Home / Chia Sẻ / Bí mật chữ Nôm của Việt Nam tại thư viện Vatican

Bí mật chữ Nôm của Việt Nam tại thư viện Vatican

Bí mật chữ Nôm của Việt Nam tại thư viện Vatican

acistampa.com, Angela
Ambrogetti, 2019-01-10

Sự hấp dẫn của Vatican về thế giới ở trong sự việc Tin Mừng và chính trị thường  chỉ qua vài hàng, có khi qua một ngôn ngữ kỳ lạ.

Đó là trường hợp của 110 tài liệu được lưu giữ tại Vatican mà từ lâu vẫn chưa được các học giả biết đến, vì các tài liệu này chưa bao giờ được kê trên danh mục. Và đó là trường hợp của Việt Nam.

Bản tin nội bộ của thư viện Vatican kể câu chuyện của mình.

Các bản in có từ năm 1651. Hầu hết trong khoảng thời gian từ năm 1799 đến năm 1887. Các bản thảo đa số viết bằng chữ Nôm, một hệthống dùng ký tự Trung Hoa để tạo âm tiếng Việt.

Một số chữ tượng hình Trung Hoa được diễn ra thành từ hán-việt, làm thành ngôn ngữ viết và đọc dành cho giới tinh hoa, được dùng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 20.

Khoảng một ngàn năm lịch sử văn hóa Việt Nam được ghi lại trong hệ thống độc đáo này: văn học, triết lý, lịch sử, luật học, y học, tôn giáo và chính trị được viết bằng tiếng Nôm. Một di sản phần lớn bị mất khi mẫu tự la-tinh đến Việt Nam vào thế kỷ 17 và tiếng Nôm không còn được sử dụng. Chủ nghĩa thực dân Pháp ra lệnh chấm dứt dùng chữ Nôm.

Năm 1922, khi nhà trung hoa học Paul Pelliot (1878-1945) đến thư viện Vatican để biên soạn danh mục cho các tài liệu Trung
Hoa, ông đã bỏ qua nhóm tài liệu bị bỏ quên này.

Nhưng bây giờ các trang tài liệu chữ Nôm này được ông Delio Vania Proverbio mở ra lại, ông là chuyên gia phương đông của thư viện, ông đặt câu hỏi về các tài liệu này. Vì thế ông đã liên lạc được với Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, thuộc Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt Nam của Viện
Đại học Philadelphia (Temple University of Philadelphia).

Tháng 10 năm 2018, giáo sư đã đến thư viện
Vatican để lập danh mục các tác phẩm. Tất cả các quyển sách in, gồm 87 tập hầu
hết có bìa cứng, được phân loại theo tiêu chuẩn Dublin Core (Dublin Core Metadata Initiative). Thư viện sẽ nhập các
dữ liệu này và cung cấp trong danh mục trực tuyến ở định dạng MARC21.

Bước tiếp theo liên quan đến 23 tập bản thảo sẽ
được mô tả và khôi phục lại các bìa sơn mài, đặc biệt dễ vỡ và khó dùng tác phẩm
cho đúng.

Đây chỉ là bước khởi đầu và giáo sư Nhàn cho biết
ông cực kỳ quan tâm đến các tác phẩm này. Đa số là các tài liệu là duy nhất và
chắc chắn chúng có rất nhiều điều để nói.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn:phanxicovn

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …