“Các giám mục của chúng ta không phải là siêu nhân”
Nhà báo Marie-Ange de Montesquieu và Đức Giám mục Dominique Rey
famillechretienne.fr, Samuel Pruvot, Claire Kesraoui và Clémence Barral
Nhà báo của Đài Đức Mẹ (Radio Notre-Dame), bà Marie-Ange de Montesquieu thường hay phỏng vấn các giám mục theo một phong cách không quy tắc, bà nhấn mạnh đến các nỗi sợ, các niềm vui sâu đậm của họ. Bà như “người giải tội” cho họ. Với giọng nói reo vui, bà Marie-Ange de Montesquieu nói trên đài với phong thái tự do, bà nêu bật các giá trị của họ. Bà điều hành chương trình “Một ngày, một giám mục” trên Đài Đức Mẹ từ thứ hai đến thứ sáu lúc 8 h 45. Chuyên ngành trong nghệ thuật hỏi các vị kế thừa các Tông đồ, bà chủ trương có một tiếp cận rất trực tiếp và nhân bản. Bà cho chúng tôi biết: “Nói năng ngang ngược, có, tôi hơi có một chút nhưng tôi biết, đến đâu tôi có thể đi được… Tôi biết rất rõ lúc nào tôi phải ngừng”. Nhà báo biết các khó khăn hàng ngày, nhưng cũng biết được các hy vọng bền bỉ của các giám mục của chúng ta. Đó là đề tài một quyển sách sẽ được nhà xuất bản Salvator xuất bản vào mùa thu này.
Có một chân dung chung của giám mục không?Tất cả đều xuất sắc. Đó là chuyện hiển nhiên. Họ có một hành trang tri thức lớn. Họ cùng có khả năng phân tích ngoại hạng và sức mạnh để có thể nhảy dù xuống bất cứ đâu. Họ hoàn toàn biết thích nghi. Giới hạn của công việc này là họ trở nên như miếng kẹo sing-gum mà hương vị làm hài lòng tất cả mọi người.
Cái gì làm cho họ vui?
Đa số họ xem việc gặp gỡ là thiết thân. Từ người bán hàng rong gặp ngoài chợ đến giám chức cao cấp, từ nhà nông đến ông chủ hãng, người làm công, người thợ, các linh mục. Họ trao đổi về tình yêu, cái chết, sự đau khổ, về các vấn đề đơn giản nhưng thiết yếu, thậm chí là sống chết! Các vấn đề đôi khi không có câu trả lời. Ánh nhìn trắc ẩn, chất vấn, đồng thuận hay hằn học…
Sự hiện diện của họ trong giáo phận là cần thiết ở điểm nào?
Tôi sẽ nói, các giám mục là các ngọn đèn pha đầu tiên của Giáo hội địa phương. Họ là người cầm chỉnh! Mỗi người có ưu tiên riêng của mình! Với giám mục này, đó là tình đoàn kết, với giám mục kia là tình tương trợ với nhà nông… Người ta không hình dung được các mạng tín hữu nhiều như thế nào, có khi họ ở những vùng rất xa xuôi. Tất cả các tia sáng của lòng quảng đại của các tín hữu, được giám mục của họ nâng đỡ, làm cho tôi ngạc nhiên.
Công việc của họ về lâu về dài làm cho họ hao sức không?
Có. Các giám mục làm hết sức hết mình trong đời sống mục tử của họ, họ chạy đằng trước, đằng sau con chiên mình. Đó là không kể có khi họ bị chửi rủa từ sáng đến chiều… Giám mục, cũng là một loại bóng dùng để tập đánh quyền chính hiệu (punching-ball). Thỉnh thoảng có một vài giám mục thổ lộ với tôi họ mệt mỏi khi làm sếp, bởi vì sếp thường là con dê tế thần. Trong chương trình của tôi, ngay lập tức khi nào tôi cũng hỏi họ: “Cha khỏe không?” Câu hỏi này nghe như hoàn toàn phi lý. Nhưng tôi bảo đảm với bạn, không bao giờ có ai hởi họ câu hỏi này. Cứ hỏi hoài thì sẽ có một số giám mục không biết mình “khỏe” như thế nào!
Đâu là các thử thách chính mà họ phải đối diện?
Các giám mục là người bị siêu bủa vây, mọi người đến xin ý kiến, xin ân huệ… xin và xin! Chúng ta không hình dung cực hình hàng ngày này của họ! Một vài giám mục kể cho tôi, họ bị bủa vây đến mức mà cuối ngày, họ chỉ muốn ngồi một mình trước bữa ăn… Tệ nhất, chắc chắn là các ghen tị giữa các giáo dân, linh mục và thầy phó tế. Có các khó khăn về cơ cấu chẳng hạn như phải thay thế các linh mục lớn tuổi ở làng quê và cả ngàn chuyện lo âu bất ngờ. Nhịp làm việc của họ không tài nào chịu được.
Các giám mục là người bị siêu bủa vây, mọi người đến xin ý kiến, xin ân huệ… xin và xin! Chúng ta không hình dung cực hình hàng ngày này của họ! Một vài giám mục kể cho tôi, họ bị bủa vây đến mức mà cuối ngày, họ chỉ muốn ngồi một mình trước bữa ăn…
Bà có nói hơi quá không?
Mới đầu, ở cương vị nhà báo, tôi càu nhàu cô thư ký của giám mục đã chận đường tôi. Với thời gian tôi hiểu, công việc của cô là bảo vệ họ. Một vài người thú nhận, thư ký của họ là “phép lạ”cho họ. Hiểu ngầm là họ sẽ khó sống nếu không có thư ký… Tôi có một lô giai thoại về chuyện này… Một ngày nó, một người có trách nhiệm một nhóm kịch có được số điện thoại cầm tay của một giám mục. Ông quấy rầy để có cuộc hẹn hơn một giờ mà đáng lý công việc chỉ cần giải quyết trong mười phút là xong với… thư ký! Và lúc nào cũng chỉ là những chuyện này!
Tại sao họ bị bủa vây như thế?
Ở đây có vấn đề thứ trật. Có nhiều chuyện các giáo dân hay các cha phụ tá có thể giải quyết, nhưng người ta luôn muốn gặp giám mục. Tại sao, tôi nghĩ có khía cạnh muốn gặp cấp trên: khi có chuyện không chạy thì quay về Cha!
Cô đơn có là một vấn đề?
Phải phân biệt cô lập và cô đơn, cô đơn là một chọn lựa của cuộc sống. Cô lập thường khó chịu đựng hơn. Rốt cùng, chính giám mục phải giải quyết tất cả mọi tranh luận. Họ phải có bổn phận ở một mình và không được quá bám vào những người trong giáo phận mình, nếu họ không muốn bị ghen tị. Những người kín đáo nhất tự bảo vệ mình bằng câu: “Đúng, nhưng tôi không ở một mình, tôi có các cha tổng đại diện”. Nhưng họ sẽ không nói với các cha tổng đại diện là họ không được… khỏe!
Cái gì giúp họ giữ được hướng mũi tàu?
Đời sống thiêng liêng là tiên quyết với họ. Họ cũng có những giây phút tự do họ dành cho mình ít nhiều theo sở thích của họ. Người thích thể thao thì đi bộ, người thích đọc thì đọc tiểu thuyết trinh thám, người thì thích xem phim, ăn uống hay nghe chương trình “Cười và Ca hát”…
Tôi quen một giám mục, khi ngài cảm thấy mình lệch một chút, ngài rút lui một mình, ngài đến Núi Thánh Micae hay ra bờ biển để ăn con sò! Có những người cần ở một mình, có những người cần bạn.
Các giám mục của chúng ta không phải là siêu nhân, họ cần không khí để thở. Đối với một giám mục, bỏ thì giờ ra với người thân cận của mình, là một cái gì tối cần thiết không?
Chung chung chính trong gia đình mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Tôi ngạc nhiên khi nghe họ kể chuyện. Họ nói về lần đọc đọc sách gần đây là với đứa cháu, họ nói về các đám cưới, các câu chuyện không úp mở, không phải dè chừng, không phải giữ miệng… Tất cả những chuyện này nâng đỡ họ. Các giám mục không thể nào 24/24 ở cương vị “chính thức”. Họ là những con người, chứ không phải siêu-người máy. Vậy quý vị cẩn thận, đừng làm họ thành phi nhân nếu chúng ta muốn họ còn sống với chúng ta!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch