Home / Chia Sẻ / Chuyện ÍT – NHIỀU

Chuyện ÍT – NHIỀU

Chuyện ÍT – NHIỀUÍT hay NHIỀU là khái niệm của con người về số lượng. Khó có thể định mức tỷ lệ: 100 đồng chẳng là gì đối với người giàu, nhưng lại là số tiền lớn đối với người nghèo. Về miếng cơm manh áo cũng tương tự, nên tục ngữ có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Có người dư thừa đổ đi, lãng phí, có người thèm mà không được – như dụ ngôn “Phú Hộ và Ladarô Nghèo Khó” (Lc 16:19-31). Con nhà giàu chê bai đủ thứ, đòi hỏi đủ điều, còn con nhà nghèo có gì mà chê?

Cuối Năm Phụng Vụ cũng là thời điểm cuối năm đời thường. Đó là một sự trùng hợp thật thú vị. Cuối năm cũng là dịp nhắc nhở mọi người về “đoạn cuối cuộc đời” của mình. Cuối năm nghĩa là sắp hết năm và chắc chắn sẽ hết, cuối đời nghĩa là sắp chết và cũng chắc chắn chúng ta sẽ chết. Chuyện nhỏ mà to, chuyện bình thường mà đáng lưu ý. Chết rồi còn lại gì? Mọi thứ vật chất chúng ta sở hữu sẽ thuộc về người khác, chỉ có những gì chúng ta trao tặng sẽ còn lại mãi với chúng ta. Đó là các nhân đức, mà nhân đức quan trọng nhất là Đức Ái, đơn giản là những gì chúng ta CHO người khác – vật chất hoặc tinh thần. Vị Thánh “đệ nhất hàn nhân” Phanxicô Assisi đã minh định: “Lúc hiến thân là lúc nhận lãnh, lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. Quả thật, Đức Ái vô cùng kỳ diệu, và còn mãi đời đời!

Trình thuật Lc 21:1-4 (tương đương Mc 12:41-44) nói về việc dâng cúng của bà goá nghèo – tức là đề cập việc trao tặng, từ thiện, biếu hoặc cho. Như vậy chứng tỏ rằng động từ “cho” là động từ vô cùng quan trọng, như Thánh Phaolô xác định: “CHO thì có Phúc hơn là NHẬN” (Cv 20:35). Thánh Augustinô nói: “Hãy yêu đi, rồi có thể làm mọi thứ”. Điều đó có nghĩa là làm gì cũng phải vì tình yêu thương: mến Chúa và yêu người. Đúng như thế, Thánh Phaolô nói thêm: “Hãy làm mọi sự vì Đức Ái” (1 Cr 16:14).

Theo nhận định của Thánh sử Luca:

Ngước mắt lên nhìn, Đức Giêsu thấy những người giàu đang bỏ tiền dâng cúng của họ vào thùng tiền. Người cũng thấy một bà goá túng thiếu kia bỏ vào đó HAI ĐỒNG TIỀN KẼM. Người liền nói: “Thy bo tht anh em: bà goá nghèo này đã B VÀO NHIU HƠN AI HT. Qu vy, tt c nhng người kia đều rút t tin dư bc tha ca h, mà b vào dâng cúng; còn bà này rút t cái TÚNG THIU ca mình mà b vào đó TT C nhng gì bà có để nuôi sng mình”.

Theo nhận định của Thánh sử Máccô:

Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó HAI ĐỒNG TIỀN KẼM, trị giá một phần tư đồng xu Rôma. Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thy bo tht anh em: bà goá nghèo này đã B VÀO THÙNG NHIU HƠN AI HT. Qu vy, mi người đều rút t TIN DƯ BC THA ca h mà đem b vào đó; còn bà này rút t cái TÚNG THIU ca mình mà b vào đó TT C TÀI SN, TT C nhng gì bà có để nuôi sng mình”.

Đồng tiền kẽm là gì? Giá trị 2 đồng kẽm (Hy ngữ, số ít: lepton, số nhiều: lepta) là 1 quadrans, chỉ bằng 1/4 đồng xu (Thánh Máccô nói rõ điều này). Chúng ta biết rằng đồng kẽm là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất thời La Mã. Khi lưu hành ở Palestine, 1 lepton trị giá khoảng 6 phút làm công theo lương trung bình mỗi ngày.

Thời xưa, phụ nữ bị coi thường, mà phụ nữ này lại là đàn bà góa thì càng bị coi thường hơn, lại thêm cái nghèo thì mức độ coi thường càng gia tăng. Thật khổ cho bà góa! Tuy nhiên, mặc dù bị người ta khinh miệt nhưng bà góa nghèo lại là “thầy dạy” của chúng ta về CÁCH LÀM VIỆC TỪ THIỆN. Đừng tưởng rằng cứ thẳng tay rút “cọc tiền” ra rồi “chảnh”, vênh vênh váo váo, không coi ai ra gì, hoặc dùng tiền để “lèo lái” người khác, đổi trắng thay đen theo ý mình. Đó là phong cách khốn!

Qua câu chuyện thực tế này, Chúa Giêsu chỉ trích giới lãnh đạo Do Thái giáo đã sống giả nhân giả nghĩa, giả hình trong cách dâng cúng, cách công đức của mình nhằm TÌM KIẾM SỰ TÔN TRỌNG của người khác. Chúa Giêsu chỉ trích những người có chức có quyền, nhưng cũng là chỉ trích mỗi chúng ta về phong cách sống kiêu căng, khinh người. Liệu chúng ta có thấy thanh thản khi thẳng thắn xét mình về các động thái của mình?

Trong sinh hoạt đời thường cho chúng ta thấy rõ về việc so đo trong chuyện ít – nhiều, về mức chênh lệch trong chuyện giàu – nghèo. Ông A dâng cúng bạc tỷ thì có bằng ân nhân đặc biệt, bà B dâng cúng vài trăm triệu thì có bằng ân nhân bậc I, chú C dâng cúng vài chục triệu thì nhận bằng ân nhân bậc II hoặc bậc III,… người khác dâng cúng vài triệu thì có bằng ân nhân bình thường, có thể nhiều người khác không ai thèm cười nhếch mép với chị kia vì chị không có nhiều tiền để dâng cúng, chị ngó trước ngó sau rồi vội vàng bỏ vài chục ngàn đồng vào thùng ở cuối nhà thờ, chị sợ người ta nhìn thấy y như chị làm điều gì khuất tất vậy. Thật tội nghiệp! Thế nào là NHIỀU và thế nào là ÍT?

Việc dâng cúng là điều cần thiết, rất tốt, nhưng những gì chúng ta gọi là “việc đạo đức”, “việc thiện” hoặc “việc tông đồ” thì phải thực sự có “chất” đạo đức và thánh thiện. Liệu đã thực sự đúng mức hay còn vì cái gì khác? Có thể chúng ta cũng cần đấm ngực “lỗi tại tôi” và luôn cảnh giác mà đặt vấn đề: “Chưa rối đạo nhưng rối việc đạo!”.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết sống thật với chính mình, biết mình và biết người, để đừng se sua hoặc “ra vẻ” với người khác. Xin diệt trừ trong con mọi ý nghĩ xấu xa, ích kỷ, khoe khoang, tự mãn. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Chiều cuối Năm Phụng Vụ – 2017

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …