Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 40: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Tiếp theo bài trước – vẫn là số 4 Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Misericordiae vultus), nhưng từ câu 12 đến câu 18 – bảy câu tìm hiểu trong bài này cũng vậy, chỉ cho xuất hiện một từ mercy (miséricorde, lòng thương xót): “Xin Thánh Thần Chúa hướng dẫn những bước chân các tín hữu trong sự hợp tác với công trình cứu độ do Đức Ki-tô thực hiện, xin Ngài dẫn đường và nâng đỡ dân Chúa để họ có thể chiêm ngưỡng dung nhan lòng Chúa thương xót…”.[1]

Thêm vào đó, tuy không xuất hiện bằng chính thuật ngữ “lòng thương xót”, ý nghĩa chủ đạo của lòng Chúa xót thương, của tình yêu xót thương (merciful love, amour miséricordieux) lại là những cách thức diễn tả thật phong phú và dễ dàng được nhận diện. Sau đây là một số trích dẫn như thế: (1) “lòng bác ái đã là đặc tính tôn giáo chủ yếu của công đồng”;[2] (2) “… lòng bác ái đòi hỏi điều này không thua gì sự thật đòi hỏi”;[3] (3) “những thông điệp của sự tin tưởng được công đồng phát ra cho thế giới ngày nay”[4].

Misericordiae vultus, số 4 (APV 4,12-18)

  1. Blessed Paul VI spoke in a similar vein at the closing of the Council: “We prefer to point out how charity has been the principal religious feature of this Council… the old story of the Good Samaritan has been the model of the spirituality of the Council… a wave of affection and admiration flowed from the Council over the modern world of humanity. (APV 4,12) Errors were condemned, indeed, because charity demanded this no less than did truth, but for individuals themselves there was only admonition, respect and love. (APV 4,13) Instead of depressing diagnoses, encouraging remedies; instead of direful predictions, messages of trust issued from the Council to the present-day world. (APV 4,14) The modern world’s values were not only respected but honoured, its efforts approved, its aspirations purified and blessed…. (APV 4,15) Another point we must stress is this: all this rich teaching is channelled in one direction, the service of mankind, of every condition, in every weakness and need”.[5] (APV 4,16) With these sentiments of gratitude for everything the Church has received, and with a sense of responsibility for the task that lies ahead, we shall cross the threshold of the Holy Door fully confident that the strength of the Risen Lord, who constantly supports us on our pilgrim way, will sustain us. (APV 4,17) May the Holy Spirit, who guides the steps of believers in cooperating with the work of salvation wrought by Christ, lead the way and support the People of God so that they may contemplate the face of mercy.[6] (APV 4,18)
  2. Dans la même perspective, lors de la conclusion du Concile, le bienheureux Paul VI s’exprimait ainsi: “Nous voulons plutôt souligner que la règle de notre Concile a été avant tout la charité… la vieille histoire du bon Samaritain a été le modèle et la règle de la spiritualité du Concile… un courant d’affection et d’admiration a débordé du Concile sur le monde humain moderne. (APV 4,12) Des erreurs ont été dénoncées. Oui, parce que c’est l’exigence de la charité comme de la vérité mais, à l’adresse des personnes, il n’y eut que rappel, respect et amour. (APV 4,13) Au lieu de diagnostics déprimants, des remèdes encourageants; au lieu de présages funestes, des messages de confiance sont partis du Concile vers le monde contemporain: ses valeurs ont été non seulement respectées, mais honorées; ses efforts soutenus, ses aspirations purifiées et bénies… toute cette richesse doctrinale ne vise qu’à une chose: servir l’homme. (APV 4,14-15) Il s’agit, bien entendu, de tout homme, quels que soient sa condition, sa misère et ses besoins”.[7] (APV 4,16) Animé par des sentiments de gratitude pour tout ce que l’Eglise a reçu, et conscient de la responsabilité qui est la nôtre, nous passerons la Porte Sainte sûrs d’être accompagnés par la force du Seigneur Ressuscité qui continue de soutenir notre pèlerinage. (APV 4,17) Que l’Esprit Saint qui guide les pas des croyants pour coopérer à l’oeuvre du salut apporté par le Christ, conduise et soutienne le Peuple de Dieu pour l’aider à contempler le visage de la miséricorde.[8] (APV 4,18)
  3. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phao-lô VI đã sử dụng cùng văn mạch để bế mạc công đồng: “Chúng tôi muốn được chỉ ra cách thức lòng bác ái đã là đặc tính tôn giáo chủ yếu của công đồng này… câu chuyện xưa về người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu là mẫu hình linh đạo công đồng… một làn sóng tình cảm và ngưỡng mộ từ công đồng đã tuôn chảy trong thế giới hiện đại của nhân loại. (APV 4,12) Tất nhiên, những sai lầm đã bị lên án bởi vì lòng bác ái đòi hỏi điều này không kém gì sự thật đòi hỏi, nhưng chỉ có sự khuyên răn, tôn trọng và yêu thương đối với chính những cá nhân. (APV 4,13) Thay vì những chẩn đoán làm nhụt chí hãy là những phương dược khích lệ; thay cho những dự đoán tàn khốc là những thông điệp của sự tin tưởng được công đồng phát ra cho thế giới ngày nay. (APV 4,14) Những giá trị của thế giới hiện đại không những được tôn trọng mà còn được vinh danh, nỗ lực của thế giới được chấp nhận, những nguyện vọng của thế giới được thanh tẩy và chúc lành… (APV 4,15) Một điểm khác nữa chúng ta phải nhấn mạnh là tất cả giáo huấn phong phú này được chuyển kênh vào một hướng: phục vụ nhân loại, trong mọi điều kiện, trong từng nhược điểm và nhu cầu”.[9] (APV 4,16) Bằng những tình cảm của tâm tình tri ân đối với mọi thứ Giáo hội nhận được, và trong ý thức trách nhiệm đối với nghĩa vụ đang chờ đợi phía trước, chúng ta sẽ vượt qua ngưỡng Cửa Thánh với sự tự tin hoàn toàn rằng, sức mạnh của Chúa Phục Sinh, hằng ủng hộ chúng ta trên đường hành hương, sẽ nâng đỡ chúng ta. (APV 4,17) Xin Thánh Thần Chúa hướng dẫn những bước chân các tín hữu trong sự hợp tác với công trình cứu độ do Đức Ki-tô thực hiện, xin Ngài dẫn đường và nâng đỡ dân Chúa để họ có thể chiêm ngưỡng dung nhan lòng Chúa thương xót.[10] (APV 4,18)

Để kết

Cùng với câu Lời Chúa “Muôn loài thụ tạo những trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển”,[11] chúng ta đã bước vào Mùa Chay; và cùng với tinh thần Thư Mục Vụ Mùa Chay và Phục Sinh 2019 của TGP. Sài Gòn-TP. HCM, chúng ta chân thành sám hối, tích cực sống những phẩm giá làm người mà Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương trao ban cho chúng ta qua công trình tạo dựng, công trình cứu độ nhờ Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

Vậy để “thụ tạo được cứu độ”, để hiểu được phần nào “sức mạnh hủy diệt của tội lỗi”, và để cảm nhận trọn vẹn hơn về “sức mạnh chữa lành của lòng thống hối và ơn tha thứ”,[12] thì chúng ta có thể nói, Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương dạy rằng: với lòng bác ái và những thông điệp tin tưởng, các Ki-tô hữu hãy xin “Thánh Thần Chúa hướng dẫn những bước chân các tín hữu trong sự hợp tác với công trình cứu độ do Đức Ki-tô thực hiện, xin Ngài dẫn đường và nâng đỡ dân Chúa để họ có thể chiêm ngưỡng dung nhan lòng Chúa thương xót”.[13]

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————

[1] APV 4,18.

[2] APV 4,12.

[3] APV 4,13.

[4] APV 4,14.

[5] Speech at the Final Public Session of the Second Vatican Ecumenical Council, 7 December 1965.

[6] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Cons-titution on the Church Lumen Gentium, 16: Pastoral Consti-tution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 15.

[7] Paul VI, Discours de clôture du Concile œcuménique Vatican II, 7 décembre 1965.

[8] Cf. Conc. œcum. Vat. II, Const. dogm. Lumen gentium, n. 16 ; Const. past. Gaudium et spes, n. 15.

[9] Diễn từ tại phiên họp chung cuối cùng của Công đồng Va-ti-ca-nô II, 07 tháng 12 năm 1965.

[10] X. LG, số 16; GS, số 15.

[11] Rm 8,19; trích dẫn lại từ Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô.

[12] Tên gọi một số tựa nhỏ trong Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô: (1) The redemption of creation; (2) The destructive power of sin; (3) The healing power of repentance and forgiveness.

[13] APV 4,18; x. LG, số 16; GS, số 15.

Xem thêm

mary (1)

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu ngày 20/12 Mùa Vọng, của Lm Minh Anh

RẤT NGƯỜI VÀ RẤT THÁNH “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người …