Home / Chia Sẻ / CHÌA KHÓA CỦA THẾ KỶ 21

CHÌA KHÓA CỦA THẾ KỶ 21

ChiaKhoacuaTheky21Thánh Gioan Phaolô II cảnh báo: “Nếu cuộc khủng hoảng này ngày càng sâu sắc, chủ nghĩa vị lợi sẽ ngày càng biến con người thành đối tượng để thao túng, và thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên mới của chủ nghĩa man rợ, chứ không phải là mùa xuân hy vọng.”

Đức tin không có lý trí thì yếu đuối và mê tín, lý trí không có đức tin sẽ bị còi cọc và biến dạng. Đó là điều mà Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh báo 25 năm trước trong thông điệp “Fides et Ratio” (Đức Tin và Lý Trí, 1998). Nếu nhìn vào các tiêu đề về sự nổi lên của chiêm tinh học và những cảnh báo của ĐTC Phanxicô về hệ tư tưởng giới tính, thì Thánh Gioan Phaolô II đã nói đúng.

Một số sự kiện sẽ kỷ niệm thông điệp của Thánh Gioan Phaolô II – gồm một hội nghị trực tuyến ngày 16-9-2023 mà tôi đang giúp đỡ – bởi vì ngài coi đó là chìa khóa cho thời đại chúng ta.

  1. ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NHÂN PHẨM

Thập niên 1990 đáng nhớ nhất đối với các thông điệp của giáo hoàng khi Đức Gioan Phaolô II đề cập chính trị (Centesimus Annus, 1991), luân lý (Veritatis Splendor, 1993), Văn Hóa Sự Sống (Evangelium Vitae, 1995), và Hiệp Nhất Kitô Giáo (Ut Unum Sint, 1995).

Đó cũng là thập niên đầy hy vọng, khi ngài khởi động lại nền giáo dục đại học Công giáo với Ex Corde Ecclesiae, biến đổi Giáo Hội ở Mỹ với Ngày Giới Trẻ Thế Giới Denver, biến đổi Giáo Hội trên toàn thế giới bằng Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, và dẫn dắt Giáo Hội trên con đường tĩnh tâm kéo dài nhiều năm nhân dịp Năm Thánh năm 2000.

Nhưng tất cả những điều đó sẽ chẳng là gì nếu chúng ta không thống nhất được đức tin và lý trí, ngài nói với các giám mục Hoa Kỳ: “Trong thông điệp Fides et Ratio, mới được xuất bản tuần trước, tôi muốn bảo vệ khả năng của lý trí con người trong việc biết sự thật, để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tinh thần mới. Nếu cuộc khủng hoảng này ngày càng sâu sắc, chủ nghĩa vị lợi sẽ ngày càng biến con người thành đối tượng để thao túng, và thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên mới của chủ nghĩa man rợ, chứ không phải là mùa xuân hy vọng.”

  1. LÝ TRÍ SUY YẾU NẾU KHÔNG CÓ ĐỨC TIN

Thông điệp “Fides et Ratio” nói rằng trong thời đại chúng ta, lý trí đã hoàn thành những mục tiêu thực tế to lớn, nhưng nếu không có đức tin thì lý trí sẽ mất niềm tin vào sự thật.

Thánh Gioan Phaolô II viết: “Không có Thiên Chúa, lý trí úa tàn dưới sức nặng của quá nhiều kiến thức, thay vì lên tiếng hướng tới sự thật  – và dần dần mất khả năng nhìn lên cao, không dám vươn tới sự thật của hữu thể.”

  1. ĐỨC TIN ÚA TÀN NẾU KHÔNG CÓ LÝ TRÍ

Thánh Gioan Phaolô II viết: “Thiếu lý trí, đức tin nhấn mạnh đến cảm giác và kinh nghiệm, và do đó có nguy cơ không còn là mệnh đề phổ quát nữa. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng đức tin, gắn liền với lý luận yếu kém, có thể xuyên thấu hơn; trái lại, đức tin có nguy cơ bị úa tàn nghiêm trọng thành huyền thoại hoặc mê tín.”

  1. KẾT HỢP ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ ĐỂ VƯỢT QUA RÀO CẢN CHỦNG TỘC VÀ GIÀU NGHÈO

Ngày xưa chỉ có đàn ông thượng lưu mới có cơ hội học hỏi. Ngày nay không như vậy nữa. Thánh Gioan Phaolô II viết: “Hãy nghĩ đến sự đóng góp của Kitô giáo trong việc xác định quyền của mọi người được tiếp cận sự thật. Bởi vì những người theo Kitô giáo chỉ biết rằng việc tiếp cận sự thật sẽ cho phép tiếp cận với Thiên Chúa nên không ai có thể từ chối điều đó.”

Điều này gây ra một cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Thánh Gioan Phaolô II viết: “Khi dỡ bỏ các rào cản về chủng tộc, địa vị xã hội và giới tính, Kitô giáo đã tuyên bố ngay từ đầu về sự bình đẳng của mọi người nam và nữ trước mặt Thiên Chúa, và nhờ vào đức tin, giai cấp ưu tú đặc trưng cho việc tìm kiếm chân lý của người xưa đã rõ ràng là bị loại bỏ.”

  1. NGƯỜI KHÔNG CÓ NIỀM TIN CŨNG CÓ LỢI NHỜ CHIẾN ĐẤU VỚI CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỨC TIN

Thánh Gioan Phaolô II viết: “Tôi không thể không khuyến khích các triết gia – dù họ là người theo Kitô giáo hay không – hãy tin tưởng vào sức mạnh của lý trí con người và đừng đặt ra cho mình những mục tiêu quá khiêm tốn trong triết lý của họ.”

Ngài cầu xin nhân loại “đừng từ bỏ niềm đam mê chân lý tối thượng, sự háo hức tìm kiếm nó hay sự táo bạo tạo ra những con đường mới trong cuộc tìm kiếm.”

  1. ĐỨC TIN ĐEM ĐẾN SỰ KHIÊM NHƯỜNG CẦN THIẾT ĐỂ LÝ TRÍ PHÁT TRIỂN

Thánh Gioan Phaolô II giải thích: “Là một nhân đức thần học, đức tin giải phóng lý trí khỏi sự tự phụ, sự cám dỗ điển hình của triết gia. Triết gia về sự khiêm tốn cũng sẽ có can đảm để giải quyết những vấn đề khó giải quyết nếu dữ liệu của Khải Huyền bị bỏ qua – chẳng hạn, vấn đề về sự ác và đau khổ, bản chất cá nhân của Thiên Chúa và vấn đề về ý nghĩa cuộc sống hoặc, trực tiếp hơn, vấn đề siêu hình căn bản rằng tại sao lại có thứ gì đó thay vì không có gì.”

  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA “FIDES ET RATIO” VỚI HÌNH ẢNH KHÔNG THỂ QUÊN

Thông điệp “Fides et Ratio” bắt đầu bằng lời này: “Đức tin và lý trí giống như đôi cánh mà trên đó, tinh thần con người bay lên để chiêm ngưỡng sự thật.” Hình ảnh này tóm tắt một cách hoàn hảo lập luận của ngài, vẽ nên bức tranh một con chim bay vút lên không trung, đôi cánh dang rộng – hoặc một con chim bị thương đang lao thẳng trở lại trái đất.

Hình ảnh đó dẫn thẳng đến hội nghị mà tôi đang hỗ trợ, bởi vì Đại Học Bênêđictô đã ghi nhớ nó trong hai kế hoạch chiến lược và một bức tượng trong khuôn viên trường.

Thánh Gioan Phaolô II cho biết rằng khi đức tin và lý trí cất cánh, chúng ta sẽ bay lên: “Chính đức tin thúc đẩy lý trí vượt qua mọi cô lập và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể đạt được bất cứ điều gì đẹp đẽ, tốt lành và chân thật.”

TOM HOOPES

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

  

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN