Home / Hạnh Tích Các Thánh / CHÂN DUNG “SƯ TỬ” MÁC-CÔ

CHÂN DUNG “SƯ TỬ” MÁC-CÔ

MThánh sử Mác-cô (La ngữ: Mārcus; Hy ngữ: Μᾶρκος; tiếng Coptic: Μαρκοϲ; tiếng Do Thái: מרקוס‎) là một trong 72 môn đệ, người thành lập giáo phận Alexandria, một trongba giáo phận chính của Kitô giáo thời sơ khai. Lễ kính Thánh Mác-cô vào ngày 25 tháng Tư hàng năm, biểu tượng của ngài là Sư Tử có cánh.

Theo William Lane (1974), một “truyền thống nguyên vẹn” đã đồng hóa Thánh sử Mác-cô với Gio-an Mác-cô, và Gio-an Mác-cô là anh em họ của Ba-na-ba. Tuy nhiên, Hippolytus thành Rôma đã phân biệt Mác-cô (2 Tim 4:11), Gio-an Mác-cô (Cv 12:12, 25; 13:5, 13; 15:37), và Mác-cô là người anh em họ của Ba-na-ba (Cl 4:10; Plm 1:24).

Theo Hippolytus, họ đều thuộc nhóm“bảy mươi hai môn đệ” được Chúa Giêsu sai đi loan báo Tin Mừng cho Giu-đê (Lc 10:1-12). Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu giải thích rằng thịt Ngài là “thức ăn thật” và máu Ngài là “thức uống thật”, nhiều môn đệ đã bỏ Ngài (Ga 7:66), trong số đó có Mác-cô. Về sau, Mác-cô phục hồi đức tin nhờ Phê-rô; Mác-cô là người thông dịch của Phê-rô, viết Phúc Âm thứ hai (Phúc Âm theo Thánh Mác-cô), thiết lập Giáo hội Phi châu, và trở thành Giám mục của GP Alexandria.

Theo Eusebius Caesarea (Eccl. Hist. 2.9.1–4), Hê-rô-đê A-grip-pa I, vào năm thứ nhất của triều đại cai trị toàn cõi Giu-đê (năm 41), đã  giết Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, rồi bắt Phê-rô và định giết ông sau Lễ Vượt Qua. Ông Phê-rô được thiên thần giải cứu, thoát khỏi tay Hê-rô-đê (Cv 12:1-19). Ông Phê-rô tới Antiôkia, rồi qua Tiểu Á (thăm các giáo đoàn ở Pontus, Ga-lát, Cappadocia, Á châu, và Bithynia, được đề cập trong 1 Pr 1:1), và đến Rôma vào năm thứ hai của triều đại hoàng đế Claudius (năm 42 sau công nguyên; Eusebius, Eccl, Hist. 2.14.6). Sau đó, Phê-rô đã chọn Mác-cô cùng đồng hành và làm người thông dịch. Thánh sử Mác-cô viết các bài giảng của Thánh Phê-rô, và biên soạn Phúc Âm theo Thánh Mác-cô (Eccl. Hist. 15–16), trước khi đi Alexandria vào năm thứ ba của triều đại hoàng đế Claudius (năm 43).

Năm 49 (sau công nguyên), khoảng 19 năm sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Mác-cô tới Alexandria [x. c. 49 [x. Cv 15:36-41] và thành lập giáo đoàn Alexandria – ngày nay, cả Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp ở Alexandria đều nhận mình là những người kế tiếp của cộng đoàn nguyên thủy này. Phụng Vụ của Chính Thống Coptic có thể được tìm thấy từ Thánh Mác-cô. Ngài trở thành giám mục tiên khởi của GP Alexandria, và ngài được coi là người thiết lập Kitô giáo ở Phi châu.

Theo Eusebius (Eccl. Hist. 2.24.1), người kế vị giám mục Mác-cô là giám mục An-ni-a-nô, GP Alexandria, năm thứ tám của triều đại hoàng đế Nero – có thể khoảng năm 62 hoặc 63, có thể chứ không xác định. Sau đó, truyền thống Coptic cho biết rằng ngài chịu tử đạo năm 68. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô được viết bởi một tác giả nào đó. Phúc Âm này không được viết và không được coi là được viết bởi các nhân chứng trực tiếp chứng kiến các sự kiện.

Đoạn Kinh Thánh chính yếu nói tới dấu “tượng con thú” là trình thuật Kh 13:15-18. Other references can be found trong  Kh 14:9, 11; Kh 15:2; Kh 16:2; Kh 19:20 và Kh 20:4. Dấu này là dấu dành cho những người theo kẻ phản-kitô và tiên tri giả (nói về người phản-Kitô). Tiên tri giả (con vật thứ hai) là người làm cho những người khác nhận dấu này. Dấu này được khắc vào tay hoặc trán và  không chỉ là cái “thẻ” người ta mang.

Bước đột phá mới đây về y học là cấy con chip, và kỹ thuật RFID đã khiến người ta quyết tâm tới “dấu con thú” được nói tới trong chương 13 của sách Khải Huyền. Có thể kỹ thuật chúng ta thấy ngày nay biểu tượng cho các giai đoạn khởi đầu của những gì mà có thể cuối cùng được dùng làm “dấu con thú”. Cần nhận biết rằng việc cấy con chip không là dấu của con thú. Dấu con thú sẽ là cái gì đó chỉ trao cho những người tôn thờ kẻ phản-kitô. Được cấy con chip vào tay phải hoặc trên trán không là dấu của con thú. Dấu con thú sẽ là sự xác định của thời tận cùng được kẻ phản-Kitô đòi hỏi để mua hoặc bán, và điều này sẽ chỉ được trao cho những người tôn thờ kẻ phản-kitô.

Nhiều người trình bày Khải Huyền rất khác với bản chất chính xác của dấu con thú. Ngoài quan điểm về việc cấy con chip, kể cả thẻ căn cước (chứng minh nhân dân – ID card), con chip, mã vạch được xăm trên da, hoặc chỉ là dấu xác định ai đó là người trung tín với vương quốc của kẻ phản-kitô. Điều cuối cùng này đòi hỏi cách suy nghĩ cuối cùng, vì điều đó không thêm thông tin gì vào những thông tin mà Kinh Thánh cho chúng ta biết. Chúng ta không dành nhiều thời gian suy nghĩ về các chi tiết chính xác.

Ý nghĩa của số 666 là một bí ẩn. Một số người cho rằng có mối liên quan với 6-6-2006 (tức là 06-06-06). Tuy nhiên, chương 13 trong sách Khải Huyền nói rằng con số 666 xác định một con người, chứ không là ngày tháng. Kh 13:18 cho biết: “Đây là lúc cần phải có sự khôn ngoan. Ai có trí thông minh hãy tính ra số của tên Con Thú, vì đó là số của tên một người, và số của tên người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu”. Bằng cách nào đó, con số 666 sẽ xác định kẻ phản-kitô. Nhiều thế kỷ qua, cách dịch giả Kinh Thánh đã cố gắng xác định các cá nhân nào đó với con số 666. Không có gì để kết luận. Đó là lý do Kh 13:18 nói rằng con số này đòi hỏi sự khôn ngoan. Khi người phản-kitô bị phát hiện (2 Tx 2:3-4), điều đó sẽ cho biết đó là ai và con số 666 đồng hóa như thế nào.

Năm 828, thánh tích được coi là di hài của Thánh Mác-cô đã bị hai thương gia người Venece đánh cắp ở Alexandria với sự trợ giúp của hai tu sĩ người Hy Lạp và đưa tới Venice. Một bức khảm ở Nhà thờ Thánh Mác-cô mô tả các thủy thủ che giấu thánh tích bằng một lớp thịt heo và cải bắp. Từ khi Hồi giáo không cho phép ăn thịt heo, điều này được áp dụng để ngăn chặn các vệ sĩ khỏi kiểm tra hàng hóa trên tàu. John Julius Norwich nói: “Lịch sử không ghi lại việc bắt giữ trơ trẽn về thi hài”.

Năm 1063, trong khi xây dựng giáo đường mới ở Venice, thánh tích của Thánh Mác-cô không thể tìm thấy. Tuy nhiên, theo truyền thống, năm 1094 chính thánh nhân đã báo cho biết vị trí có di hài của ngài ở trong một cây cột. Thánh tích mới tìm thấy này được đặt vào một chiếc quách bằng đá và đặt ở trong giáo đường này.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ GotQuestions.org)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …