Home / Chia Sẻ / CHÚA GIÊSU và QUÂN DỮ

CHÚA GIÊSU và QUÂN DỮ

CHÚA GIÊSU và QUÂN DỮSau nụ hôn phản bội, Giuđa lẩn vào đám người đến bắt Chúa Giêsu. Công việc của hắn đã xong. Việc hắn phải làm lúc này là hồi hộp quan sát với hy vọng rằng những người bắt Chúa Giêsu sẽ thực hiện đúng giao kèo và không để Chúa Giêsu vuột khỏi như bao lần trước trong quá khứ.

Chúa Giêsu không có ý định như vậy, nếu Ngài muốn thì cũng chẳng ai làm gì được Ngài. Thay vì chờ kẻ thù ra tay, Ngài nói với họ: “Quý vị tìm ai?”.Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét”. Ngài xác nhận: “Chính tôi đây”. Mặc dù đã có dấu chỉ điểm của Giuđa là nụ hôn, họ có vẻ vẫn nghi ngờ. Ngu dốt hết sức! Họ nghi người này dám ra mặt như thế thì không thể là người mà họ muốn bắt.

Thánh Gioan cho biết rằng khi Chúa Giêsu nói “Chính tôi đây” thì quân dữ đã “lùi lại và ngã xuống đất”. Khi giải thích về sự té ngã của họ, chắc chắn rằng Thánh Gioan coi đó là một phép lạ do quyền năng của Chúa. Có thể không phải cả đám họ đều ngã hết; có thể chỉ những người đứng ngay trước mặt Chúa Giêsu mới ngã, đó chính là nhữngviên chỉ huy đã hỏi Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu cho phép điều gì đó thuộc quyền năng của Ngài đểchiếu tỏa trong lời Ngàivà vẻ uy nghi của Ngài, kẻ thù phải giật lùi và ngã nhào. Đây không là lần đầu tiên Chúa Giêsu khiến kẻ thù hoảng sợ vì vẻ uy nghi của Ngài (x. Ga 7:44; 10:39). Ngài sẽ mở đường cho họ bởi vì đó là ý muốn của Chúa Cha, nhưng không phải trước khi cho họ thấy rằng Ngài tự do hành động. Ngài làm trọn lời tiên tri củangôn sứ Isaia: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53:7). Ngài làm vậy không phải vì yếu đuối mà vì chọn lựa.

TÌNH HUỐNG và THANH GƯƠM

Kẻ thù của Chúa Giêsu liền tận dụng tình huống này. Chúa Giêsu trao mình mà không hề chống cự và xin tha cho các đệ tử. Không có chiến đấu nên không có nguy hiểm, thế nên một số người trong đám lính tỏ ra hăng hái, bước tới và bắt Chúa Giêsu. Giuđa giữ đủ mức độ yêu thương và lòng kính trọng dành cho Thầy để an thân, hắn để cho người khác hành động. Các môn đệ ngạc nhiên trước các sự kiện này. Chưa bao giờ họ thấy Thầybị đối xử tồi tệ như vậy. Những lần trước,khi kẻ thùtìm cách bắt Ngài, Ngài chỉ lặng lẽ lánh đi nơi khác, thế mà bây giờ Thầy lại chịu để cho chúng bắt. Lúc này họ thấy Ngài nắm chặt hai bàn tay.

Ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các môn đệ xin ý kiến của Thầy Giêsu để có thể chiến đấu bằng gươm, vì hai người trong số họ có gươm, nhưng họ không hiểu ý Thầy mình. Chiều tối, Ngài nói với họ: “Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không?”. Họ đáp: “Thưa không”. Ngài bảo họ: “Nhưng bây giờ, ai có túi tiền thì hãy mang theo, ai có bao bị cũng vậy; còn ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua. Vì Thầy bảo cho anh em hay: cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh Thánh đã chép: Người bị liệt vào hàng phạm pháp. Thật vậy, những gì đã chép về Thầy sắp được hoàn tất”.Họ thưa với Thầy Giêsu: “Lạy Chúa, đã có hai thanh gươm đây”. Ngài bảo: “Đủ rồi!” (Lc 22:35–38). Có thể họ nghĩ rằng đây là cách Chúa Giêsu nói tới sự cấp bách. Sự mạnh dạn của họ lớn hơn sự khôn ngoan. Có gươm giáo trong tay, một số người trong số họ chờ lệnh của Thầy Giêsu, sẵn sàng xông vào đám lính Rôma.

Lúc đó, hành động nhanh chóng, vì Chúa Giêsu không còn thời gian để trả lời họ. Phêrô bộc trực khi thấy Thầybị bắt. Ông không đợi Thầy trả lời, mà liền vung gươm chém thẳng vào đầu Man-khô (Malchus), một trong những người đang bắt giữ Thầy Giêsu.

Sau khi Phêrô chém đứt tai tên đầy tớ của thượng tế, Chúa Giêsu nghiêm giọng: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Ý nghĩa câu nói không rõ ràng. Có thể Chúa Giêsu có ý nói rằng “Cứ để như thế, không còn bạo lực nữa”, hoặc là “Cứ để mọi sự diễn biến; cứ để họ bắt Thầy”. Trong lúc bị thương, hẳn là Man-khô buông tay ra, và Chúa Giêsu liền dùng tay để gắn tai cho hắn. Nếu Thầy Giêsu không làm phép lạ chữa lành tai cho Man-khô, hẳn là Phêrô khó yên thân trong sân dinh thượng tế tối hôm đó.

Chúa Giêsu vẫn chủ động. Quay sang Phêrô, Ngài nói: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52). Ngài không tham dự vào việc tự vệ bằng bạo động, Ngài muốn yêu thương.

Bạo lực sinh ra bạo lực, đổ máu dẫn đến đổ máu nhiều hơn. Dùng gươm phải đượcphép, nếu không sẽ phạm pháp. Hơn nữa, Chúa Giêsu không cần họ trợ giúp: “Anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 26:53). Một đạo quân có 6.000 người. Thay vì 12 môn đệ yếu đuối bảo vệ Ngài, Ngài có thể xin Chúa Cha ban cho mười hai lần sáu ngàn thiên thần giúp đỡ Ngài – tức là 12 x 6.000 = 72.000 quân.

Sau khi nói với Phêrô, Chúa Giêsu quay sang đám ngườiđến bắt Ngài. Mặc dù Ngài nói với mọi người, nhưng Ngài nhắm đến những kẻ có chức quyền, những kẻ chịu trách nhiệm về những gì xảy ra – các thượng tế, những người coi Đền Thờ, và các bô lão. Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến? Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, mà các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22:52–53).

BẮT GIỮ

CHÚA GIÊSU & QUÂN DỮChúa Giêsu không phản đối việc bắt Ngài nhưng phản đối cách thức, thời gian và nơi chốn mà họ bắt Ngài. Họ đối xử với Ngài như thể Ngài là kẻ trộm cướp, trưởng băng đảng có vũ khí, hoặc kẻ phạm pháp. Nếu có vấn đề sự khác nhauvề học thuyết, họ cũng biết rất rõ rằng họ vẫn thấy Ngài giảng dạy ở Đền Thờ. Họ có thể bắt Ngài giữa thanh thiên bạch nhật và đưa Ngài ra trước hội đường. Chúa Giêsu biết tại sao họ không làm vậy – và chính họ cũng biết điều đó. Họ biết họ kết tội Chúa Giêsu về những lời Ngài nói. Họ sợ dân chúng vì tính thâm độc trong động lực và sự bất công trong cách đối xử của họ dành cho Chúa Giêsu.

Nhưng có ý nghĩa sâu xa về những gì xảy ra. Họ là những kẻ độc ác. Do đóhành động của họ hoàn tất lời tiên tri, như Chúa Giêsu đã xác định: “Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm” (Mc 14:49b). Những gì họ làm đều được Thiên Chúa sử dụng vàăn khớp với kế hoạch cứu độ.

Lúc đó, quân dữ có vẻ đã thắng thế. Chúa Giêsu nói: “Đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22:53b). Họ đã nhiều lần muốn bắt Ngàinhưng không thể bởi vì giờ của Ngài chưa đến. Bây giờ là lúc họ có thể tự do hành động. Satan là hoàng tử của bóng tối, nó đã nhập vào Giuđa, kẻ thủ mưu thành công. Giờ hành động của quân dữ cũng là giờ của quyền lực tối tăm, bởi vì họ hành động với tư cách là liên minh và vũ khí của Satan.

CÁC MÔN ĐỆ CHẠY TRỐN

Sau khi nói với đám quân dữ, Chúa Giêsu im lặng. Các Thánh sử không cho biết có sự thảo luận giữa các môn đệ hay không, về những gì nên làm hoặc nên nói. Các Phúc Âm chỉ cho biếtcách hành động của các môn đệ: “Bấy giờ CÁC MÔN ĐỆ BỎ NGƯỜI MÀ CHẠY TRỐN HẾT” (Mt 26:56b).

Chạy trốn là hèn nhát, đáng xấu hổ. Họ xa tránh Thầy Giêsu trong lúc nguy hiểm và bỏ mặc Thầy trong tay kẻ thù. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi đólà điều khó làm dịu tính nghiêm khắc về việc kết tội. Chúa Giêsu đãgiải tán họ và nói: “Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Ga 18:8). Ngài phản đối họ dùng gươm giáo, vả lại Ngài cũng không tỏ dấu hiệu bỏ trốn. Họ phải mau mắn quyết định điều cần làm, trong khi đó họ vẫn chăm chú theo dõi Chúa Giêsu, và họ quyết định chọn cách an toàn cho bản thân. Khi họ thấy Chúa Giêsu bị bắt mà không tìm cách thoát thân, họ lẩn vào bóng tối của những tán cây ô-liu. Điều đó ứng nghiệm lời tiên tri về lời nói củaChúa Giêsu: “Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26:31). Khi đó, Thánh Gioan thấy Thầy Giêsu đơn độc nên cảm thương: “Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do Thái bắt Đức Giêsu và trói Người lại” (Ga 18:12).

Khi Chúa Giêsu đã bị trói chặt và bị quân lính vũ trang vây quanh, đám quân dữ bắt đầu dàn hàng tiến về thành phố. Thánh Gioan cho biết rằng “họ điệu Chúa Giêsu đếnông Kha-nan, nhạc phụ của ông Cai-pha. Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó” (Ga 18:13). Truyền thống đặt dinh của ông Kha-nan – có lẽ cũng như dinh của ông Cai-pha – trên ngọn đồi phía Tây của thành phố, khoảng 60m tính từ căn phòng mà Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ vài giờ trước đó.

THANH NIÊN CHẠY TRỐN

Đêm tối, mọi người trong thành phố đã yên giấc. Chỉ có những lính canh còn thức bên các bức tường. Thánh Máccô cho biết rằng các môn đệ đã bỏ của chạy lấy người. Trong các Phúc Âm, chỉ có Máccô thú nhận sự thật này: “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Mc 14:51–52).

Thánh Máccô là người theo Chúa Giêsu khi còn khá trẻ – chưa tới 20 tuổi. Ông không đi theo xa xa, mà đi theo trong đám đông. Điều này cho thấy rằng ông không đi theo vì tò mò hoặc hiếu kỳ, mà thực sự quan tâm, thế nên ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Và rồi ông bị quân dữ tóm lấy, nhưng ông bỏ ào để thoát thân, sợ quá nên ông chẳng ngại gì nữa dù lúc đó ông “trần như nhộng”.

Trình thuật Tin Mừng không cho chúng ta biết tình trạng đó của Máccô xảy ra trong khi người ta “dẫn độ” Chúa Giêsu từ Vườn Dầu tới dinh Kha-nan. Có thể chàng trai trẻ Máccô là con của chủ nhân căn biệt thự Ghết-si-ma-nivà thức giấc vì tiếng la hét ồn ào của đám quân dữ. Có một truyền thống cho rằng mẹ của Thánh Máccô là chủ căn nhà mà Chúa Giêsu và các môn đệ ăn Bữa Tiệc Ly. Nếu truyền thống này đúng về vị trí của Phòng Tiệc Ly và dinh Kha-nan, hẳn là đám quân dữ dẫn tù nhân đi ngang qua Phòng Tiệc Ly. Căn nhà của mẹ Thánh Máccô là một trong những nơi hội họp đầu tiên của các Kitô hữu thời sơ khai. Đó là nơi mà Thánh Phêrô tới sau khi được thiên thần giải thoát khỏi nhà tù (Cv 12:12).

Chứng cớ chưa đủ thuyết phục, nhưng có điều nhỏ cho biết rằng chàng trai trẻ kia chính là Thánh Máccô. Nếu đúng vậy, chúng ta có thể hình dung sự kiện đó vẫn sống động trong trí nhớ. Nếu Thánh Mátthêu, Thánh Luca và Thánh Gioan biết điều này, hẳn là họ đã bỏ qua vì thấy không quan trọng. Đối với Thánh Máccô, điều đó giống như một dấu ấn mà chính ông đã ghi dấu trong Phúc Âm do ông viết ra, giống như Thánh Gioan đã nói tới chính mình bằng cách nói “người môn đệ Chúa yêu”.

Lm RALPH GORMAN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chúa Nhật III Mùa Chay – 2018

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …