Home / Chia Sẻ / CHÀO MỪNG NĂM CON NGỰA

CHÀO MỪNG NĂM CON NGỰA

 

I. Ý nghĩa Con Ngựa:

A. Ý nghĩa dân gian và đạo đức:

tải xuốngCon ngựa đưa Thánh Gióng về trời, con ngựa lửa đưa Êlia về trời. Bản thân con ngựa là mang vác, chuyên chở người và vật. Con ngựa gắn liền với chiến tranh qua hình ảnh kỵ binh, chiến xa. Cũng gắn liền với sự thanh khiết, chiến thắng dục vọng nhờ sự chế ngự của tinh thần. Con ngựa là con vật uy nghi, chở con người chiến thắng là Đấng Trung Tín và Chân Thật (Kh 19,11). Và nó cũng là con ngựa bất kham bởi những dục vọng lèo lái.

B. Ý nghĩa của Thánh Kinh:

Sách Khải Huyền của Thánh Gioan có nói đến hình ảnh bốn con ngựa với những màu sắc khác nhau. Đó là ngựa trắng, ngựa đỏ, ngựa đen và ngựa xanh xám. Chúng ta thử tìm hiểu những biểu tượng của từng con:

1- Con ngựa trắng

Thường gọi là Bạch mã, biểu tượng cho sự chiến thắng sau cùng. Bạch mã rất uy nghi trong sự thiện toàn bích, đẩy xa vùng tối tăm, tiến lên như con tuấn mã mặt trời. Bạch mã là vật cưỡi của Vua chiến thắng là Chúa Kitô đã đánh bại thần chết trong sự phục sinh của Người.

2- Con ngựa đỏ

Cũng gọi là con ngựa lửa, con ngựa kéo cổ xe bằng lửa đưa Êlia về trời (2 các Vua 2,11). Con ngựa lửa tượng trưng cho năng lực của tuổi trẻ, hướng về phía trước, một thời sung mãn của con người, khi họ hướng về sự thiện hảo. Đó là sức mạnh của đời sống thiêng liêng làm cho con người thăng tiến toàn diện, giúp cho khả năng sáng tạo của con người tuôn chảy như thác nước.

3- Con ngựa đen

Thường gắn liền với thần chết và các tai ương. Tới thời kỳ viên mãn, các tai ương, hoạn nạn, hủy diệt của trần thế là điềm báo trước ngày Chúa đến trong vinh quang.

4- Con ngựa xanh xám

Thường bị lẫn lộn với con ngựa đen, đôi khi với con ngựa trắng. Nên con ngựa xám tượng trưng cho những điều thật giả lẫn lộn. Con người bước đi giữa bóng tối và ánh sáng, sự hào nhoáng của trần gian và vinh quang vĩnh cửu. Nên con người cần phải thắp sáng niềm tin của mình bằng đời sống tỉnh thức và cầu nguyện để có thể sự chọn lựa sáng suốt đúng với hạnh phúc của mình.

II. Hướng đi mục vụ trong năm Giáp Ngọ 2014

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn năm 2014 là Năm “Tân Phúc Âm hóa Gia đình”.

1. Tân Phúc Âm hóa là gì? 

Tân là mới: Mới về lòng nhiệt thành, mới về phương pháp và mới về cách diễn tả. Chứ không mới về nội dung của Phúc Âm đã thay đổi hay vì công việc rao giảng Phúc Âm trước đây là sai, là dở, cần phải bỏ để làm lại. Chúng cần phải đổi mới về lòng nhiệt thành, về phương pháp và cách diễn tả, vì đối tượng của việc rao giảng Phúc Âm là người thời nay đã thay đổi dưới nhiều khía cạnh thí dụ, ngày xưa người ta phá thai, người ta biết và chấp nhận đó là tội. Còn ngày nay, người ta phá thai thì cho là bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nên cần phải “Tân Phúc Âm hóa Gia đình” để đưa Lời Chúa vào gia đình và xã hội.

2. Tân Phúc Âm hóa Gia đình

Gồm các việc chính yếu sau đây:

2.1. Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện

Cùng với việc siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích, các gia đình cần phải duy trì giờ kinh chung trong gia đình và cố gắng đưa Lời Chúa vào các giờ kinh này. Giáo xứ sắp gởi biếu cho các gia đình quyển Lời Chúa của Đức Cha Phêrô Khảm để dùng trong các giờ kinh gia đình. Đây là quà lì xì của Cha Sở.

2.2. Gia đình là cộng đoàn yêu thương

Các gia đình phải cố gắng sống lời dạy của Thánh Phaolô sau đây: “Hãy có lòng thông cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Côlôsê 3,12-13).

2.3. Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống: Gia đình là cung thánh của sự sống. Sự sống mới là hồng ân Chúa ban cho vợ chồng để bảo vệ hạnh phúc của cha mẹ. Cha mẹ cần phải trân trọng sự sống mới Chúa ban là các đứa con, phải lo nuôi dưỡng, giáo dục đến nới đến chốn.

2.4. Gia đình là cộng đoàn tham gia việc rao giảng Phúc Âm

Rao giảng Lời Chúa là di chúc của Chúa Giêsu để lại cho Giáo hội và mọi thành viên của Giáo hội. Hãy đẩy mạnh việc đồng hành với các gia đình.

III. Kết: Mọi gia đình phải trở về với Lời Chúa. Đọc và sống Lời Chúa trong gia đình, mới có đủ sức tham gia công việc rao giảng Tin Mừng một cách hiệu quả.

LM GB. Võ Văn Ánh

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …