Home / Chia Sẻ / CHÚA GIÊSU – KHỔ NẠN, ĐÓNG ĐINH và PHỤC SINH

CHÚA GIÊSU – KHỔ NẠN, ĐÓNG ĐINH và PHỤC SINH

aNếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết mọi thứ về cuộc khổ nạn, sự đóng đinh và sự phục sinh của Chúa Giêsu thì có sai không?

Đó là tính khả dĩ có được nhờ đọc tác phẩm của các học giả khảo cứu Kinh Thánh và là những nhà nghiên cứu nổi trội nhất trên thế giới.

Dĩ nhiên là luôn có những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các học giả và các thần học gia với mọi phương diện về cuộc sống và sự chết của Chúa Giêsu. Nhưng đôi khi vẫn cần có sự khảo sát mới rất kỹ lưỡng.

Ngôi mộ nào thực sự là nơi an táng Chúa Giêsu: Ngôi mộ ở tại Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy Sepulchre) hay là Ngôi Mộ Vườn (Garden Tomb)? Nhà thờ Thánh Mộ được tôn kính theo truyền thống ít nhất từ thế kỷ IV, khi hoàng đế Constantine cho xây dựng nhà thờ đầu tiên ở đó. Nhưng vào thế kỷ XIX, các tín đồ Tin Lành Tây phương coi Nhà thờ Thánh Mộ của Công giáo – trong khu xây dựng của Phố Cổ (Old City) – là vị trí không thích hợp, và họ vẫn công nhận “hầm mộ hai phòng” (two-chambered burial cave) bên ngoài thành gọi là Ngôi Mộ Vườn.

Ít ra khoa khảo cổ và khoa học có thể cân nhắc. Theo nhà khảo cổ Gabriel Barkay, Ngôi Mộ Vườn có từ các thế kỷ VIII–VII trước công nguyên và không được sử dụng trong thời Chúa Giêsu.

Có thể đó là điều thất vọng đối với những người đã tới viếng Ngôi Mộ Vườn khi đi hành hương, nhưng điều đó vẫn là sự khích lệ đối với các sinh viên nghiêm túc học hỏi về lịch sử Kinh Thánh để biết một sự thật không thể bác bỏ. Nhưng nếu bạn hiểu biết sai về Chúa Giêsu thì sao?

bHình ảnh hòn đá được lăn khỏi mộ Chúa Giêsu cho thấy ngôi mộ trống là đúng theo đức tin Kitô giáo. Nhưng hầu như chắc chắn rằng đó là cách dịch Phúc Âm sai!

Hóa ra chỉ có một số ngôi mộ thời Chúa Giêsu đã được phát hiện có tảng đá tròn. Ngày nay chúng ta biết nhờ khoa khảo cổ xác định rằng những người Do Thái thời đó sử dụng những tảng đá vuông để niêm phong cửa mộ được đục sâu vào vách các đồi đá tại vùng Giêrusalem.

Sự thật là chữ “lăn” (roll) được dịch từ chữ “kulio” trong Hy ngữ, cũng có thể có nghĩa là “di dời”, “xê dịch” hoặc đơn giản là “dời”, làm cho hầu như chắc chắn rằng “tảng đá được lăn ra” là lỗi về văn chương (literary error).

Nhưng lại thất vọng, cũng là sự thật rằng chúng ta càng hiểu biết nhiều về lịch sử và ngôn ngữ của thời đại Kinh Thánh thì chúng ta lại càng hiểu biết ít.

Chẳng hạn, cách phân tích chi tiết về văn chương và ngôn ngữ với nhiều phần kết của Phúc Âm theo Thánh Máccô cho thấy rằng có nhiều vấn đề chứ không chỉ có một.

Có những dạng câu hỏi khiến các học giả Kinh Thánh đã phải thức giấc vào ban đêm. Nhưng bạn có thể đi sâu vào các nghiên cứu của họ, các phát hiện và kết luận của họ. Tất cả đều có trong thư tịch của Hội Khảo Cứu Kinh Thánh (Biblical Archaeological Society).

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ BiblicalArchaeology.org)

Chuẩn bị Mùa Chay – 2018

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN