Home / Chia Sẻ / BỨC TRANH MIÊU TẢ MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI CỦA CHÍNH THỐNG GIÁO NGA

BỨC TRANH MIÊU TẢ MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI CỦA CHÍNH THỐNG GIÁO NGA

“Đó là điều vô lý nhất và không thích hợp khi miêu tả Chúa Cha với hình tượng người đàn ông có bộ râu màu xám, và Người con duy nhất của Ngài có hình ảnh chim bồ câu ở giữa, bởi vì không ai đã nhìn thấy Chúa Cha vì thiên tính của Ngài, và Chúa Cha không có xương có thịt […] và Chúa Thánh Thần bản chất không phải là chim bồ câu, nhưng bản chất là Thiên Chúa.” (Đại Thượng Hội Đồng Moscow, 1667)

Đối với Giáo Hội Chính Thống Nga, việc miêu tả Thiên Chúa Ba Ngôi trong nghệ thuật là một vấn đề gây tranh cãi trong hàng ngàn năm qua. Mặc dù Công Đồng Nicaea năm 787 cho phép các họa sĩ vẽ về Thiên Chúa, tuy nhiên Giáo Hội Chính Thống Nga vẫn không hài lòng với những bức họa phổ biến về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

BuctranhHọ cảm thấy hình tượng người đàn ông với bộ râu màu xám và chim bồ câu (thường được dùng để mô tả Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong hội họa) không thể xứng với mầu nhiệm khôn thấu về về Thiên Chúa Ba Ngôi. Thay vì sử dụng những hình ảnh phổ biến này, họ đã chọn bức tranh (icon) Chúa Ba ngôi của Andrei Rublew như cách diễn tả thích hợp về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Rất khó để những người bên ngoài Chính thống giáo hiểu được những bức tranh icon của Chính thống giáo Nga, và với cái nhìn đầu tiên, bức tranh có vẻ không diễn tả hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Bối cảnh trung tâm của bức ảnh xuất phát từ sách Sáng Thế, khi ông Abraham tiếp đón ba vị khách lạ vào lều của mình, “Và Đức Chúa hiện ra với Abraham tại cụm sồi Mamre … Ông ngước mắt lên và … kìa, ba người đàn ông đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều chạy ra đón khách, sụp xuống đất và nói … [Ông Abraham] đã lấy [bánh, sữa chua, sữa tươi, và thịt bê đã làm] mà đãi khách; và ông đứng hầu dưới gốc cây trong khi họ dùng bữa” (Sáng thế ký 18: 1-8).

Bức ảnh của Rublev miêu tả cảnh tượng trên với hình ảnh ba thiên thần, có giáng vẻ giống nhau, ngồi quanh một chiếc bàn. Phía sau là ngôi nhà của Abraham và một cây sồi phía sau ba vị khách. Trong khi bức ảnh này mô tả một sự kiện trong Cựu Ước, thì Rublev đã sử dụng đoạn Kinh Thánh này để phác họa hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, phù hợp với các nguyên tắc nghiêm ngặt của Giáo Hội Chính Thống Nga.

Các biểu tượng của hình ảnh phức tạp và có ý nghĩa tổng quát niềm tin thần học của Giáo Hội trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Trước hết, ba thiên thần giống hệt nhau về hình dạng tương ứng với tín điều Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể duy nhất. Tuy nhiên, mỗi thiên thần trong bức trang mặc một trang phục khác nhau, diễn tả sự riêng biệt của mỗi ngôi vị. Trên thực tế, việc Rublev mô tả Thiên Chúa Ba Ngôi trong hình ảnh thiên thần cũng là một lời nhắc nhở về bản tính của Thiên Chúa, Đấng là thần linh thuần túy.

Các thiên thần được sắp xếp từ trái sang phải theo thứ tự như khi chúng ta tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Thiên thần đầu tiên mặc áo màu xanh, tượng trưng cho bản tính thần linh của Thiên Chúa và áo choàng màu tím, chỉ vương quyền của Chúa Cha.

Thiên thần thứ hai và là vị quen thuộc nhất, là người mặc loại quần loại đặc trưng của Chúa Giêsu trong truyền thống icon. Màu đỏ tượng trưng cho nhân tính của Chúa Kitô, trong khi màu xanh là biểu hiện thiên tính của Người. Cây sồi phía sau nhắc nhở chúng ta về cây sự sống trong Vườn Eden cũng như thập giá mà trên đó Chúa Kitô đã cứu thế giới khỏi tội lỗi của Adam.

Thiên thần thứ ba mặc một chiếc áo màu xanh (thiên tính), và áo choàng xanh lá cây. Màu xanh lá chỉ trái đất và nhiệm vụ đổi mới địa cầu của Chúa Thánh Thần. Xanh lá cũng là màu phụng vụ trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, theo truyền thống Chính thống giáo và Byzantine. Hai thiên thần bên phải bức tranh đầu hơi cúi, diễn tả một thực tế là Chúa Con và Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha.

Trung tâm của bức tranh là chiếc bàn, tượng trưng cho một bàn thờ. Đặt trên bàn là một chiếc bát hoặc chén bằng vàng, có chứa thịt bê mà Abraham đã chuẩn bị cho khách. Thiên thần ở giữa có lẽ đang làm phép bữa ăn. Tổng hợp các điều đó nhắc nhở chúng ta về bí tích Thánh Thể.

Tuy bức tranh không minh họa trực tiếp mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng đây là một trong những bức tranh uyên thâm nhất từng được vẽ. Truyền thống Chính thống giáo và Byzantine vẫn dùng nó như cách miêu tả chính về Thiên Chúa Ba Ngôi. Bức tranh thậm chí được đánh giá cao trong Giáo hội Công giáo La Mã, và thường xuyên được các giáo lý viên sử dụng để dạy người khác về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm, và sẽ luôn là như vậy khi chúng ta đang còn hiện diện trên trái đất. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thấy được cái nhìn thoáng qua về sự sống thần linh của Thiên Chúa, và bức tranh của Rublev đã giúp chúng ta có được giây phút ngắn ngủi để nhìn vào phía sau bức màn mầu nhiệm.

Cát Trắng

The Russian Icon that Reveals the Mystery of the Trinity

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …