Home / Suy Niệm Lời Chúa / BÀI GIẢNG THỨ SÁU TUẦN THÁNH CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THỤY

BÀI GIẢNG THỨ SÁU TUẦN THÁNH CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THỤY

 

Hôm nay ngày thứ sáu tuần thánh, ngày suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu.

Chúa đã dùng chính Thánh Giá là những đau khổ sỉ nhục để cứu chuộc chúng ta,

Và Chúa muốn nhắc lại cho từng người một trong chúng ta:

“ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Ta”.

Vậy chúng ta đã đón nhận Thánh Giá như thế nào? 

Giovanni Martinetti, đã phân hạng như sau:

1. Đối với các học viên sơcấp: thì đau khổ được xem như là hình phạt Thiên Chúa gửi đến.

2. Đối với Học viên Trung Cấp.

Những học viên Trung Cấp là những người không đặt MụcTiêu ChínhYếu làm ưu tiên số một.

Đại khái, để cho yên lương tâm, họ cố gắng giữ luật luân lý vừa đủ, bằng cách tránh những lỗi nặng; và họ để cả chú tâm và ước muốn vào những giá trị phương thế như gia đình, lợi lộc, sức khoẻ, tình yêu, thành công, bạn bè, biến chúng trở thành mục đích tối hậu của đời họ.

Họ là những khách hàng của Thiên Chúa, chỉ biết “dùng” Thiên Chúa để chiếm hữu cho bằng được những giá trị trần thế hơn là dùng các giá trị trần thế để đi đến với Thiên Chúa.

Họ là những người nghĩ rằng nếu có dùng tới lời cầu nguyện, là để “giật” cho được từ tay Thiên Chúa ít ra một mớ phúc lộc tối thiểu và một “bảo chứng” miễn trừ cho khỏi phải gặp tai họa để họ sống thoải mái mà hưởng thụ với những thần tượng của họ.

Những biến cố đau thương mà Chúa cho xảy đến trong cuộc đời:

Họ tức tối khó chịu, họ cho đó là những hình phạt không đáng phải chịu, nhưng một khi bực tức nổi loạn qua đi, họ bình tâm để cho những biến cố ấy tác dụng giúp họ nhận ra là họ nhầm lẫn lớn vì đã coi mục tiêu chính là phụ, phụ là chính.

3. Đối với Sinh Viên Đại Học.

Đó là những tín hữu có một đức tin sâu sắc. Thấm nhuần các bài học, và nhờ biết tích trữ những kho tàng ơn Chúa, họ có khả năng rút ra từ trong mọi biến cố bất lợi, những cấu tố đắng cay chua xót của đau khổ, để tổng hợp thành những hóa chất mới trong mối hiệp thông với Thiên Chúa.

Đối với họ, tai họa có thể xảy đến song đó là cơ hội để cộng tác với cuộc Khổ Nạn của Đức Giêsu nhằm cứu độ thế gian.

Đối với họ, không bao giờ Thánh Giá là nặng đến độ không vác nổi và làm cho họ mất bình an, vì họ luôn luôn cảm nghiệm có một sức sống mới và một niềm hạnh phúc sinh động của Thiên Chúa đang hoạt động mạnh mẽ để tái tạo toàn bộ tâm hồn của họ.

Đó là một phép lạ của Chúa, và hơn nữa, có thể nói đó là một phép lạ lớn nhất.

Đó là niềm vui đích thực mà các thánh hằng cảm nhận ngay cả khi phải sống giữa những gian nan cay đắng của cuộc đời.

Chính trong ánh sáng này, chúng ta nhận ra hoạt động quan phòng của Chúa.

Sách Thánh của các tôn giáo, nhất là Thánh Kinh đều hiểu sự quan phòng của Chúa như là một hành động, qua đó, Thiên Chúa hướng dẫn những người biết ra sức dùng những vui buồn sướng khổ trong cuộc sống mà cộng tác với Thiên Chúa, để đi đến chỗ hiệp thông trong một tình yêu bền vững và chia sẻ những phúc lợi thiêng liêng với Thiên Chúa. Amen. 

 LM Giuse Đỗ Văn Thụy

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …