Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 6: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 6: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Tại Giáo xứ Thanh Đa chiều hôm qua, ngày 11-5-2016, Giới Doanh nhân Công giáo TGP. Sài Gòn-TP. HCM đã mừng lễ Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm (1813-1847). Mừng lễ trong bối cảnh của Năm thánh Lòng Thương Xót, các thành viên doanh nghiệp được dịp suy nghĩ thêm về tính hiện thực và cụ thể hóa những lý tưởng dấn thân của bản thân, của gia đình và cả doanh nghiệp mình – trong nỗ lực sống niềm tin Ki-tô thời đại “tình yêu xót thương”. Thật vậy, để “… Thiên Chúa thực thi lòng thương xót và biểu tỏ năng quyền tối thượng của Ngài…”,[1] để “… lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối…”,[2] Giới Doanh Nhân Công Giáo hãy để “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách chúng ta”.[3] Có lẽ, chính Thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm – người Chợ Đũi – cũng sẽ nói với các doanh nhân Công giáo Sài Gòn như thế.

Sinh ra trong thời Vua Gia Long tại Gò Công, Biên Hòa,[4] Mát-thêu Gẫm là một thương gia trong thời Vua Minh Mạng,[5] và chịu tử vì đạo vào ngày 11 tháng 5 năm 1847 tại Chợ Đũi dưới thời Vua Thiệu Trị.[6] Theo đó, hy sinh mạng sống… chết vì yêu, sẵn sàng tha thứ sẽ là dấu chỉ của tình yêu vì đại, tình yêu xót thương: “… mặc khải sức mạnh… nơi lòng thương xót và tha thứ…”.[7] Chính Thiên Chúa là Đấng… “… tha thứ tất cả lỗi tội của bạn, chữa lành mọi bệnh tật của bạn, cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, trao vương miện cho bạn với tình yêu kiên định và lòng xót thương”.[8]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 6,1
  • “It is proper to God to exercise mercy, and he mani-fests his omnipotence particularly in this way”.[9] (APV 6,1)
  • “La miséricorde est le propre de Dieu dont la toute-puissance consiste justement à faire miséricorde”.[10] (APV 6,1)
  • “Thật xứng hợp để Thiên Chúa thực thi lòng thương xót và biểu tỏ năng quyền tối thượng của Ngài đặc biệt qua cách thức này”.[11] (APV 6,1)
  1. APV 6,2
  • Saint Thomas Aquinas’ words show that God’s mercy, rather than a sign of weakness, is the mark of his omnipotence. (APV 6,2)
  • Ces paroles de saint Thomas d’Aquin montrent que la miséricorde n’est pas un signe de faiblesse, mais bien l’expression de la toute-puissance de Dieu. (APV 6,2)
  • Thánh Tôma Aquinô thuyết giảng rằng lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối mà là dấu chỉ sự toàn năng của Ngài. (APV 6,2)
  1. APV 6,3
  • For this reason the liturgy, in one of its most ancient collects, has us pray: “O God, who reveal your power above all in your mercy and forgiveness…”[12] (APV 6,3)
  • C’est pourquoi une des plus antiques collectes de la liturgie nous fait prier ainsi: “Dieu qui donne la preuve suprême de ta puissance lorsque tu patientes et prends pitié”.[13] (APV 6,3)
  • Chính vì lý do này mà một trong những lời nguyện nơi Kinh tiền tụng cổ thuộc phụng vụ, mời gọi chúng ta cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, Đấng mặc khải sức mạnh của mình trên hết nơi lòng thương xót và tha thứ…”[14]. (APV 6,3)
  1. APV 6,8
  • In a special way the Psalms bring to the fore the gran-deur of his merciful action: “He forgives all your ini-quity, he heals all your diseases, he redeems your life from the pit, he crowns you with steadfast love and mercy” (Ps103:3-4). (APV 6,8)
  • D’une façon particulière, les Psaumes font apparaître cette grandeur de l’agir divin: “Car il pardonne toutes tes offenses et te guérit de toute maladie; il réclame ta vie à la tombe et te couronne d’amour et de tendresse” (Ps 102, 3-4). (APV 6,8)
  • Cách đặc biệt, các Thánh vịnh làm nổi bật sự vĩ đại hành động thương xót của Thiên Chúa: “Ngài tha thứ tất cả lỗi tội của bạn, chữa lành mọi bệnh tật của bạn, cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, trao vương miện cho bạn với tình yêu kiên định và lòng xót thương” (Tv 103,3-4). (APV 6,8)

Để kết

Vẫn kiên trì với lý tưởng sau mười ba năm hiện diện và sống, Giới Doanh nhân Công giáo TGP. Sài Gòn-TP. HCM mừng lễ thánh bổn mạng là để tiếp tục tái khẳng định một định hướng với ba chiều kích: “(1) Giúp nhau phát huy đời sống Tin-Cậy-Mến trong gia đình theo gương Thánh Gia nhằm xây dựng nền văn hoá sự sống toàn diện gồm cả thể xác, tinh thần và tâm linh; (2) Liên kết và hỗ trợ nhau phát triển đời sống kinh tế và xã hội trên nền tảng những giá trị đạo đức từ Tin Mừng, từ giáo huấn của Giáo Hội về con người và xã hội, là những giá trị giúp cho sự thăng tiến gia đình và phát triển xã hội được vững bền; (3) Cùng nhau góp phần xây dựng Giáo phận thành một gia đình yêu thương và phục vụ theo như lòng Chúa ước mong”.[15]

Vì thế, sẽ (1) “Thật xứng hợp để Thiên Chúa thực thi lòng thương xót và biểu tỏ năng quyền tối thượng của Ngài đặc biệt qua cách thức này”[16] (APV 6,1); (2) “Thánh Tô-ma A-qui-nô thuyết giảng rằng lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối mà là dấu chỉ sự toàn năng của Ngài” (APV 6,2); (3) “Chính vì lý do này mà một trong những lời nguyện nơi Kinh tiền tụng cổ thuộc phụng vụ, mời gọi chúng ta cầu nguyện như sau: ‘Lạy Chúa, Đấng mặc khải sức mạnh của mình trên hết nơi lòng thương xót và tha thứ…’”[17] (APV 6,3); (4) “Cách đặc biệt, các Thánh vịnh làm nổi bật sự vĩ đại hành động thương xót của Thiên Chúa: “Ngài tha thứ tất cả lỗi tội của bạn, chữa lành mọi bệnh tật của bạn, cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, trao vương miện cho bạn với tình yêu kiên định và lòng xót thương” (Tv 103,3-4) (APV 6,8).

Lm Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] APV 6,1.

[2] APV 6,2.

[3] 2Cr 5,14.

[4] Vua Gia Long (嘉 隆; 8-021762–03-021820) có tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮 福 暎) là vị hoàng đế thành lập nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, vị hoàng đế này được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮 世 祖) (x. Tạ Chí Đại TrườngLịch sử nội chiến Việt Nam 1771-1802 [Sài Gòn: Nxb. Văn Sử Học, 1973], 316-9).

[5] Vua Minh Mạng (明 命, 25-5179120-011841) có tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (阮 福 膽), còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu (阮 福 晈) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời năm 1841, vị hoàng đế này được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ (阮 聖 祖) (x. Trần Trọng KimViệt Nam sử lược, quyển II [Sài Gòn: Nxb. Trung tâm Học Liệu, 1971], 152).

[6] Vua Thiệu Trị (紹 治; 16-61807–04-101847) có tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮 福 綿 宗), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, vị hoàng đế này được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Hiến Tổ (阮 憲 祖) (x. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển II [Sài Gòn: Nxb. Trung tâm Học Liệu, 1971], 353).

[7] SLR, Kinh Tiền Tụng CN XXIV TN. Kinh tiền tụng này đã xuất hiện vào thế kỷ VIII trong các văn bản cánh chung của Sách lễ Gelasia (1198) (APV 6,3).

[8] Tv 103,3-4 (APV 6,8).

[9] Saint Thomas Aquinas, Summa Theologiae, II-II, q. 30. a. 4.

[10] Saint Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, II-II, q. 30, a. 4.

[11] Tô-ma A-qui-nô, Summa Theologica (Tổng luận thần học), II-II, q. 30, a. 4.

[12] XXVI Sunday in Ordinary Time. This Collect already ap-pears in the eighth century among the euchological texts of the Gelasian Sacramentary (1198).

[13] Prière d’ouverture du XXVIème dimanche du Temps ordinai-re. Cette prière apparaît dès le VIIIème siècle dans les textes eucologiques du Sacramentaire Gélasien 1198.

[14] SLR, Kinh Tiền Tụng CN XXIV TN. Kinh tiền tụng này đã xuất hiện vào thế kỷ VIII trong các văn bản cánh chung của Sách lễ Gelasia (1198).

[15] http://doanhnhanconggiao.com/m/quy-che-hoat-dong

[16] Tô-ma A-qui-nô, Summa Theologica (Tổng luận thần học), II-II, q. 30, a. 4.

[17] SLR, Kinh Tiền Tụng CN XXIV TN. Kinh tiền tụng này đã xuất hiện vào thế kỷ VIII trong các văn bản cánh chung của Sách lễ Gelasia (1198).

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN