Home / Tiêu Điểm / Bảy câu nên nhớ trong quyển sách mới của Đức Giáo hoàng

Bảy câu nên nhớ trong quyển sách mới của Đức Giáo hoàng

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2016-01-10

20150927cnsnw0703_800-800x500

Một quyển sách nhỏ vừa được ra đời: cuộc phỏng vấn của Đức Giáo hoàng dành cho ký giả Ý Andrea Tornielli về chủ đề lòng thương xót.

Quyển sách có tên “Tên của Chúa là Thương xót” được xuất bản tuần này trên 86 nước, ở Pháp do nhà xuất bản Robert Laffont và  Presses de la Renaissance phát hành. Quyển sách dưới dạng phỏng vấn và Đức Giáo hoàng giải thích cho những người chưa rành cũng như những người đã biết “lòng thương xót”, một từ được xem như một trong các “thuộc tính của Chúa”.

  1. The Name of God is Mercy“Mỗi khi tôi đến ngưỡng cửa nhà tù để dâng thánh lễ hay để đi thăm, tôi luôn tự hỏi: vì sao là họ mà không phải là tôi? Tôi phải ở đây, tôi đáng bị ở đây. Sự sa ngã của họ có thể là của tôi, tôi không nghĩ tôi tốt hơn những người đang đứng trước mặt tôi.”
  2. “Giáo hội lên án tội vì Giáo hội phải nói lên sự thật: đây là một tội. Nhưng cùng một lúc, Giáo hội ôm người có tội vào lòng dù họ như thế nào, Giáo hội gần với họ, Giáo hội nói với họ trong lòng thương xót vô biên của Chúa”.
  3. “Người phạm tội ăn năn, rồi lại sa ngã vì bản thân mình yếu đuối, họ lại được tha thứ nếu họ thấy mình cần được thương xót. Ngược lại, người bị thoái hóa là người phạm tội nhưng không ăn năn, người phạm tội nhưng giả vờ mình là kitô hữu thì cuộc sống của họ là hư mất. Người thoái hóa lờ đi tính khiêm tốn, họ không nghĩ họ cần giúp đỡ, họ sống hai mặt.”
  4. Khi đi theo Chúa, Giáo hội được gọi để gieo rắc lòng thương xót trên tất cả những người nhận biết mình có tội, ý thức tội mình đã làm và xin được tha thứ.”
  5.  “Giáo hội không ở đó để lên án nhưng để có cuộc gặp gỡ với lòng thương xót Chúa, một tình yêu vô cùng sâu thẳm. Để thực hiện được điều này, cha luôn lặp lại là mình cần phải đi ra. Đi ra khỏi nhà thờ, đi ra khỏi giáo xứ, đi ra để đến với giáo dân nơi họ sống, hơi họ đau khổ, nơi họ hy vọng.
  6. “Bệnh viện dã chiến, đó là hình ảnh mà cha thường giới thiệu cho “Giáo hội đi ra”, đặc nét là Giáo hội được dựng lên nơi mình phải chiến đấu: đây không phải là cơ cấu vững chắc, có đủ tất cả, nơi có thể săn sóc người bệnh nhẹ cũng như bệnh nặng. Đây là cơ cấu uyển chuyển, cứu cấp, can thiệp nhanh chóng để cho chiến sĩ khỏi bị chết.”
  7. “Cha hy vọng năm toàn xá sẽ ngày càng khơi lên hình ảnh của mộtGiáo hội là dạ cưu mang lòng thương xót và Giáo hội sẽ đến gặp rất nhiều người “bị thương”, những người cần được lắng nghe, được thông cảm, được tha thứ và được có tình yêu.”

da-pope-800x430

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …