Home / Chia Sẻ / Chuyện đời Thánh Phaolô

Chuyện đời Thánh Phaolô

 

Sao-lê ngã ngựa, mắt mù

Thế nên đã hóa Phao-lô nhiệt thành

Quyết vì Thiên Chúa chí minh

Tin Mừng rao giảng hết mình sớm khuya

ChuyenDoi ThanhPhaoloSau khi Đức Kitô chịu khổ nạn, chịu chết, và phục sinh, số Kitô hữu bắt đầu phát triển ổn định. Các nhà cầm quyền Tòa án Tối cao Do Thái (Jewish Sanhedrin) đã coi sự phát triển này là sự báo động, quyết định ngăn chặn mọi điều vô nghĩa này, họ thuyết phục những người tin theo rằng sự sống lại của người được gọi là Mêsia là điều dối trá đối với những người mù quáng tin theo giáo phái Kitô giáo. Trong những người huy động bách hại các Kitô hữu chính là Saolê ở Tarsô, thuộc chi tộc Benjamin, người thuộc về trường giáo sĩ (rabbinical school) của Gamaliel, người được kính trọng nhất thời đó. Gamaliel là môn sinh của giáo sĩ Hillel, người được coi là một trong những người quan trọng nhất trong phái Pharisêu.

Điều thú vị là khi giáo sĩ Gamaliel bày tỏ thái độ nhân từ với các Kitô hữu (x. Cv 5:33-39), Saolê và một số người trong Đền Thờ đã bách hại các Kitô hữu. Một trong các nạn nhân “đặc biệt” là Phó tế Stêphanô, người mà chúng ta tôn kính là thánh tử đạo tiên khởi của Giáo hội Công giáo. Các thánh tử đạo đầu tiên vì Chúa chắc hẳn phải là các Thánh Anh Hài, những em bé bị vua Hêrôđê giết vì phản ứng dữ dội khi biết tin Vua Do Thái đã hạ sinh. Saolê chủ trì cuộc ném đá Thánh Stêphanô, thậm chí còn giữ áo của những người đã giết vị tử đạo tiên khởi (x. Cv 7:58). Thánh Stêphanô cũng được coi là học trò của Gamaliel trước khi là môn đệ của Chúa Giêsu, coi việc tử đạo của mình là một tặng phẩm, một cơ hội noi gương Chúa và chết vì Đức tin. Ngài tha thứ cho những người ném đá mình và còn cầu nguyện cho Saolê, tiên báo rằng sẽ sớm hiệp nhất. Saolê không biết rằng lời cầu nguyện của vị tử đạo thành hiện thực khi Chúa Giêsu làm cho ông ngã ngựa và dùng ông làm Tông đồ của dân ngoại, truyền giáo cho các dân tộc.

Cha của Thánh Phaolô cũng thuộc phái Pharisêu, bản chất tự nhiên của cha mẹ là muốn con cái học hành tới nơi tới chốn, Saolê được giữ lại trong Đền Thờ, dưới sự giám hộ của các thầy dạy uy tín. Tarsô là thủ phủ của Cilicia theo luật Pompey khi ông tái tổ chức Tiểu Á Rôma (Roman Asia Minor). Sau đó, Mark Antony cho cư dân Tarsô được tự do và có quyền công dân Rôma, đây là điều bất thường trong thời thuộc địa, vì thời xâm lăng thì những người bị bắt giữ chỉ là nô lệ hoặc tôi tớ. Nhờ vậy mà ông xin yết kiến Đại đế Caesar để cầu xin, và ông cũng được xử nhanh gọn khi chịu tử đạo ở Rôma vào cuối hành trình tâm linh.

Sau cái chết của Thánh Stêphanô, Saolê cố gắng thực hiện nhiệm vụ tàn ác (grim task) là triệt hạ những người theo Kitô giáo. Saolê được Thượng tế trao cho quyền bách hại Kitô giáo, hành hạ và bỏ tù các Kitô hữu.

Tuy nhiên, lúc này Phaolô đã có tiếng là người bách hại dữ dội các Kitô hữu. Trên đường tới Damascus để bách hại Kitô hữu, ông chỉ đinh ninh một điều: Giết hết các Kitô hữu. Nhưng đường lối của Thiên Chúa khác với đường lối của loài người. Kế hoạch đời đời của Thiên Chúa liên quan việc dùng chính con người tàn bạo này làm khí cụ để đem Đức tin tới cho hoàng đế và cho dân ngoại.

Sau khi bị mù và nghe tiếng nói của Chúa Giêsu, Saolê đã hoàn toàn là một Phaolô khác. Người ta có thể coi cuộc gặp gỡ này giữa Phaolô và Đức Kitô phục sinh là cuộc gặp gỡ của Đức tin, ông bị mù là cách Chúa Giêsu đánh động, và buộc Phaolô phải lệ thuộc điều thiện của Đấng mà ông đã tìm mọi cách để triệt tiêu.

Ngày nay, Phaolô hối hận và khiêm nhường vẫn có thuyết phục các cộng đoàn Kitô giáo rằng ngài không là người bách hại họ, nhưng chính Chúa Giêsu đã chọn ngài làm Tông đồ truyền giáo với Đức tin mới. Ngài có ba hành trình truyền giáo, khiển trách và hình phạt thể lý, từ chối, và nhiều thử thách. Nhưng qua những điều đó, Thánh Phaolô đã cố gắng tuân theo Ý Chúa và “chiến đấu bằng cuộc chiến tốt lành”, và biết rằng cuối cùng thì triều thiên cứu độ sẽ thuộc về ngài.

Những người Công giáo liên quan lĩnh vực “Biện giải Tôn giáo” (Apologetics – bảo vệ và giải thích Đức tin cho các tín hữu và những người không tin) đều biết rằng các Kitô hữu đều có sở thích riêng đối với những sách của Thánh Phaolô trong Tân ước. Thật vậy, nhiều người nhấn mạnh cách “giải thích” các Phúc Âm tốt hơn, tới mức mà đôi khi coi như Phúc Âm của bốn Thánh sử vậy, vì họ thấy khác trong cách nói của Thánh Phaolô, rất thâm thúy mà thực tế.

Thánh Phaolô được Giáo Hội tôn kính là một trong những người thành lập, ngang hàng với các Giáo phụ khác. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô được coi là hai cột trụ của Giáo Hội, một người là Giáo hoàng tiên khởi và một người là nhà truyền giáo không mệt mỏi của các dân tộc.

DIGOY FERNANDEZ

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …