SANDRA MIESEL
Chén Thánh (Holy Grail) có mọi ý nghĩa đáng mơ ước có thể đạt được. Ở đây, Chén Thánh không mang nghĩa như chén thánh (chalice) được sử dụng hằng ngày trên các bàn thờ – quen gọi là “chén lễ”, mà Chén Thánh (viết hoa) có ý nói Chén Thánh chính Chúa Giêsu đã dùng tại Bữa Tiệc Ly.
Thuật ngữ này được dùng tại Cup Stanley của môn khúc côn cầu (bóng gậy). Theo truyền thống, Chén Thánh là vật được sử dụng tại Bữa Tiệc Ly, chén hoặc ly (chalice) hoặc dĩa (dish) đựng Bánh Thánh hoặc Chiên Vượt Qua. Máu Đức Kitô được hứng vào Chén (Grail) trên đồi Can-vê hoặc khi an táng. Thời Trung cổ, thi sĩ Wolfram von Eschenbach (người Đức) đã kể câu chuyện này theo cách khác. Chén Thánh bằng đá trắng, phía trên chén có bồ câu đặt Bánh Thánh vào chén mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh. Qua các thế kỷ, Chén Thánh có các ý nghĩa khác: Nguồn của sự chữa bệnh, sự soi sáng, sự tái sinh vũ trụ, hoặc sự giao tiếp với thực tế. Người ta không thỏa mãn với Kitô giáo về việc liên kết với các bí ẩn dị giáo, kiến thức huyền nhiệm và thần bí. Ngay cả những người tân ngoại giáo (neo-pagans) cũng cố gắng nói rằng Chén Thánh là vật dụng nghi lễ tiền Kitô giáo liên quan nữ thần của họ.
Người Công giáo có phải tin Chén Thánh có thật?
Dĩ nhiên, có các dụng cụ để ăn tại Bữa Tiệc Ly. Không ai biết còn Chén Thánh đó hay không. Giáo hội không đặt nặng vấn đề về Chén Thánh. Thời Trung cổ, khi các câu chuyện đang hình thành, phổ biến trong dân ngoại, nhưng Giáo hội làm ngơ.
Mức độ chính xác về các vật dụng được coi là Chén Thánh do phán đoán của dân thường. Vấn đề này không thuộc lĩnh vực đức tin. Quy luật tương tự cũng áp dụng cho những gì được coi là thánh tích. Chẳng hạn, không người Công giáo nào buộc phải tin tấm khăn ở Turin hiện nay là khăn liệm Chúa Giêsu, mặc dù tấm khăn này được tôn kính từ xưa tới nay. Mặt khác, thật buồn cười nếu từ chối xương thật của Thánh Teresa Hài Đồng được tôn kính tại Lisieux (Pháp).
Thánh Gioan Phaolô II và ĐGH danh dự Bênêđictô XVI đã dùng Chén Thánh khi cử hành Thánh lễ ở Nhà thờ Valencia (Tây ban nha). Thực hư thế nào?
Nếu Chén Thánh vẫn hiện hữu, người ta có thể dễ dàng thấy nó giống như “chén lễ” của Nhà thờ Valencia – chén bằng đá đỏ từ thời Đức Kitô. Thời Trung Cổ có những chiếc bình bằng đá quý với quai cầm bằng vàng để đựng đồ nữ trang.
Chuyện chẳng liên quan gì tới Chén Thánh mà Chúa Giêsu đã dùng, nhưng truyền thuyết cho rằng Chén Thánh được Thánh Phêrô đưa tới Rôma, sau đó được trao cho Thánh Lôrensô, rồi Thánh Lôrensô đam Chén Thánh tới Tây Ban Nha, và Chén Thánh được giấu kín lâu tại đây. Năm 1399, vua Aragon lấy Chén Thánh từ tu viện Catalan. Năm 1437, người kế vị đem đi cầm cố Chén Thánh cho Nhà thờ Valencia. Vẫn có Chén Thánh tại nhà nguyện của Nhà thờ này, và một bản sao được rước trong dịp lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (Corpus Christi). Tin đồn đó không thật.
Tác phẩm “The Da Vinci Code” (Mật mã Da Vinci) của Dan Brown cho rằng Chén Thánh không là một cái ly mà là một con người. Ý tưởng này do đâu? Ông ta có tạo ra chén đó?
Nguồn chính của Dan Brown là Máu Thánh, còn Chén Thánh là do Michael Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln (1982). Tác phẩm dã sử thuộc loại sách bán chạy (best-seller) này cho rằng Thánh Maria Madalena là Chén Thánh thật vì bà là vợ của Chúa Giêsu, là người đã “mang” máu Ngài bằng cách sinh ít là một đứa con. Tin đồn nhảm này vẫn có tới ngày nay, dù Giáo hội đã nỗ lực bác bỏ. Về Chén Thánh, cuốn sách này nói rằng người ta đã tìm kiếm “phụ nữ mất tích”, đại diện là Thánh Maria Madalena.
Một số tác giả khác ảnh hưởng Brown là Lynn Picknett, Clive Prince, và Margaret Starbird. Baigent và Leigh đã tức giận vì Brown “vay mượn” quá nhiều nên họ đã kiện ông ta tội “đạo văn” (plagiarism) nhưng vụ kiện không thành.
Người Công giáo nên coi tư tưởng về Chén Thánh như thế nào? Nghiên cứu về Chén Thánh có ý nghĩa gì đối với đức tin của chúng ta?
Chén Thánh nói tới Thánh Thể. Theo nghĩa đen và duy nhất, Đức Maria là người mang thai Con Chúa chính là Chén Thánh sống động. Nhưng các huyết mạch thánh của Thánh Lễ cũng là Chén Thánh, và việc tìm kiếm Chén Thánh của chính chúng ta được nối kết mỗi lần chúng ta rước Mình Máu Thánh Đức Kitô. Chính Chúa Giêsu Thánh Thể mới là Chén Thánh thật.