sống, còn hoạt động và còn được ơn Chúa phù hộ.”

Thánh Piô Năm Dấu khuyên: “Hãy yêu mến Đức Mẹ và hãy lần chuỗi Mân Côi, vì chuỗi Mân Côi là vũ khí chống lại sự dữ trong thế giới ngày nay. Mọi ân sủng đều được Thiên Chúa trao ban qua Đức Mẹ.” Và Thánh GH Gioan Phaolô II cho biết: “Kinh Mân Côi là mầu nhiệm của các mầu nhiệm. Lần chuỗi Mân Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ.”

  1. Ý NGHĨA TỪ NGỮ

Trong cuốn Dictionarium Anamitico Latinum của ĐGM AJ. L. Taberd (năm 1838) không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi, Môi Khôi. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, có từ Môi Khôi, được định nghĩa là (1) hoa hồng; (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm: PHẢI đọc là Mai, KHÔNG NÊN đọc là Môi. Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa-minh (năm 2002) định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: Tràng Hoa Hồng. Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm (năm 2007) định nghĩa các từ Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi: Hoa Hồng.

Hán Việt đọc là Mai hay Mân, nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh của Ban Tu Thư nghĩa Thục, và từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của, chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm cũng viết Mai hay Mân là 玫. Bộ Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi là đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau 玫 瑰 và có nghĩa là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng dùng chữ Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc. Như vậy các từ Mân, Môi hoặc Văn chỉ là âm khác của từ Mai mà thôi.

Tóm lại, theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất. Nhưng xưa nay người ta quá quen với từ Mân Côi, thôi đành chịu “lấy sai làm đúng” vậy thôi. Chữ nghĩa phức tạp lắm!

  1. Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG

Ngày nay, thời đại công nghệ kỹ thuật, có những người cho rằng lần chuỗi Mân Côi là việc chỉ dành cho mấy người già rảnh rỗi, thậm chí còn mỉa mai những người lần hạt. Thật ra đó là quan niệm sai lầm và tự biện hộ cho sự lười biếng của mình. Chuyện kể về bác học danh tiếng Louis Pasteur liên quan chuỗi Mân Côi thế này…

Trên tuyến xe lửa tới Paris có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một ông già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, ông rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa ông, ông vẫn còn tin vào chuyện nhảm nhí thế à?” Ông già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

Người thanh niên xấc xược nói: “Lúc nh tôi có tin, nhưng bây gi làm sao tôi có th tin vào nhng chuyn nhm nhí y được, bi vì khoa hc đã m mt cho tôi. Ông c tin tôi đi và hãy hc hi nhng khám phá mi ca khoa hc, ri Ông s thy rng nhng gì Ông tin t trước đến nay đều là nhng chuyn nhm nhí hết.”

Ông già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: Cu va nói v nhng khám phá mi ca khoa hc, liu cu có th giúp tôi hiu được chúng không? Sinh viên kia nói ngay: Ông c cho tôi địa ch, tôi s gi sách v đến cho ông, ri ông s say mê đi vào thế gii phong phú ca khoa hc cho mà xem.”

Ông già thản nhiên từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho chàng sinh viên. Nhìn tấm danh thiếp, chàng sinh viên bất ngờ xấu hổ đến nỗi tái mặt và lặng lẽ đi sang toa khác. Tại sao vậy? Bởi vì tấm danh thiếp ghi rõ ràng: LOUIS PASTEUR – VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PARIS.

Chắc hẳn không mấy người không nghe danh bác học thiên tài Louis Pasteur, đại ân nhân nhân của nhân loại, nhưng thiên tài ấy vẫn không ngừng cầu nguyện và say mê Kinh Mân Côi. Nhà toán học và vật lý học André-Marie Ampère xác định: Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện.” Đọc Kinh Mân Côi là một trong những cách cầu nguyện.

Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ khi Ðức Maria đã hiện ra tại Fátima, đặc biệt là ngày 13-10-1917, ngày cuối cùng trong 6 lần hiện ra. Đức Mẹ nhắn nhủ ba lời khuyên quan trọng, trong đó có lời khuyên liên quan Kinh Mân Côi. Như một mệnh lệnh, Đức Mẹ nói: “Hãy lần Chuỗi Mân Côi hằng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mân Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng.”

Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Mân Côi là lễ Đức Maria Chiến Thắng, do Đức Piô V (1566-1572) thiết lập để kỷ niệm cuộc thắng trận của đội hải thuyền Công giáo đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lépante ngày 07-10-1571. Năm 1573, Đức Grêgôriô XIII (1572-1585) nâng lên hàng lễ buộc cho giáo phận Rôma và các Hiệp hội Mân Côi. Đức Clêmentê IX (1667-1669) đưa lễ này vào Lịch Phụng Vụ và cử hành vào Chúa Nhật đầu tháng Mười theo đề nghị của Dòng Đaminh.

Năm 1716, sau chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar và Corfu ở ven biển Hy Lạp, các giáo hữu gọi Đức Mẹ là Mẹ Chiến Thắng, và rồi Đức Clêmentê XI (1700-1721) truyền cho khắp Giáo Hội đặc biệt mừng lễ Mẹ Mân Côi hàng năm. Ngày 11-09-1887, Đức Lêô XIII (1810-1903) nâng lễ Đức Mẹ Mân Côi lên bậc nhì với Thánh Lễ và Kinh Phụng Vụ theo phụng vụ Dòng Đaminh. Ðức Lêô XIII (1878-1903) phổ cập việc đạo đức này khắp thế giới qua Thông điệp “Supremi Apostolatus Officio” (Sứ Vụ Tông Đồ Cao Cả) đề cao việc lần chuỗi Mân Côi trong tháng Mười, và tháng Mười đã trở thành tháng Mân Côi kính Đức Mẹ. Sau đó, Đức Piô X (1903-1914) lại ấn định mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 07-10 như trước.

Khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trên cương vị Giáo Hoàng ngày 16-10-1978, Thánh Gioan Phaolô II (1978-2005) đã phó thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ và gọi Kinh Mân Côi là “lời kinh kỳ diệu.” Ngài lần chuỗi Mân Côi hằng ngày, và ngài đã đề cao giá trị của Kinh Mân Côi qua Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ.”

Đặc biệt là Đức Mẹ đã xác nhận Mẹ là Đức Mẹ Mân Côi. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Mẹ muốn con cái tôn kính Mẹ trong tháng Mười, Giáo Hội gọi là Tháng Mân Côi. Theo truyền thống Công giáo, trước đây Kinh Mân Côi gồm 3 mầu nhiệm – “mùa” hoặc “năm sự” – là Vui, Thương và Mừng. Từ năm 2002, Đức Gioan Phaolô II thêm Mầu Nhiệm Sáng. Ngài cho biết: “Kinh Mân Côi là mầu nhiệm của các mầu nhiệm. Lần chuỗi Mân Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ.”

Thời các tông đồ chưa có Kinh Mân Côi, nhưng sách Công vụ Tông đồ cho thấy sự “đồng tâm nhất trí” và “sự cầu nguyện chuyên cần” của các Tông đồ cùng với một số phụ nữ nhiệt thành lo việc đạo đức, trong đó có Đức Mẹ và thân nhân của Chúa Giêsu: “Các Tông đồ từ núi Ô-liu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sa-bát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê – con ông Anphê, Simôn – thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa – con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria – thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv 1:12-14)

Thời gian đó, Chúa Giêsu mới chịu chết và phục sinh, ai cũng sợ người ta bách hại – nhất là những người có liên hệ với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, sự cùng nhau cầu nguyện đã giúp mọi người an tâm và tin tưởng vào Thiên Chúa. Việc đọc Kinh Mân Côi chung, chí ít cũng là hai người, rất cần thể hiện sự đồng tâm cầu nguyện và nhường nhịn – người này chờ người kia.

Đọc Kinh Mân Côi không chỉ là suy niệm các mầu nhiệm, tôn vinh Thiên Chúa và chúc tụng Đức Mẹ, mà còn liên quan “thực tế” về sự liên hệ với nhau: Người này phải biết LẮNG NGHE và CHỜ ĐỢI người kia. Hai động thái đơn giản nhưng cần thiết, điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải biết lắng nghe và chờ đợi nhau trong cuộc sống thường nhật. Đó chính là động thái của tình yêu thương. Không yêu thương thì không thể đồng tâm nhất trí – và ngược lại. Kinh Mân Côi kéo chúng ta đến gần với nhau hơn – cả tinh thần và thể lý. Đúng là nhất cử lưỡng tiện, vừa cầu nguyện vừa tập tành nhân đức.

Đức Trinh Nữ Maria là phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria chỉ nhận mình là một Nữ Tỳ nhưng là một Nữ Tỳ Vĩ Đại. Thật diễm phúc khi chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa, và là con cái của Đức Mẹ.

Thật vậy, “để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!’ Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.” (Gl 4:6-7) Trên cả tuyệt vời, chúng ta không thể diễn tả niềm hạnh phúc đó, bởi vì đ1 là niềm hạnh phúc quá lớn lao, vượt ngoài trí tuệ của bất cứ ai thông minh nhất thế gian này.

Trình thuật Lc 1:26-38 nói về cuộc Truyền Tin. Sứ thần Gabriel vào nhà chào Trinh Nữ Maria bằng một câu chúc: “Mừng vui lên, hỡi Người đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, Thôn Nữ Maria bối rối, nhưng Sứ Thần trấn an ngay: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Vẫn chưa hiểu hết ý, Đức Maria nghiêm túc thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần xác định: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” Sứ Thần dẫn chứng cụ thể: “Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Thế thì thật tuyệt. Đức Maria thưa ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Lời “xin vâng” khiêm nhường và mau mắn của Đức Mẹ vô cùng quý báu. Để rồi “chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta.” (Kinh Truyền Tin)

Năm xưa tại Fátima – Bồ Đào Nha, Đức Mẹ đã đặt vấn đề: “Nếu loài người biết vĩnh cửu là gì thì họ sẽ làm mọi thứ để thay đổi cuộc đời.” Lễ Đức Mẹ Mân Côi là dịp để tín nhân xét mình về ba mệnh lệnh Fatima: Canh tân đời sống, tôn sùng Mẫu Tâm, và đọc kinh Mân Côi.

Cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi là bí quyết giúp nhớ Kinh Thánh, vì Kinh Mân Côi tóm lược Kinh Thánh. Biết Kinh Thánh sẽ dễ nhận biết Đức Kitô Giêsu. Mỗi Kinh Kính Mừng là một Đóa Hồng Thiêng, mỗi Chuỗi Mân Côi là một Triều Thiên Hoa Hồng dâng kính Đức Mẹ.  Thánh Louis de Montfort nói: “Không có ai lần chuỗi Mân Côi hằng ngày mà bị lạc đường. Đây là lời xác nhận mà tôi vui mừng ký nhận bằng máu của tôi.” Thật vậy, chính Đức Mẹ sẽ dẫn chúng ta đi gặp Chúa Giêsu: AD JESUM PER MARIAM. Có nhiều đường dẫn tới Chúa Giêsu, nhưng con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất chính là Đức Mẹ.

Cuối cùng, hãy nhớ lời CP Alan de la Roche (1428–1475) nhắn nhủ không chỉ hôm nay hoặc Tháng Mười này, mà suốt những ngày chúng ta còn được hít thở không khí: “Nếu bạn kiên trì đọc Kinh Mân Côi, đó là dấu hiệu có thể được cứu độ.” Chúng ta cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi, và chính Chuỗi Mân Côi dạy chúng ta cầu nguyện.

Lạy Thiên Chúa nhân hậu, chúng con cảm tạ Ngài đã tiền định Trinh Nữ Maria làm Mẹ Đức Giêsu Kitô, để chúng con cũng được kế thừa di sản thiêng liêng của Ngài. Xin giúp chúng con yêu mến những sự trên trời. Lạy Thánh Mẫu Mân Côi, xin dẫn chúng con tới gặp Con Yêu Dấu của Mẹ, xin cho chúng con được chết lành trong tay Mẹ. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ Từ Bi của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Xem thêm

6-1-2025 9-44-16 PM

Lời Chúa – Thứ Ba Tuần II Giáng Sinh Năm C | 07/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN