Trong những ngày lễ Các Thánh và Các Linh Hồn, một số ít tín hữu vẫn nói chuyện cởi mở về sự chết. Các thần học gia viết về “sự khước từ” mà tôi đã đọc gần đây, nói về điều đó theo một cách rất mới đối với tôi.
Edward Leen nói rằng đối với thế giới, điều quan trọng là quản lý tốt việc kiếm kế sinh nhai và chỉ sau đó người ta mới lo về linh hồn mình: “Việc cứu rỗi linh hồn được coi là vấn đề dọn dẹp định kỳ và tranh thủ lãnh các bí tích lần cuối trước khi chết. Tất nhiên đây là một điều gì đó, và Thiên Chúa, trong lòng nhân từ và sự thương xót của Ngài, chấp nhận ngay cả một chút thiện ý nhỏ này… Nhưng chắc chắn không phải ý tưởng của Thiên Chúa về điều mà đời người sẽ là thế, hay cái chết lành là vậy. Cái chết kiểu này là ngẫu nhiên trượt vào, không phải là sự mở ra một cửa vào cõi vĩnh hằng. Tình cờ vào một ngôi nhà không phải là cách ra vào đang rất phổ biến.”
Vậy chúng ta nên làm thế nào để vào “nhà” Thiên Đàng? Chúng ta nên chết như thế nào? Chết là một hành động, một sự kiện, một cơ hội được hay mất, thắng hay thua. Làm thế nào người ta “làm cho cái chết của mình” là cái gì đó được đánh giá?
“Chết là khoảnh khắc quan trọng, quyết định sự cứu rỗi hay án phạt.” (Liguori) “Trong khoảng vài giờ, linh hồn sẽ đạt đến sự sống hoặc sự chết vĩnh viễn.” (Louis Granada) “Sự chết sẽ đem lại hậu quả vĩnh viễn.” (Fenelon) Sự vĩnh cửu phụ thuộc vào sự chết, vì vậy hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. Chỉ có thử thách của sự chết là dành cho bạn, vì vậy hãy chuẩn bị chết. Liệu cái chết Tốt mà có Lành hay không?
Vì chết là hành động cuối cùng của cuộc đời, là hành động chính của cuộc đời chúng ta và cần đối xử nghiêm túc. Challoner đã nói thay cho tất cả chúng ta: “Việc lớn nhất của cả cuộc đời chúng ta là đảm bảo hạnh phúc vĩnh cửu, và không có gì khác có thể bảo đảm nó ngoài cái chết tốt. Đó là cánh cổng cần thiết, qua đó chúng ta phải đi đến sự sống vĩnh cửu: nếu chúng ta nghĩ đến việc đến đó bằng bất kỳ con đường nào khác, chúng ta sẽ bỏ lỡ con đường đó. Vì vậy, cái chết tốt phải là việc của cả cuộc đời chúng ta: phải chuẩn bị cho cái chết.”
Chết tốt lành là gì? Chết trong ơn nghĩa Chúa. Saint-Jure kết nối khoảnh khắc chết với cuộc sống đã qua bằng cách thắc mắc: “Làm thế nào kẻ gian ác có thể nhận được ân huệ không thể tưởng tượng được từ Thiên Chúa khi chết trong ơn nghĩa Ngài sau khi đã sống như kẻ thù của Ngài?” Do đó, truyền thống thường kết luận rằng cái chết tốt lành không được tạo ra bởi một cuộc sống xấu xa.
Nhưng khả năng xảy ra hối nhân trên giường bệnh phải được đan xen vào tất cả những gì chúng ta đã nói cho đến nay, ít tác giả nào đã xử lý hy vọng về giường bệnh hơn Frederick Faber. Một cơn lốc hoạt động xảy ra ngay tại giường bệnh.
Mỗi giường bệnh của tín nhân là một thế giới hoàn chỉnh của ân sủng, sự giao thoa, đền bù, ánh sáng, cuộc đấu tranh, chiến thắng, cử chỉ siêu nhiên, và hành động của các quy luật tâm linh vĩ đại. Mỗi giường bệnh, được giải thích cho chúng ta như Thiên Chúa có thể giải thích, tự nó sẽ là một bộ môn khoa học về Thiên Chúa, một tổng luận thần học tinh tế nhất. Các loại ân sủng trong linh hồn rất nhiều sự vô hạn của sự sống vô hạn duy nhất của Thiên Chúa. Thế giới của ân sủng thực sự là tòa nhà của những phép lạ có thể xảy ra của Ngài.
Trong một văn bản quan trọng khác, ông giải thích thời gian cản trở sự hiện diện của Thiên Chúa: “Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về quá trình nội tâm cuối cùng nơi giường bệnh khiến một trong những phần to lớn nhất của cuộc đời chúng ta không thể tiếp cận với sự chú ý của chúng ta. Cuộc sống không chỉ được tính bằng thời gian cụ thể. Thế giới, với tất cả các quang cảnh và âm thanh của nó, thường để lại rất ít chỗ cho Thiên Chúa trong trái tim của con người. Nhưng giờ chết rất rộng rãi. Nó dành chỗ cho Thiên Chúa, nó biến phút thành năm.”
Giờ của sự thật này vận hành theo những quy luật ngày càng rộng lớn, và Faber nói rằng chúng ta biết rất ít về những gì diễn ra sau đó.
Đó là thế giới vô hình: “Ôi biết bao vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa quy tụ xung quanh giường hấp hối, biết bao điều chúng ta có thể thấy, biết bao điều chúng ta tin tưởng! Chúng ta cho rằng đó là căn cứ không xác định, nhưng vì lúc đó rất cần đến lòng thương xót… và cuối cùng, bởi vì Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta biết rõ, chúng ta mạnh dạn tuyên bố tất cả vùng đất vô danh của những chiếc giường bệnh Công giáo vì quyền tối cao đơn giản của lòng từ bi Thiên Chúa. Giờ đó có thể giải thích nhiều sự cứu giúp không thể giải thích được.”
Đám ma quỷ kéo tới giường bệnh vì đó là cơ hội cuối cùng để chúng quấy rối tôi tớ của Chúa: “Đó là cơ hội cuối cùng của chúng đối với linh hồn sắp ra đi. Than ôi! Người đó đã là con mồi sẵn sàng của chúng trong nhiều năm… nhưng chúng không an toàn lắm. Lòng từ bi vĩ đại của Chúa Giêsu, lời cầu mãnh liệt của Đức Mẹ, bí tích mạnh mẽ nào đó, có thể phá vỡ vòng tội ác mà chúng cho rằng chúng đã truy tìm xung quanh nạn nhân của chúng.”
Cuối cùng, Máu Thánh Chúa Giêsu có thể chiến thắng và làm phát sinh những hành động ăn năn, kính sợ và yêu thương siêu nhiên, nhờ đó linh hồn sắp chết được đoàn tụ với Thiên Chúa. Sự cứu rỗi có thể được bảo đảm, vì vậy lũ ma quỷ không vắng mặt.
Trong lĩnh vực tâm linh luôn tồn tại hai thế giới: hữu hình và vô hình. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, giường bệnh là giường đôi. Có giường bệnh có linh mục, thầy thuốc và bạn bè xung quanh; và có giường bệnh ở trong căn phòng thầm kín, nơi mà Người Cha của các thụ tạo ở với con cái Ngài, trong những cuộc giao tiếp quá mật thiết mà không bao giờ được tiết lộ cho người sống.
Thế giới đã che đậy nỗi sợ chết bằng cách đưa ra định nghĩa về cái chết tốt: Euthanasia. Trong đó, nghĩa đen của chữ “eu” là Tốt và chữ “thanasia” là Chết. Chữ Euthanasia có nghĩa là “chết không đau đớn, không bất tiện, không khó chịu.” Việt ngữ dịch Euthanasia là “chết êm ái” hoặc “an tử,” tất nhiên có nghĩa xấu và có sự trợ giúp của người khác. Giáo hội không chấp nhận điều đó!
DAVID W. FAGERBERG
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
Lễ Các Thánh – 2022