Home / Chia Sẻ / CHỦ NGHĨA VĂN HÓA KARL MARX TỰ CÔ LẬP

CHỦ NGHĨA VĂN HÓA KARL MARX TỰ CÔ LẬP

CHỦ NGHĨA VĂN HÓA KARL MARX TỰ CÔ LẬPKhi học sinh trở lại trường học, khả năng rất cao là tình trạng bất ổn trong khuôn viên trường cũng sẽ quay trở lại vào năm học mới. Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, phương tiện truyền thông quốc gia – đặc biệt là truyền hình – một lần nữa thu hút sự chú ý lớn đến những bất bình của một nhóm người mà chúng ta nên gọi là những người theo chủ nghĩa văn hóa Karl Marx, những người có ý tưởng về sự xa lánh gợi nhớ đến sự đối kháng giai cấp của Âu châu hồi thế kỷ XIX.

Nhưng trước tiên, những người theo chủ nghĩa văn hóa Karl Marx là ai? Hãy bắt đầu với việc họ không phải là ai cả.

Theo lịch sử, chủ nghĩa Marx có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lĩnh vực kinh tế so với lĩnh vực văn hóa. Bắt đầu từ Marx và Engels, chủ nghĩa này tập trung nhiều vào xung đột giữa tư bản và lao động. Những người theo chủ nghĩa Marx khẳng định rằng xung đột đó chắc chắn sẽ dẫn đến sự hủy hoại của người lao động, vì nó bóc lột họ và tạo ra trong họ sự tha hóa sâu sắc. (Theo lịch sử, điều đó đã chứng minh là sai.) Theo phân tích của chủ nghĩa Marx, luôn có sự tha hóa, chẳng hạn từ phương tiện sản xuất, nhưng còn những loại tha hóa khác thì sao?

Để đánh dấu 100 năm giáo huấn xã hội Công giáo hiện đại, Đức Gioan Phaolô II đã viết Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên) ngày 1-5-1991. Một thành tựu đáng chú ý của thông điệp này là sự chú ý mà giáo hoàng dành cho văn hóa. Ngài cân nhắc văn hóa dưới tiêu đề “các lĩnh vực trách nhiệm khác.” Đầu tiên trong số này là nguyên tắc pháp luật chứ không phải ý chí tùy tiện của cá nhân, cũng bao gồm cả các cấu trúc tham gia và trách nhiệm chung. Cũng không thể bỏ qua là sự tôn trọng tự do, đặc biệt là tự do tôn giáo. Cũng không thể coi thường gia đình và các cộng đồng trung gian khác khi nói đến sự hiểu biết đúng đắn về văn hóa.

Chủ nghĩa Marx rất hoài nghi về khả năng trải nghiệm xung đột của bản chất con người và vẫn tránh được sự tan rã xã hội. Hãy nghĩ theo cách này: Chúng ta được tạo ra cho cộng đồng – đủ loại cộng đồng. Bắt đầu với cộng đồng lớn nhất trước tiên – cộng đồng nhân loại (loài người, như chúng ta thường nói), chúng ta cũng có các cộng đồng trong quốc gia – nhà nước, thị trấn hoặc khu phố, và quan trọng nhất là trong gia đình thông qua hôn nhân và con cái. Với mức độ thân mật và tin tưởng rõ ràng khác nhau trong các cộng đồng này, chúng ta vẫn có những bất đồng và xung đột.

Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu rắc rối đầu tiên, hầu hết chúng ta – đặc biệt là những người đã say sưa với các nguồn gốc Kitô giáo – không cắt đứt và bỏ chạy. Chúng ta vẫn tham gia vì chúng ta đã lường trước được các xung đột – chúng thể hiện rõ trong những trang đầu tiên của sách Sáng Thế – và đã được đưa ra các biện pháp khắc phục để giải quyết chúng. Thành thật mà nói, một số biện pháp khắc phục của chúng ta có thể khó xử, và không phải tất cả chúng đều dẫn đến giải pháp gọn gàng và chặt chẽ một cách suôn sẻ. Nhưng khi có chúng như chúng ta có, chúng củng cố lời khuyên có trong Centesimus Annus, rằng các giải pháp chuyên chế đơn giản là không tương thích với chế độ tự quản. Chúng ta không bao giờ đàn áp tự do trong một nỗ lực vô ích nhằm dập tắt sự phản đối.

Bắt phe đối lập im lặng là điều mà những người theo chủ nghĩa văn hóa Karl Marx thích làm ngày nay. Trong nhiều sự kiện tại các trường đại học trong vài năm trở lại đây, những người phát biểu thường xuyên bị la ó và bị ngăn cản không cho nêu lên quan điểm của họ về những gì đáng lẽ phải là một cuộc trao đổi ý tưởng tự do. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì Đức Gioan Phaolô II nói trong Centesimus Annus về nhu cầu của con người đối với các cấu trúc tham gia và trách nhiệm chung. Thật không may, việc thiếu sự tham gia và trách nhiệm đã mau chóng trở thành chuẩn mực tại nhiều trường đại học.

Hàng rào tạo nên những người hàng xóm tốt. Nhưng những khu trại xuất hiện trên khắp khuôn viên trường vào đầu năm 2024 là những khu vực tự cô lập của sự không tham gia. Các sinh viên và những người kích động dựng lều đắm mình trong sự tự xa lánh của họ. Và họ không bị thách thức trừ khi những người có thẩm quyền hợp pháp – trong trường hợp này là các hiệu trưởng trường đại học – thể hiện lòng dũng cảm cần thiết để ra lệnh dỡ bỏ các khu trại. Chúng ta có thể hy vọng rằng, có lẽ những biện pháp như vậy khiến sinh viên và những người kích động bắt đầu suy nghĩ lại về sự tự lưu vong của họ.

Việc một số ít hiệu trưởng trường đại học sẵn sàng hành động mạnh mẽ – và một số hiệu trưởng các trường đại học uy tín nhất đã bị buộc phải rời đi vì lý do này – không phải là một phần nhỏ của vấn đề.

Sự cô lập của chủ nghĩa văn hóa Karl Marx ngày nay không thực sự nghi ngờ. Đó là sự xác nhận thêm về phán quyết của Đức Gioan Phaolô II trong Centesimus Annus rằng chủ nghĩa xã hội đã thất bại. Nhưng chủ nghĩa xã hội không chết, giống như mọi ảo tưởng của con người, mặc dù có hồ sơ lịch sử ảm đạm. Nó chỉ tự tái tạo dưới những hình dạng mới. Ví dụ, nó vẫn có thể thu hút sự chú ý của các tỷ phú như George Soros, người phân bổ tài sản của mình để tác động đến kết quả của các cuộc đua giành chức Ủy Viên Công Tố Quận địa phương trên khắp Hoa Kỳ.

Không có gì ngạc nhiên khi, tại những khu vực pháp lý này, những người theo chủ nghĩa văn hóa Karl Marx hiếm khi nhận được một “cái tát vào cổ tay” theo nghĩa bóng vì phá hoại tài sản, chiếm đóng các tòa nhà và phá vỡ các hoạt động hợp pháp. Sự trớ trêu của sự bất công trong những trường hợp này chỉ làm nổi bật sự suy yếu của nền dân chủ ở nhiều nơi ngày nay.

Tốt nhất là không nên dán nhãn sai lệch cho sự xa lánh, chẳng hạn nghĩ rằng nhiều người lớn ngày nay chỉ bị nhầm lẫn về mặt trí tuệ trong khi thực tế họ xa lạ sâu sắc với Thiên Chúa, với chính họ và với những người khác. Một cuộc kiểm tra thực tế là cần thiết. Tốt hơn là nên kiểm tra thực tế càng sớm càng tốt.

ĐỨC ÔNG ROBERT J. BATULE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN