Home / Chia Sẻ / CHÚA LÀ TẤT CẢ

CHÚA LÀ TẤT CẢ

CHÚA LÀ TẤT CẢMột số mệnh lệnh của Chúa Giêsu truyền cho chúng ta có vẻ hơi khó đạt được. Chẳng hạn, Ngài truyền: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6:36). Hãy nên giống Chúa, thậm chí là nên một với Ngài. Đó là mục đích của Chúa khi trở nên Con Người trong Đức Giêsu Kitô – để con người chúng ta có thể trở nên Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Như Thánh Athanasiô nói, Thiên Chúa hóa thành nhục thể để chúng ta có thể trở nên thần khí. Nghĩa là, Thiên Chúa mặc lấy xác thịt để chúng ta có thể mang lấy Chúa Thánh Thần. Chỉ trong Đức Giêsu Kitô mới có thể như vậy. Đó làhiển nhiên.

Chúng ta có con đường dài phía trước. Sống kết hiệp với Chúa là một hành trình. Đó là tiến bộ – thường là thế. Đó không là khoảnh khắc tức thời và lấn át của ân sủng. Thiên Chúa làm cho Phaolô mù vì ánh sáng của Ngài, nhưng sau khi ông sám hối, ông vẫn nóng tính, tự cao, và cần thăng tiến (x. Cv 9:3; 2 Cr 12:7). Tôi tin rằng Thiên Đàng là động lực hướng lên mạnh mẽ thúc đẩy việc kết hiệp với Chúa.

Khi người thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về điều tốt mà anh ta phải làm để được sống đời đời, Chúa Giêsu đã chỉ cho anh ta bí quyết có vẻ ngoài tầm hiểu: “Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi” (Mt 19:17). Nhưng Ngài không đòi hỏi anh ta phải tốt lành. Ngài bắt đầu bằng – 5 điều trong 10 điều răn, và điều răn quan trọng nhất – nghĩa là “phải yêu đồng loại như yêu chính mình” (Mt 19:19).

Chúng ta phải bắt đầu ngay từ đầu. Chúng ta phải yêu thương người ngay trước mặt chúng ta, những người giống hình ảnh Thiên Chúa, trước khi chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa và nên giống Thiên Chúa. Chúng ta chỉ thực sự yêu mến Thiên Chúa khi chúng ta yêu thương những người ở gần chúng ta, vì Thánh Gioan xác định: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20).

Các điều răn này quan trọng, nhưng chưa đủ. Đó là bước khởi đầu cần thiết, nhưng chúng không làm cho chúng ta nên hoàn thiện hoặc kết hiệp với Thiên Chúa. Thậm chíchúng ta giữ trọn các điều răn này thì chúng ta cũng chưa hoàn thiện.

Có cả một danh sách tội lỗi mà chúng ta cần phải sám hối và thú nhận. Đó là những điều cần chấn chỉnh và phải “xét mình” nghiêm túc. Sự hoàn thiện không vượt ra ngoài những điều cấm, mà còn phải kết hiệp với Thiên Chúa vànên một với Ngài – Đấng nhân lành duy nhất. Khi hoàn tất các điều răn, Chúa Giêsu truyền lệnh cho chúng ta: “Hãy theo Thầy” (Mt 19:21). Và chỉ cần ở bên Chúa Giêsu là đủ rồi.

Người thanh niên giàu cóđã muốn sống hoàn thiện. Anh ta biết mình thiếu cái gì đó. Giữ các giới răn vẫn chưa đủ. Anh ta biết có cái hơn nữa và anh ta rất muốn. Nhưng anh ta lại buồn mà bỏ đi – buồn vìchưa dám buông bỏ trần gian và chưa sẵn sàng theo Chúa Giêsu (Mt 19:22).

Ngay từ đầu, chúng ta được tạo dựng để kết hiệp với Thiên Chúa.Bản năng được tạo nên của chúng ta là khao khát Thiên Chúa. Ngay cả khi chúng ta không phạm tội, nếu chúng ta như người thanh niên kia vẫn giữ trọn các điều răn, như thế vẫn chưa đủ, vì người thanh niên đã cảm thấy thiếu nên anh ta hỏi Chúa Giêsu: “Tôi còn thiếu điều gì nữa không?” (Mt 19:20). Anh ta biết mình còn thiếu điều gì đó và muốn thăng tiến.

Mãi mãi chúng ta cần phát triển và thăng tiến. Ngay cả khi chúng ta chết, có thể sự phát triển của chúng ta vẫn chưa kết thúc. Ước muốn kết hiệp với Thiên Chúa không bao giờ tận cùng. Bản tính Thiên Chúa mà chúng ta được thông phần vẫn còn mãi: “Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian”(2 Pr 1:4). Chúng ta bắt đầu thông phần bản tính Thiên Chúa, nhưng chúng ta không bao giờ ngừng, bởi vì Thiên Chúa vô tận. Ngài không tận cùng, và chỉ một mình Ngài là đủ cho chúng ta. Không có vật chất nào làm chúng ta thỏa mãn.

Chúa Giêsu nói với người thanh niên giàu có: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19:21). Nếu bạn muốn hoàn thiện, hãy quay lưng với các thụ tạo làm cho bạn thấy thoải mái, và hãy hướng về Đấng An Ủi đích thực – Chúa Thánh Thần. Hãy đi theo Chúa Giêsu và ở bên Ngài, chỉ cần Ngài là đủ.

Sống với Đức Kitô là niềm vui thuần khiết và là sự hoàn hảo. Sống với Đức Kitô – mặc dù chịu đau khổ với Ngài – tốt hơn là làm chủ nhiều gia nhân sẵn sàng phục vụ mình, được thưởng thức đủ thứ cao lương mỹ vị, ung dung sống trong nhà cao cửa rộng. Sống với Đức Kitô là tuyệt hảo: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16:26; Mc 8:36; Lc 9:25).

Muốn thăng tiến trong việc kết hiệp với Thiên Chúa, chúng ta phải làm ngơ những gì khiến chúng ta chia trí – dù là những điều tốt. Không phải là những thứ của người giàu là xấu. Không có gì xấu trong những thứ chúng ta sở hữu, nhưng sẽ xấu nếu những thứ đó sở hữu chúng ta.

Chúng ta phảicoi các vật mình sở hữumà thực sự không là của mình. Mọi thứ đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là tôi tớ hoặc quản gia, chứ không là chủ. Chúa mới thực sự là chủ nhân. Nếu Ngài yêu cầu chúng ta bỏ mọi sự, chúng ta nên bỏ ngay, vì đó là vật Ngài ban cho, không phải của chúng ta.

Thánh Antôn Cả biết điều này. Khi ngài đọc trình thuật Phúc Âm này, ngài phản ứng như thể nói về mình, ngài liền ra khỏi nhà thờ, cho người ta hết những gì ngài có. Ngài cho dân làng cả ba mẫu đất màu mỡ. Những thứ khác ngài bán lấy tiền giúp người nghèo và chăm sóc người chị em của ngài, rồi ngài đi gặp Chúa Giêsu trong hoang địa.

Nếu chúng ta sẽ hoàn thiện, chúng ta phải làm ngơ mọi thứ không là Thiên Chúa, và phải giữ trọn các điều răn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Chỉ có Chúa Giêsu mới là đủ. Sau khi giữ trọn các điều răn và cho người nghèo mọi thứ,Chúa Giêsu bảo chúng ta: “Hãy theo Thầy”. Chắc chắn ngoài Ngài, chúng ta không thể được cứu độ.

Các môn đệ hiểu vấn đề này rất nhanh, không như tôi. Khi Chúa Giêsu dạy rằng “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19:24), tôi cảm thấy có vẻ người nghèo dễ vào Nước Trời. Thế nhưng không phải vậy. Các môn đệ không hỏi:“Chỉ có người nghèo được cứu chăng?”, mà họ hỏi: “Ai có thể được cứu?” (Mt 19:25).

Cũng như người nghèo, có lẽ họ biết khó được cứu lắm, và họ cũng biếtrằng sự nghèo khó của họ cũng chưa đủ để được cứu. Tất nhiên người giàu có nhiều của cải cũng vậy. Thế thì ai được cứu? Chúa Giêsu cho biết:“Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được”(Mt 19:26). Chúng ta không thể tự cứu mình. Người nghèo hay người giàu cũng không thể tự cứu mình. Chỉ có Chúa Giêsu có thể cứu chúng ta mà thôi. Đó là lý do Chúa Giêsu bảo người thanh niên giàu có kia đi theo Ngài và sống với Ngài. Đó là cách duy nhất để nên hoàn thiện và được sống đời đời.

Chỉ có một con đường,đó là ân sủng, là sự sống của Thiên Chúa. Ơn Cứu Độ của chúng ta là công việc của Thiên Chúa. Không phải là chúng ta không có gì để làm. Chúng ta phải làm điều chưa đủ, điều còn thiếu, và Ngài sẽ làm cho đủ. Ân sủng của Thiên Chúa cung cấp những gì còn thiếu. Chúa Giêsu chấp nhận lễ vật hèn mọn và chưa đủ của chúng ta, như Ngài dùng 5 chiếc bánh và 2 con cá để làm thành nhiều và đủ. Ngài chấp nhận lễ vật của chúng ta là bánh và rượu, rồi Ngài làm thành Mình Máu Ngài bằng sự tác động của Chúa Thánh Thần trên chúng ta vàlễ vật của chúng ta.

Bánh và rượu không đủ để cứu chúng ta. Chỉ có Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô cứu chúng ta. Đó là cách Ngài ban cho chúng ta được ơn tha tội và sự sống đời đời. Mình Máu Ngài là sự sống của chúng ta.Chỉ Chúa Giêsu có thể hoàn thiện chúng ta, cứu độ chúng ta, và trao ban sự sống đời đời cho chúng ta.

JOHN R.P. RUSSELL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Lễ Thánh Ignatius Loyola, 31-7-2019

Xem thêm

LeSiangSinh2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ GIÁNG SINH 2024, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

LỄ GIÁNG SINH 2024    MÙA GIÁNG SINH LỄ GIÁNG SINH Anh em thân mến, …