Home / Chia Sẻ / BÍ ẨN KITÔ HỮU và ĐỜI SỐNG THẦN BÍ

BÍ ẨN KITÔ HỮU và ĐỜI SỐNG THẦN BÍ

BianKitohuuCó thể nói rằng các giai đoạn của hình thức cầu nguyện là bản lý lịch của toàn bộ đời sống thần bí; và cũng có thể nói rằng đời sống thần bí, theo một nghĩa nào đó, bao hàm toàn bộ đời sống tâm linh và thậm chí toàn bộ đời sống Kitô giáo theo nghĩa chặt chẽ của thuật ngữ này – vì mọi Kitô hữu trung thành, nhờ được rửa tội trong Đức Kitô, tương đương với việc từ bỏ chính mình một cách thần bí và mặc lấy Chúa Kitô, tượng trưng cho cái chết của chính mình đối với mọi thứ, sự mai táng và phục sinh tâm linh, và cuộc sống mới được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa.

Do đó, sự sống bí ẩn giấu trong Thiên Chúa là sự sống thần bí, sự sống mà nếu họ muốn trở nên hoàn hảo và giống như Đức Kitô khác – christianus alter Christus – phải tái hiện nơi mỗi Kitô hữu, như chúng ta sẽ thấy, tất cả những điều bí ẩn tuyệt vời của Đấng Cứu Thế.

Quả thật, nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta được khắc sâu vào trong Đức Kitô để cùng Ngài hợp thành một thân thể duy nhất – Nhiệm Thể Ngài. Chúng ta được trao ban sự sống bởi Thần Khí Ngài. Tình cảm thiêng liêng của Ngài xâm nhập vào chúng ta ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với việc chúng ta từ bỏ mình. Đó là cách chúng ta được nhận làm nghĩa tử của các con cái Chúa, bằng cách đổ vào linh hồn chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy chúng ta thưa với Thiên Chúa toàn năng bằng danh xưng ngọt ngào là “Cha,” phụng sự Ngài, yêu mến Ngài, và tôn vinh Ngài như vậy, cầu nguyện theo cách chúng ta phải làm.

Vì vậy, Ngài ở trong chúng ta, không chỉ ghi dấu chúng ta bằng hình ảnh sống động của Đức Kitô, hình ảnh Ngài ghi dấu trên chúng ta, xức dầu chúng ta và chiếu sáng chúng ta bằng sự dịu dàng, sự ngọt ngào và vẻ huy hoàng của ân sủng Ngài, về bản chất là toàn bộ sự sống thần bí và sự sống vĩnh cửu, tiềm ẩn và tồn tại trong chúng ta. Chúng ta tiếp nhận Ngài như nguồn nước hằng sống, do sự thôi thúc hoặc bản năng thiêng liêng, khiến chúng ta tiến về phía trước hướng tới sự sống vĩnh hằng.

Ngài ngự trong chúng ta không chỉ với tư cách là Đấng ban sự sống, Đấng thanh tẩy, củng cố và đổi mới chúng ta, tiêu diệt trong chúng ta tất cả các yếu tố của sự chết, mà còn là Chúa, với đầy đủ quyền thống trị, điều khiển và cai quản chúng ta, đặt trên chúng ta những luật lệ ngọt ngào của tình yêu, đem lại cho chúng ta sự tự do tâm linh vinh quang của con cái Chúa và giải thoát chúng ta khỏi sự bạo ngược và nô lệ của thế giới cũng như của cuộc sống hằng ngày.

Vì vậy, tất cả những gì tốt đẹp của chúng ta bao gồm việc gắn bó với Thiên Chúa cho đến khi chúng ta trở thành một tinh thần với Ngài; trong việc thực sự ngoan ngoãn và dễ dạy dỗ đối với Ngài, không bao giờ làm buồn Thánh Thần của Ngài, không chống cự, dập tắt Thánh Thần, hoặc để Ngài kêu gọi chúng ta một cách vô ích; trái lại, cố gắng hết sức chú ý đến Ngài, nội tâm luôn nhớ rằng chúng ta có thể nắm bắt được mọi âm thanh của tiếng Ngài, và mong muốn trung thành hoàn tất điều mà Thiên Chúa đoái thương mà nói trong chúng ta, vì Ngài phán những lời bình an cho các thánh nhân của Ngài và cho tất cả những người hoán cải con tim.

Ngài cư ngụ trong chúng ta, như Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng, “với niềm vui,” Ngài sẽ không chờ đợi biến chính Ngài trở thành Chủ Nhân, Người Hướng Dẫn, Người Bảo Vệ và Chúa Tể của linh hồn chúng ta, di chuyển và cai quản chúng ta trong mọi sự như thể chúng ta là những người con hoàn hảo của Thiên Chúa, làm cho chúng ta hành động, không theo xác thịt loài người – non secundum hominem, mà theo cách siêu nhiên, siêu phàm và thần bí theo Thiên Chúa – secundum Deum.

Để đạt được mục đích này, tất cả sự giao tiếp mật thiết, yêu thương và thân thuộc với Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện và chiêm niệm đều được quy định, để sao chép và bắt chước một cách hoàn hảo nhất – cho phép Chúa Thánh Thần ghi dấu trong chúng ta “một cách siêu nhiên” – về những điều hoàn hảo đáng kính yêu của Cha trên trời, cố gắng đạt được mục đích này để định hình theo Con Một Ngài, vẻ rực rỡ vinh hiển của Ngài và gương mẫu của chúng ta.

Do đó, để hiểu được các giai đoạn mà sự sống thiêng liêng đem lại và các hiện tượng mà sự sống biểu hiện từ khi được lãnh nhận qua Phép Rửa cho đến khi được bộc lộ hoàn toàn trong vinh quang, điều cốt yếu là phải nhớ mọi mầu nhiệm (vui, thương, mừng) trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Để đạt được điều đó, chúng ta nên suy niệm sâu xa về các mầu nhiệm khi ở bên cạnh Đức Mẹ qua Kinh Mân Côi. Đối với các mầu nhiệm – từ mầu nhiệm Nhập Thể bởi phép Chúa Thánh Thần, và từ mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa Kitô đến Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết, Sự Phục Sinh, và Sự Sai Đi của cùng một Thần Khí, trong đó gửi đi những việc kỳ lạ của đời sống Kitô hữu được hoàn tất – phải được tái tạo, mỗi người theo cách riêng, cũng như trong rất nhiều Kitô hữu khác, những Kitô hữu hoàn hảo. Nơi những người mà các mầu nhiệm không được tái tạo theo bất kỳ cách nào sẽ luôn là các Kitô hữu rất bất toàn và yếu đuối, như Thánh Bênađô đã cảnh báo chúng ta. (Bài Giảng 44)

J.G. ARINTERO, OP

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …