Home / Chia Sẻ / CÁCH ĐỌC KINH THÁNH

CÁCH ĐỌC KINH THÁNH

CÁCH ĐỌC KINH THÁNHChúng ta có thể bị cám dỗ để coi Kinh Thánh như một cuốn sách ghi nhớ gia đình. Chúng ta có thể kể lại những câu chuyện có trong đó và nhận thức đầy đủ hơn về tổ tiên của chúng ta là ai và bản thân chúng ta là ai với tư cách là người thừa kế. Điều này đủ đúng, bằng cách cầu nguyện qua các câu chuyện của các tiên tri và tông đồ, chúng ta thấy các biểu tượng của sự thánh thiện và bắt gặp những lời mời gọi hạnh phúc và thánh thiện trong cuộc sống của chính mình.

Hơn nữa, khi một album ảnh ghi lại các đoạn trích và câu chuyện, chúng ta biết về chính Thiên Chúa. Ngài cho chúng ta nhìn thoáng qua về sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài, đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về Ngài. Ngài nói với chúng ta những điều mà chúng ta không bao giờ có thể đoán được: như Ngài là Một Ngôi trong Ba Ngôi, sự kết hợp của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, hoặc Ngài ban cho chúng ta vô vàn ân sủng qua các bí tích.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng đó là tất cả Kinh Thánh. Đó không phải là cuốn sách một chiều, không phải là sự lặp lại đơn thuần của lịch sử; không chỉ là sự chia sẻ những kỷ niệm. Kinh Thánh là Thánh Ngôn của Thiên Chúa, sống động và chân thật.

Bằng cách nói với chúng ta về Ngài, Thiên Chúa mời chúng ta đối thoại với Ngài. ĐGH Bênêđíctô XVI dạy: “Lời Chúa lôi kéo mỗi người chúng ta vào cuộc trò chuyện với Ngài: Thiên Chúa là Đấng dạy chúng ta cách nói với Ngài.” Chúa muốn chúng ta nhận biết tình yêu sâu sắc nhất, chân thực nhất. Bằng cách đọc Kinh Thánh, chúng ta bắt đầu khám phá ra sự viên mãn của Ngài, và khi làm như vậy, chúng ta nhận ra sự bí ẩn về chính mình.

Bởi vì Kinh Thánh không bằng phẳng, bởi vì những lời cứu rỗi trên những trang thánh là những lời sống động, chúng ta không thể chỉ đọc một cách đơn giản. Có sự phong phú trong mỗi câu, sự hài hòa về ý nghĩa được tìm thấy. Tổ tiên của chúng ta đã biết điều này. Kinh Thánh có ý nghĩa lịch sử và tâm linh. Có thể ẩn chứa vô số biểu tượng và ý nghĩa chỉ trong một câu.

  1. BỐN Ý NGHĨA KINH THÁNH

Các câu Thời Trung Cổ có vần điệu Latin nói: “Litera tensa docet, Quid credas allegoria, Moralis quid agas, Quo tensas anagogia.” Dịch nghĩa là: “Nghĩa đen dạy những gì Thiên Chúa và tổ tiên chúng ta đã làm, Lời phúng dụ là nơi đức tin và niềm tin của chúng ta ẩn giấu, Ý nghĩa đạo đức cho chúng ta quy tắc của cuộc sống hằng ngày, Cách chú giải cho chúng ta thấy nơi chúng ta kết thúc xung đột.”

Bốn chiều hướng giải thích này chỉ cung cấp một bộ chìa khóa để giúp người Công giáo khai thác ý nghĩa tiềm ẩn của Kinh Thánh.

  1. Nghĩa Đen

Nghĩa đen của một câu hỏi: ý nghĩa của các sự kiện trong quá khứ như được tường thuật trong văn bản thiêng liêng là gì. Ở đây chúng ta có thể nghĩ về một cái gì đó giống như ý nghĩa lịch sử. Nghĩa đen của một câu ít nhiều là những gì đã xảy ra. Nói một cách kỹ thuật hơn, một số thần học gia như Thánh Tôma Aquinô nghĩ rằng nghĩa đen có thể là văn chương. Đó là cách Thánh Tôma cho phép nghĩa đen trong các đoạn thơ như Thánh Vịnh. Thánh Gioan Cassian nói nghĩa đen, hoặc bản ghi chép tường thuật, chuyển tiếp “những thứ đã qua và có thể nhìn thấy được.”

  1. Nghĩa Bóng

Nghĩa bóng đôi khi được gọi là nghĩa Kitô học hoặc nghĩa biểu tượng. Ý tưởng ở đây là các sự kiện và biểu tượng có thể ám chỉ đến Đức Kitô. Các tài liệu tham khảo về Chúa Giêsu thậm chí có thể thấy trong Cựu Ước. Ví dụ, khi Môsê treo con rắn đồng lên cây sào để chữa những người Israel bị rắn cắn, (Ds 21) tín nhân coi nó như một loại dành cho Đức Kitô, Đấng cứu chúng ta khỏi tội trên thập giá. Chính Thánh Phaolô cũng cung cấp cho chúng ta cách giải thích Kinh Thánh: “Tảng Đá là Đức Kitô” trong 1 Cr 10. Thánh Phaolô thấy trong câu chuyện về tảng đá cho nước để làm dịu cơn khát của dân Isreal trong sa mạc, chính Chúa Kitô là Đấng ban nước hằng sống. (Ga 7:37-39)

  1. Nghĩa Luân Lý

Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng cung cấp cho chúng ta một cách để sống ở đây và bây giờ. Một số câu giải thích các quy tắc luân lý quen thuộc với tất cả chúng ta – chẳng hạn, Mười Điều Răn trong sách Xuất Hành hoặc Các Mối Phúc trong Mt 5. Nhưng nhiều dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng có bài học luân lý, hướng dẫn chúng ta cách sống. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến nhiều lời khôn ngoan của các tiên tri hoặc những lời khuyên được đưa ra trong các sách như Châm Ngôn và Huấn Ca. Kinh Thánh đưa ra hướng dẫn về cuộc sống, cung cấp cho chúng ta những cách hành động thực tế để thực hiện trong thời đại của chúng ta.

  1. Nghĩa Chú Giải

Cuối cùng, Kinh Thánh cũng là cuốn sách về những gì sắp xảy ra. Kinh Thánh không chỉ kể lại các sự kiện trong quá khứ mà còn cho chúng ta biết những lời hứa của Thiên Chúa cho tương lai. Những điều tương lai này (những điều về tận thế để sử dụng thuật ngữ thần học kỹ thuật) là có thật trong câu chuyện về việc cứu rỗi Kitô hữu như những sự kiện quá khứ: cái chết, sự phán xét, luyện ngục, thiên đàng hay địa ngục. Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta rằng Nước Thiên Đàng giống như một tiệc cưới (cùng với các hình ảnh khác) và Ngài là bí quyết để đến đó.

  1. ÁP DỤNG BỐN Ý NGHĨA

Vì vậy, điều đó như thế nào trong thực tế? Hãy xem Mc 1:16-20: Khi đi ngang qua Biển Galilê, Chúa Giêsu thấy ông Simôn và người anh Anrê đang quăng lưới xuống biển, họ là những ngư dân. Chúa Giêsu nói với họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Sau đó, họ bỏ lưới và đi theo Ngài. Đi xa hơn một chút, Ngài thấy ông Giacôbê, con trai ông Dêbêđê, và người em Gioan. Họ đang ở trên thuyền vá lưới. Ngài cũng gọi họ. Vì vậy, họ để lại người cha là ông Dêbêđê trên thuyền cùng với những người làm thuê, rồi họ đi theo Ngài.

Nghĩa đen – Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, gọi Simôn, Anrê, Giacôbê và Gioan làm tông đồ.

Nghĩa bóng – Bằng cách đi theo Chúa Giêsu và trở thành môn đệ, họ trở thành những ngư phủ lưới người, tức là những người loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu. Khi nói làm nên con người, Chúa Giêsu tiết lộ rằng chính con người của Ngài là bí quyết đối với ơn gọi của họ.

Nghĩa luân lý – Giống như Simôn và Anrê, cũng như Giacôbê và Gioan, hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu. Chúng ta nên tuân theo lời nhắc nhở của Ngài ngay lập tức. Chúng ta không nên để bất cứ điều gì trở thành chướng ngại cho đối với việc làm môn đệ.

Nghĩa chú giải – Chúa Giêsu gọi chúng ta lại với nhau. Cũng như các môn đệ đầu tiên không được gọi một mình – họ được gọi từng đôi – chúng ta sẽ được hợp nhất trong Vương Quốc Thiên Đàng. Ở đó, Chúa Giêsu sẽ ban cho chúng ta tình huynh đệ mới. Chúng ta sẽ yêu thương như anh chị em, nhưng mối dây bác ái gắn kết chúng ta sẽ không phải là huyết thống hay quan hệ gia đình, nhưng sẽ là con người của chính Chúa Kitô.

LM PATRICK BRISCOE, OP

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Lễ Thánh Tông Đồ Mátthia, 14-05-2022

Xem thêm

ST. STEPHEN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ KÍNH THÁNH TÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, 26/12, CỦA LM MINH ANH

LỰC HẤP DẪN “Họ nhất tề xông vào ông, lôi ông ra ngoài thành mà …