Dẫn vào
Khi trình bày về việc Chúa Giê-su thiết lập Bí tích Thánh Thể, Thánh Phao-lô Tông Đồ trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô, dường như muốn khẳng định Bí tích Thánh Thể không chỉ tự thân đã là “tuyệt đỉnh” mà việc được lãnh nhận từ Chúa với bổn phận phải truyền lại cho anh chị em mình cũng còn là việc cực kỳ quan yếu, để tất cả là dấu chỉ, trở nên bảo chứng lòng Chúa xót thương nhân loại.[1] Thật vậy, rất cụ thể trong tâm tình tạ ơn dâng lên Thiên Chúa, Thầy Giê-su nói với các môn đệ: “… đây là Mình Thầy…” và “… anh em cầm lấy mà ăn”.
… điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”.[2]
Cũng tương tự như thế, rất cụ thể: “Đây là chén Máu Thầy… mỗi khi uống…”.
“Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”. Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.[3]
Là bảo chứng cụ thể trong từng chi tiết, việc Chúa Giê-su thiết lập Bí tích Thánh Thể “như một tưởng niệm đời đời và hy lễ vượt qua của chính mình… đã đặt… hành động tối cao này của mặc khải dưới ánh sáng lòng thương xót của Người”.[4] Như thế, cuộc thương khó của Chúa Giê-su, với những dấu chỉ Người thực hiện vì những kẻ tội lỗi, những người nghèo khó, những kẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội, người bệnh, người khổ đau… cũng đều là những phương cách diễn tả lòng thương xót cực độ, lòng thương xót mãi tồn tại của “Thiên Chúa Tình Yêu Xót Thương”.
Bốn lần sử dụng từ mercy
- APV 7,10
- While he was instituting the Eucharist as an everlasting memorial of himself and his paschal sacrifice, he sym-bolically placed this supreme act of revelation in the light of his mercy. (APV 7,10)
- Lorsqu’il instituait l’Eucharistie, mémorial pour tou-jours de sa Pâque, il établissait symboliquement cet acte suprême de la Révélation dans la lumière de la miséricorde. (APV 7,10)
- Khi thiết lập Bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời và hy lễ vượt qua của chính mình, Đức Giêsu đã đặt cách biểu tượng hành động tối cao này của mặc khải dưới ánh sáng lòng thương xót của Người. (APV 7,10)
- APV 7,11
- Within the very same context of mercy, Jesus entered upon his passion and death, conscious of the great mys-tery of love that he would consummate on the Cross. (APV 7,11)
- Sur ce même horizon de la miséricorde, Jésus vivait sa passion et sa mort, conscient du grand mystère d’a-mour qui s’accomplissait sur la croix. (APV 7,11)
- Trong chính bối cảnh của lòng thương xót như thế, Đức Giêsu bước vào cuộc thương khó và tử nạn của Người, ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ hoàn tất trên thập tự giá. (APV 7,11)
- APV 7,12
- Knowing that Jesus himself prayed this psalm makes it even more important for us as Christians, challenging us to take up the refrain in our daily lives by praying these words of praise: “for his mercy endures forever.” (APV 7,12)
- Savoir que Jésus lui-même a prié avec ce Psaume le rend encore plus important pour nous chrétiens, et nous appelle à en faire le refrain de notre prière quo-tidienne de louange: “Eternel est son amour”. (APV 7,12)
- Khi biết rằng chính Đức Giêsu đã cầu nguyện với Thánh vịnh này, trong tư cách là các Kitô hữu, chúng ta càng thấy Thánh vịnh này quan trọng hơn, càng thấy bị thách thức phải lặp lại điệp khúc này trong cuộc sống hàng ngày của mình bằng cách cầu nguyện với những lời tán dương: “vì lòng thương xót của Ngài tồn tại mãi mãi”. (APV 7,12)
- APV 8,7
- The signs he works, especially in favour of sinners, the poor, the marginalized, the sick, and the suffering, are all meant to teach mercy. (APV 8,7)
- Les signes qu’il accomplit, surtout envers les pécheurs, les pauvres, les exclus, les malades et les souffrants, sont marqués par la miséricorde. (APV 8,7)
- Các dấu chỉ Người thực hiện, cách đặc biệt vì những kẻ tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh, và những người đau khổ, tất cả đều nhằm giảng dạy về lòng thương xót. (APV 8,7)
Để kết
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su dạy các tông đồ hãy làm việc “cực thánh thiện” này mà nhớ đến Chúa, để hy tế cứu độ của Chúa mãi được tiếp diễn, để lòng thương xót của Chúa được thể hiện cách cụ thể (theo thánh ý Chúa) trong trần gian. Thật vậy, “Khi thiết lập Bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời và hy lễ vượt qua của chính mình, Đức Giêsu đã đặt cách biểu tượng hành động tối cao này của mặc khải dưới ánh sáng lòng thương xót của Người”. (APV 7,10)
Tuy nhiên, không chỉ có các tông đồ, các môn đệ mà tất cả chúng ta – mỗi người theo ơn gọi và bậc sống của chính mình – hãy trở thành tông đồ của lòng Chúa thương xót: “Trong chính bối cảnh của lòng thương xót như thế, Đức Giê-su bước vào cuộc thương khó và tử nạn của Người, ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ hoàn tất trên thập tự giá”. (APV 7,11)
Nghĩa là, theo lời Thánh vịnh 146,6, Thiên Chúa đích thực là Đấng “… tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó. Người là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời…”[5] cũng là nguồn cảm hứng cho các tông đồ của lòng Chúa thương xót: “Khi biết rằng chính Đức Giê-su đã cầu nguyện với Thánh vịnh này, trong tư cách là các Ki-tô hữu, chúng ta càng thấy Thánh vịnh này quan trọng hơn, càng thấy bị thách thức phải lặp lại điệp khúc này trong cuộc sống hàng ngày của mình bằng cách cầu nguyện với những lời tán dương: “vì lòng thương xót của Ngài tồn tại mãi mãi”. (APV 7,12)
Như thế, trong tâm tình tạ ơn, đấy tất cũng mãi là nền tảng cho giới luật yêu thương của Thầy Giê-su, với gương sống “rửa chân cho các môn đệ”, rồi sau đó ra đi để hiến mình làm của lễ đền tội thay cho nhân loại. Theo đó, Bí tích Thánh Thể đã trở nên dấu chỉ “tuyệt đỉnh” cùng với các dấu chỉ khác mà Thầy Giê-su “… đã thực hiện, cách đặc biệt vì những kẻ tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh, và những người đau khổ, tất cả đều nhằm giảng dạy về lòng thương xót”. (APV 8,7)
LM Giuse Tạ Huy Hoàng
11-8-2016
GTHH
————————————
[1] Bí tích Thánh Thể (Eucharist, Eucharistie, Eucharistia, Εὐχα-ριστία) có nguyên nghĩa là “Tạ Ơn” (x. Encyclopaedia Britan-nica, s. v. Eucharist; Philip W. Comfort, Walter A. Elwell, ed., Tyndale Bible Dictionary: Gospel of John (2001) ISBN 08423-7089-7).
[2] 1Cr 11, 23-24.
[3] 1Cr 11, 25-26.
[4] APV 7,10.
[5] Tv 146,6.