Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 39: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 39: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

So với các số khác, số 4 Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Misericordiae vultus) khá dài, gồm 18 câu. Trong suốt mười một câu đầu tiên chỉ xuất hiện một từ mercy (miséricorde, lòng thương xót): “Giờ đây Hiền Thê của Chúa Ki-tô mong muốn được dùng dược phẩm của lòng xót thương chứ không phải vũ khí khắc nghiệt…”.[1]

Tuy nhiên, ý nghĩa về “lòng thương xót” không vì thế mà giảm sút; trái lại, rất súc tích và có những cách thức diễn tả riêng qua các cụm từ sau: (1) “trở nên một dấu chỉ sống động của tình yêu Chúa Cha trên thế giới”;[2] (2) “… muốn thể hiện mình là một người mẹ yêu thương mọi người: kiên nhẫn, dịu dàng, từ tâm và nhân hậu với những con cái xa đàn”;[3] (3) …

Misericordiae vultus, số 4 (APV 4,1-11)

4. I have chosen the date of 8 December because of its rich meaning in the recent history of the Church. (APV 4,1) In fact, I will open the Holy Door on the fiftieth anniversary of the closing of the Second Vatican Ecumenical Council. (APV 4,2) The Church feels a great need to keep this event alive. (APV 4,3) With the Council, the Church entered a new phase of her history. (APV 4,4) The Council Fathers strongly perceived, as a true breath of the Holy Spirit, a need to talk about God to men and women of their time in a more accessible way. (APV 4,5) The walls which for too long had made the Church a kind of fortress were torn down and the time had come to proclaim the Gospel in a new way. (APV 4,6) It was a new phase of the same evangelization that had existed from the beginning. (APV 4,7) It was a fresh undertaking for all Christians to bear witness to their faith with greater enthusiasm and conviction. (APV 4,8) The Church sensed a responsibility to be a living sign of the Father’s love in the world. (APV 4,9) We recall the poignant words of Saint John XXIII when, opening the Council, he indicated the path to follow: “Now the Bride of Christ wishes to use the medicine of mercy rather than taking up arms of severity…. (APV 4,10) The Catholic Church, as she holds high the torch of Catholic truth at this Ecumenical Council, wants to show herself a loving mother to all; patient, kind, moved by compassion and goodness toward her separated children”.[4] (APV 4,11)  

  1. J’ai choisi la date du 8 décembre pour la signification qu’elle revêt dans l’histoire récente de l’Eglise. (APV 4,1) Ainsi, j’ouvrirai la Porte Sainte pour le cinquantième anniversaire de la conclusion du Concile œcuménique Vatican II. (APV 4,2) L’Eglise ressent le besoin de garder vivant cet événement. (APV 4,3) C’est pour elle que commençait alors une nouvelle étape de son histoire. (APV 4,4) Les Pères du Concile avaient perçu vivement, tel un souffle de l’Esprit, qu’il fallait parler de Dieu aux hommes de leur temps de façon plus compréhensible. (APV 4,5) Les murailles qui avaient trop longtemps enfermé l’Eglise comme dans une citadelle ayant été abattues, le temps était venu d’annoncer l’Evangile de façon renouvelée. (APV 4,6) Etape nouvelle pour l’évangélisation de toujours. (APV 4,7) Engagement nouveau de tous les chrétiens à témoigner avec plus d’enthousiasme et de conviction de leur foi. (APV 4,8) L’Eglise se sentait responsable d’être dans le monde le signe vivant de l’amour du Père. (APV 4,9) Les paroles riches de sens que saint Jean XXIII a prononçées à l’ouverture du Concile pour montrer le chemin à parcourir reviennent en mémoire: “Aujourd’hui, l’Épouse du Christ, l’Église, préfère recourir au remède de la miséricorde plutôt que de brandir les armes de la sévérité…. (APV 4,10) L’Eglise catholique, en brandissant le flambeau de la vérité religieuse, veut se montrer la mère très aimante de tous, bienveillante, patiente, pleine d’indulgence et de bonté à l’égard de ses fils séparés”.[5] (APV 4,11)
  2. Tôi đã chọn ngày mùng 8 tháng 12 do ý nghĩa phong phú của ngày lễ này trong lịch sử gần đây của Giáo hội. (APV 4,1) Thật vậy, tôi sẽ mở Cửa Thánh vào đúng ngày kỷ niệm lần thứ năm mươi bế mạc Công đồng Đại Kết Va-ti-ca-nô II. (APV 4,2) Giáo hội cảm thấy một nhu cầu lớn lao phải giữ cho sự kiện này sinh động. (APV 4,3) Với công đồng, Giáo hội tiến vào một giai đoạn mới thuộc lịch sử Giáo hội. (APV 4,4) Các nghị phụ công đồng cảm nhận mạnh mẽ, như hơi thở đích thực của Chúa Thánh Thần, nhu cầu cần phải nói về Thiên Chúa với những người nam nữ thời đại mình theo cách thế dễ tiếp cận hơn. (APV 4,5) Các bức tường quá dài – đã làm cho Giáo hội thành một loại pháo đài – bị phá bỏ và đã đến lúc để công bố Tin Mừng theo một phương thế mới. (APV 4,6) Đó là giai đoạn mới của cùng một công cuộc loan báo Tin Mừng đã tồn tại từ đầu. (APV 4,7) Đó là cam kết mới đối với tất cả các Ki-tô hữu muốn làm chứng cho đức tin của họ với lòng nhiệt thành và sự xác tín mạnh mẽ hơn. (APV 4,8) Giáo hội cảm nhận được trách nhiệm phải trở nên dấu chỉ sống động của tình yêu Chúa Cha trên thế giới. (APV 4,9) Chúng ta nhớ lại những lời thấm thía của Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII khi khai mở công đồng, đã chỉ ra con đường phải theo: “Giờ đây Hiền Thê của Chúa Ki-tô mong muốn được dùng dược phẩm của lòng xót thương chứ không phải vũ khí khắc nghiệt…”. (APV 4,10) Giáo hội Công Giáo, khi giơ cao ngọn đuốc chân lý Công giáo tại Công đồng Đại Kết này, muốn thể hiện mình là một người mẹ yêu thương mọi người: kiên nhẫn, dịu dàng, từ tâm và nhân hậu với những con cái xa đàn”.[6] (APV 4,11)

Để kết

Trong định hướng toàn bộ Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương mời gọi các tín hữu tập trung vào Lời Chúa để học hỏi, suy niệm, và sống đạo: (1) “Anh em hãy thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót”;[7] (2) “Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”;[8] (3) “Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn”;[9] (4) “Hãy tha thứ để được Thiên Chúa thứ tha”;[10] (5) …, thì số 4 Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương nhấn mạnh rằng việc mở cửa Năm Thánh tại Đền thờ Thánh Phê-rô sẽ diễn ra vào ngày 08-12-2015 với lý do muốn được trùng vào dịp Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và cũng là ngày kỷ niệm Đệ Ngũ Thập Niên dịp bế mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II, một công đồng muốn Giáo hội hãy ra đi loan báo Tin Mừng “cách mới mẻ”, sử dụng “dược phẩm của lòng xót thương chứ không phải vũ khí khắc nghiệt…”.

Theo đó, những việc cụ thể hãy là: đi hành hương để cầu nguyện cho một ai đó được ơn hoán cải, ơn bình an; thực hiện một việc bác ái cụ thể như cho khách đỗ nhà, đón tiếp những người không nơi nương tựa; yêu thương và quan tâm đến những người nghèo, người già, neo đơn; thăm viếng và an ủi bệnh nhân, chia sẻ với những ai gặp hoạn nạn, hay những gia đình nào có tang chế, đồng thời sẵn sàng tha thứ và làm hòa với nhau…

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————–

[1] APV 4,10.

[2] APV 4,9.

[3] APV 4,11.

[4] Opening Address of the Second Vatican Ecumenical Coun-cil, Gaudet Mater Ecclesia, 11 October 1962, 2-3.

[5] Jean XXIII, Discours d’ouverture du Concile œcuménique Vatican II Gaudet Mater Ecclesia, 11 octobre 1962, nn. 2-3.

[6] Diễn từ khai mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II, Gaudet Mater Ecclesia (Mẹ Giáo Hội mừng vui), ngày 11-10-1962, 2-3.

[7] Lc 6,36.

[8] Mt 5,7.

[9] Ep 4,26.

[10] Lc 6,37.

Xem thêm

mary (1)

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu ngày 20/12 Mùa Vọng, của Lm Minh Anh

RẤT NGƯỜI VÀ RẤT THÁNH “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người …