Home / Chia Sẻ / CHUYỆN LẠ về THẦN ĐỒNG MOZART

CHUYỆN LẠ về THẦN ĐỒNG MOZART

PHI LỘ – Đã từng nghe câu chuyện về trí nhớ kỳ lạ của thần đồng âm nhạc Mozart ghi lại một bài thánh ca đặc biệt. Nay thấy có bài nói về vấn đề này, xin giới thiệu với quý độc giả…

MOZART 2Trong suốt cuộc đời, Wolfgang Amadeus Mozart soạn hơn 600 nhạc phẩm – gồm các bản symphony, concerto và opera. Từ những năm đầu đời, ông đã có tai nghe âm nhạc. Thần đồng Mozart bắt đầu sáng tác lúc chỉ mới 4 hoặc 5 tuổi, và đã hoàn thành bản symphony đầu tiên lúc 8 tuổi.

Nhưng bạn có biết rằng Mozart đã không vâng lời Đức giáo hoàng, vì như vậy là bị vạ tuyệt thông? Mozart sinh trưởng trong một gia đình Công giáo đạo hạnh, nhưng khi mới 14 tuổi, Mozart đã lén “lấy” bản nhạc được soạn chỉ để dùng riêng cho Nhà Nguyện Sistine.

Thập niên 1630, ĐGH Urban VIII đã giành được tình cảm của nhà soạn nhạc Gregorio Allegri (ngưới Ý) để viết một bài thánh ca (hymn) để hát trong các giờ kinh sáng của Tuần Thánh – phần Phụng Vụ Tenebrae của Thứ Tư Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh. Allegri lấy Thánh Vịnh 51 phổ nhạc thành bài Miserere (*).

Suốt 140 năm, sắc lệnh của giáo hoàng vẫn được tôn trọng – và bài Miserere được sử dụng trong các giờ Phụng Vụ tại Nhà Nguyện Sistine. Tuần Thánh năm 1770, cậu bé Mozart 10 tuổi theo cha tới Roma và dự kinh sáng của ngày Thứ Tư Tuần Thánh. Lần đầu tiên Mozart nghe hát Miserere do hai ca đoàn cùng thể hiện. Sau đó, cậu Mozart về nhà viết lại bài Miserere theo trí nhớ. Có thể có vài lỗi nhỏ trong bản ghi lại của Mozart, nhưng Mozart có dịp trở lại Nhà Nguyện Sistine vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và nghe lại, rồi chỉnh sửa các lỗi trong bản ghi của cậu.

Điều gì xảy ra sau đó thì không ai biết rõ. Có thể Mozart đã tặng hoặc bán bản thảo của mình cho sử gia Charles Burney (người Anh). Sử gia Charles đưa bản thảo đó về London và xuất bản vào năm 1771. Mozart có tiếng khắp thế giới nhờ bản này, và tin tức truyền tới Roma.

ĐGH Clement XIV, đương nhiệm thời đó, đã cho mời Mozart tới Vatican. Thay vì dứt phép thông công cậu bé Mozart, như vị tiền nhiệm là ĐGH Urban đã làm, ĐGH Clement lại đánh giá cao sáng kiến của Mozart. Ngài khen Mozart có năng khiếu âm nhạc, rồi tặng thưởng huy chương Chivalric Order of the Golden Spur – loại huy chương khuyến khích và động viên dành cho những người “có cách đặc biệt để loan truyền Đức Tin Công Giáo” hoặc “có công làm vinh danh Giáo Hội” – bằng bài viết, bằng chiến công, hoặc bằng các hành động nổi bật khác.

Bài Miserere của Allegri trở nên nổi tiếng nhất trong các tác phẩm cappellachoral (hát không có nhạc cụ, chúng ta thường gọi là acapella – nguyên gốc là A Cappella Choral). Năm 2015, ca đoàn của Nhà Nguyện Sistine đã phát hành CD đầu tiên, trong đó có bài Miserere của nhà soạn nhạc Allegri, thu âm trực tiếp tại Nhà Nguyện Sistine.

KATHY SCHIFFER

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

(*) Thưởng thức bài Miserere – Xin Thương Xót: https://www.youtube.com/watch?v=IA88AS6Wy_4

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …