Home / Chia Sẻ / CHUNG THẨM

CHUNG THẨM

CHUNG THẨMTrong cuộc sống, ai cũng có nhiều cuộc thẩm vấn: Hỏi người khác hoặc người khác hỏi mình, thậm chí chính mình lại tự hỏi mình (tự vấn).

Trong xã hội nhân loại, tòa án là nơi áp dụng luật pháp để xét xử những người có tội. Có những vụ án lớn, người ta có sơ thẩm và chung thẩm. Tôn giáo cũng có tòa án của tôn giáo. Có những người cả đời không “dính líu” tới tòa án, nghĩa là không phải đứng trước vành móng ngựa. Nhưng về tâm linh, ai cũng là những bị cáo trước Tòa Án của Thiên Chúa, chẳng vậy mà hàng ngày đều phải xét mình, cụ thể là khi dâng lễ, ai cũng phải thú nhận “lỗi tại tôi” ba lần để xin Thiên Chúa tha thứ. Có nhiều dạng tội, nhưng đáng sợ nhất là “phạm tội nhiều trong tư tưởng”.

Tự vấn lương tâm là điều cần thiết đối với mọi người – chẳng trừ ai, đặc biệt đối với các Kitô hữu – tự “soi” mình (xét mình) bằng Tia X Thánh Linh để chuẩn bị xưng thú tội lỗi. Không chỉ vậy, tự vấn còn là xét mình hàng ngày, nhất là trước khi ngủ mỗi đêm – bởi vì cũng có thể chúng ta không còn thấy bình minh của ngày hôm sau. Đúng như người ta thường nói: “Ngủ như chết”. Thật vậy, ngủ là “chết mà còn thở”.

Đối với con người, đáng quan ngại nhất là cuộc chung thẩm – cuộc thẩm vấn cuối cùng. Đó là cuộc phán xét chung, tất nhiên không thể bỏ qua khi mỗi chúng ta trút hơi thở cuối đời phàm nhân, bởi vì lúc này “trắng – đen” rạch ròi, không thể hoán chuyển hoặc thay đổi được gì nữa!

Cuối năm Phụng Vụ, Giáo hội muốn chúng ta “nhìn sâu” vào cuộc đời mình để cố gắng hoàn thiện hơn. Trình thuật Mt 25:31-46 là trình thuật đặc biệt cho biết chi tiết về Cuộc Chung Thẩm (chỉ có trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu mà thôi). Chúng ta cùng nghiêm túc đọc lại và suy nghĩ:

Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào nhng k Cha Ta chúc phúc, hãy đến tha hưởng Vương Quc dn sn cho các ngươi ngay t thu to thiên lp địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho ung; Ta là khách l, các ngươi đã tiếp rước; Ta trn trung, các ngươi đã cho mc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngi tù, các ngươi đến hi han. Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Ly Chúa, có bao gi chúng con đã thy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho ung; có bao gi đã thy Chúa là khách l mà tiếp rước; hoc trn trung mà cho mc? Có bao gi chúng con đã thy Chúa đau yếu hoc ngi tù, mà đến hi han đâu?. Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bo tht các ngươi: mi ln các ngươi làm như thế cho mt trong nhng anh em bé nh nht ca Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vy.

Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân b nguyn ra kia, đi đi cho khut mt Ta mà vào la đời đời, nơi dành sn cho tên Ác Qu và các s thn ca nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho ung; Ta là khách l, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trn trung, các ngươi đã không cho mc; Ta đau yếu và ngi tù, các ngươi đã chng thăm viếng. Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Ly Chúa, có bao gi chúng con đã thy Chúa đói, khát, hoc là khách l, hoc trn trung, đau yếu hay ngi tù, mà không phc v Chúa đâu?. Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bo tht các ngươi: mi ln các ngươi không làm như thế cho mt trong nhng người bé nh nht đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vy.

Đối với những đầy tớ tồi tệ, Kinh Thánh cho biết rằng những kẻ gian ác ra đi để “chịu cực hình muôn kiếp”, còn những người công chính cũng ra đi nhưng là để “hưởng sự sống muôn đời”. Có điều thú vị: Cụm từ “chịu cực hình muôn kiếp” và cụm từ “hưởng sự sống muôn đời” đều có năm chữ (theo Việt ngữ), gần giống một câu đối và tương tự sự cân bằng trong phương trình hóa học vậy.

Cuộc phán xét này có liên quan dụ ngôn “Những Nén Bạc” ngay trước đó (Mt 25:14-30; Lc 19:12-27), tức là “nén đời” riêng của mỗi người. Đó là “Nén Đức Tin”, nén này không chỉ là tài năng hoặc hạnh phúc, mà còn là những điều kiện và bất hạnh. Đã có những vị thánh chịu nhiều bất hạnh, nhưng họ vẫn kiên trì tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và cuộc sống của họ đã minh chứng đức tin kiên cường một cách anh dũng. Chính cách sống đức tin đó đã khiến họ nên thánh.

Trong cuộc phán xét chung, chủ nhân (Chúa) đã nói với người đầy tớ tồi tệ: “Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh” (Lc 19:22). Như vậy, lời nói cũng quan trọng, không thể thích gì nói nấy. Thánh Phêrô cho biết: “Nhờ LỜI NÓI của anh mà anh sẽ ĐƯỢC TRẮNG ÁN; và cũng tại LỜI NÓI của anh mà anh sẽ BỊ KẾT ÁN” (Mt 12:37). Thánh Vịnh gia nói: “Tấc lưỡi mình hại mình là thế!” (Tv 64:9).

Qua lời kể của Thánh sử Mátthêu, chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không thẩm vấn điều gì khác ngoài ĐỨC ÁI (liên quan Tình Yêu Thương, Lòng Thương Xót, Lòng Trắc Ẩn), chứ Ngài KHÔNG CẦN QUAN TÂM chúng ta giỏi hay dốt, giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, cao hay thấp, có tài này hoặc tài nọ, làm được công to việc lớn gì,… Thảo nào Thánh Phaolô minh định rằng “đức mến cao trọng nhất” (1 Cr 13:13) trong ba nhân đức đối thần – tức là còn “lớn” hơn đức tin và đức cậy, bởi vì đức mến vĩnh tồn nơi Thiên Quốc (nghĩa là trên Thiên Quốc không còn đức tin và đức cậy).

Đức ái liên quan nhiều vấn đề, kể cả các nhân đức đối nhân. Đức ái có thể là làm việc từ thiện, chia sẻ vật chất, lời nói, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, thái độ,… đặc biệt là biết cầu nguyện cho người khác – người đau khổ, người nghèo khó, bệnh nhân, tội nhân, và kể cả việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện Hình. Như vậy, ai cũng có thể làm việc lành phúc đức, dù ngồi tại chỗ quanh năm suốt tháng, chẳng đi đâu xa.

Tất nhiên, khi Thiên Chúa thẩm vấn lần cuối cùng, không ai có thể biện hộ bất cứ điều gì. Chúa hỏi là để chúng ta tự biết mình thôi, chứ Ngài biết hết trơn rồi, bởi vì Thiên Chúa là “Đấng thấu suốt mọi sự” (1 Sbn 28:9b; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12; 1 Cr 2:10; 1 Cr 12:4-6; 1 Ga 3:20), chắc chắn không thể “giả nai” hoặc cố ý “làm ngơ” được.

Điều đáng sợ là “Thiên Chúa cứ THEO SỰ THẬT mà xét xử” (Rm 1:2), Ngài “KHÔNG thiên vị ai” (Đnl 10:17; Hc 35:12; Rm 1:11) cũng “KHÔNG vị nể ai” (1 Pr 1:17), và “KHÔNG hối lộ ai” (Hc 35:11). Đừng biện hộ rằng tôi thế này hoặc thế nọ, tôi đã thực hiện nhiều thứ công ích xã hội. Không thể biện minh hoặc biện hộ, không thể ỷ công sức hoặc tài năng, tất cả mọi chi tiết đều được “ghi âm” và “thu hình” bằng loại “máy” cực kỳ tối tân là loại máy “siêu vô hình”.

Lạy Thiên Chúa chí minh và chí công, xin rộng lòng thương xót con, bởi vì con chỉ là kẻ bất tài, vô dụng và vô duyên mà thôi. Xin cứu độ mọi người và cứu độ con nữa. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Khoảng chiều cuối tuần, cuối tháng, cuối năm Phụng Vụ – 2017

+ Thánh Ca CÓ BAO GIỜ (Hùng Lân): https://www.youtube.com/watch?v=gpc4nvBT-wQ

+ Xem thêm: https://tramthienthu.blogspot.com/2016/10/truoc-vanh-mong-ngua.html

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …