Nhiều người trong chúng ta đã quen với câu trích của nhà thơ T.S. Eliot; Sự cám dỗ cuối cùng là kho báu lớn nhất; làm hành động đúng với lý do sai. Theo ông, đây là cám dỗ của người tốt. Cám dỗ là gì?
Trong Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu hỏi những người nghe Ngài: “Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được?” Thách thức của Chúa Giêsu ở đây là gì? Là: Chúng ta có thể làm tất cả những điều đúng đắn, kiên trì trung thành, chống mọi thỏa hiệp, thậm chí còn chấp nhận tử đạo – nhưng tại sao? Để được tôn trọng? Được ngưỡng mộ? Để có được sự chấp thuận? Để có được một danh thơm vĩnh viễn cho chính mình?
Không phải những lý do này là tốt và cao quý đủ sao?
Đúng, chúng tốt và cao quý. Tuy nhiên như nhà thơ T.S. Eliot gợi ý trong tác phẩm Giết người trong nhà thờ chính tòa (Murder in the Cathedral), một cám dỗ có thể tự thể hiện như một ân sủng, và đó có thể là một trạng huống nếu xét về mặt đạo đức. Nhà thơ minh họa điều này qua cuộc đấu tranh của nhân vật chính Thomas a Beckett. Beckett là tổng giám mục Canterbury từ năm 1162 cho đến khi ngài bị sát hại tại Nhà thờ chính tòa của ngài năm 1170. Như Eliot trình bày, Beckett làm tất cả những điều đúng đắn. Ông là người vị tha, trung thành triệt để, cự lại với mọi thỏa hiệp, và sẵn sàng chấp nhận tử đạo. Tuy nhiên, như Eliot nhấn mạnh, đây có thể là “những cám dỗ của người tốt” và có thể phải mất một thời gian (và sự trưởng thành sâu đậm hơn) để phân biệt một số cám dỗ với ân sủng. Vì thế Eliot đã viết những câu thoại nổi tiếng:
Bây giờ cách của tôi là rõ ràng; bây giờ nghĩa đơn giản: Cám dỗ sẽ không xuất hiện trong loại hình này một lần nữa.
Cám dỗ cuối cùng là phản bội lớn nhất:
Làm điều đúng với lý do sai. …
Đối với những người phục vụ cho sự nghiệp vĩ đại hơn
Làm cho chính nghĩa phục vụ họ.
Những người phục vụ cho mục đích cao cả hơn có thể dễ dàng làm cho chính nghĩa phục vụ họ, họ mù quáng trước động cơ của họ.
Không phải tất cả chúng ta đều biết điều đó! Những người trong chúng ta làm việc trong sứ vụ, giảng dạy, quản lý, truyền thông, nghệ thuật, và những người trong chúng ta là người Samaritanô tốt bụng thường giúp đỡ mọi nơi, điều gì cuối cùng thúc đẩy năng lực chúng ta khi chúng ta làm tất cả những việc tốt này?
Đúng, động lực hiếm khi đơn giản là minh bạch. Chúng ta là một sinh vật phức tạp, thường bị tra tấn về động lực. Dưới đây là câu chuyện ngụ ngôn nhỏ về động lực từ truyền thống sufi ngụ ý chúng ta không có một động lực duy nhất mà có nhiều động lực. Câu chuyện ngụ ngôn đi theo hướng này.
Có một vị thánh, một guru nổi tiếng thông thái, ông sống gần đỉnh núi. Một ngày nọ, có ba ông đến trước cửa nhà ông để xin lời khuyên. Ông đặt câu hỏi đầu tiên: “Bạn leo lên ngọn núi này để gặp tôi vì tôi nổi tiếng hay vì bạn thực sự muốn hiểu biết một cái gì thông tuệ?” Người đàn ông trả lời, “Thành thật mà nói, tôi đến gặp ông vì danh tiếng của ông, tuy nhiên, tất nhiên, tôi cũng muốn nhận một số lời khuyên.” Nhà hiền triết bỏ ông qua, “Ông vẫn chưa sẵn sàng để học.” Quay sang người thứ hai, ông cũng hỏi cùng câu hỏi, “Lý do thực sự mà anh leo lên ngọn núi để gặp tôi là gì?” Câu trả lời của ông này khác, “Không phải danh tiếng của ông làm cho tôi đến đây, tôi không quan tâm đến điều đó. Tôi muốn học ở ông.” Ngạc nhiên, nhà hiền triết cũng gạt ông này qua một bên, và nói ông này cũng chưa sẵn sàng để học.
Quay sang người thứ ba, “Bạn leo lên ngọn núi này để gặp tôi vì tôi nổi tiếng hay vì bạn thực sự muốn đi tìm một lời khuyên?” Người thứ ba trả lời, “Thành thật mà nói, là cả hai lý do và có thể vì một số lý do khác mà tôi không biết. Tôi muốn gặp ông vì ông nổi tiếng và tôi cũng thực sự muốn học hỏi ở ông, nhưng tôi cũng không biết đó đúng thật là những lý do thực sự để tôi gặp ông không.” Người thầy thánh thiện nói, “Bạn đã sẵn sàng để học.”
Nhà thơ Eliot giới thiệu nhân vật chính của mình trong quyển Giết người ở nhà thờ chính tòa như một người đàn ông làm tất cả những điều đúng đắn, được công nhận vì lòng tốt của mình, nhưng vẫn phải tự kiểm tra xem động lực thực sự của mình khi làm những việc này là gì. Điều mà Eliot nhấn mạnh là điều gì đó sẽ mang lại cho tất cả chúng ta, những người đang cố gắng trở thành những người tốt, có đạo đức, trung thành, hãy dừng lại để suy ngẫm, xem xét kỹ lưỡng và cầu nguyện. Động lực thực sự của chúng ta là gì? Điều này có nghĩa bao nhiêu là động lực muốn giúp đỡ người khác, và bao nhiêu là cho mình, để được tôn trọng, ngưỡng mộ, danh thơm – và có cảm nhận tốt về mình?
Đây là câu hỏi khó và có lẽ cũng không phải là câu hỏi công bằng, nhưng là một câu hỏi cần thiết, nếu được hỏi, có thể giúp chúng ta trên hành trình đi tìm một mức độ trưởng thành sâu đậm hơn. Cuối cùng, chúng ta đang làm những điều tốt vì tốt cho người khác hay vì tốt cho chính chúng ta?
Khi chúng ta trần trụi phơi bày trước câu hỏi này, chúng ta có thể nhận được một chút an ủi trong thông điệp có trong dụ ngôn Sufi. Mặt này của động lực vĩnh cửu của chúng ta rất phức tạp và hỗn hợp về mặt bệnh lý.
Rev. Ron Rolheiser, OMI