Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 36: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 36: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Sau khi đã ân cần gửi lời kính mời tham dự Tổng hội AsIPA VIII (8th AsIPA General Assembly) từ ngày 18 tháng 10 đến 24 tháng 10 năm 2018 tại Batam của In-đô-nê-xi-a, đến các hội đồng giám mục các nước thành viên, Văn phòng “Giáo Dân và Gia Đình” của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Á (FABC) đã nỗ lực triển khai rất sống động một chủ đề thời sự của Giáo hội: “Các cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ Phúc âm hóa các gia đình hướng đến hiệp thông và sứ vụ” (Small Christian communities (SCCs) evangelize families towards com-munion and mission).

Cùng với những thành viên của 12 nước tham dự các nội dung sinh hoạt của tổng hội,[1] một số thành viên từ Phái đoàn Việt Nam, trong bài phát biểu nồng nhiệt và ý nhị của mình, đã góp phần tích cực vào “mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ” của AsIPA: “Các cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ Phúc âm hóa từng cá vị để Phúc âm hóa các gia đình, để Phúc âm hóa các giáo xứ, để Phúc âm hóa các giáo phận… hướng đến hiệp thông và sứ vụ trong thời đại của lòng Chúa xót thương”.[2]

Misericordiae vultus, số 1

  • Jesus Christ is the face of the Father’s mercy. (APV 1,1) These words might well sum up the mystery of the Christian faith. (APV 1,2) Mercy has become living and visible in Jesus of Nazareth, reaching its culmination in him. (APV 1,3) The Father, “rich in mercy” (Eph 2:4), after having revealed his name to Moses as “a God merciful and gracious, slow to anger, and abounding in steadfast love and faithful-ness” (Ex34:6), has never ceased to show, in various ways throughout history, his divine nature. (APV 1,4) In the “fullness of time” (Gal 4:4), when every-thing had been arranged according to his plan of salvation, he sent his only Son into the world, born of the Virgin Mary, to reveal his love for us in a defini-tive way. (APV 1,5) Whoever sees Jesus sees the Father (cf. Jn 14:9). (APV 1,6) Jesus of Nazareth, by his words, his actions, and his entire person[3] reveals the mercy of God. (APV 1,7)  
  • Jésus-Christ est le visage de la miséricorde du Père. (APV 1,1) Le mystère de la foi chrétienne est là tout entier. (APV 1,2) Devenue vivante et visible, elle at-teint son sommet en Jésus de Nazareth. (APV 1,3) Le Père, “riche en miséricorde” (Ep 2,4) après avoir ré-vélé son nom à Moïse comme “Dieu tendre et misé-ricordieux, lent à la colère, plein d’amour et de vérité” (Ex 34, 6) n’a pas cessé de faire connaître sa nature divine de différentes manières et en de nom-breux moments. (APV 1,4) Lorsqu’est venue la “plé-nitude des temps” (Ga 4, 4), quand tout fut disposé selon son dessein de salut, il envoya son Fils né de la Vierge Marie pour nous révéler de façon définitive son amour. (APV 1,5) Qui le voit a vu le Père (cf. Jn 14, 9). (APV 1,6) A travers sa parole, ses gestes, et toute sa personne,[4] Jésus de Nazareth révèle la misé-ricorde de Dieu. (APV 1,7)
  • Đức Ki-tô Giê-su là dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. (APV 1,1) Những từ ngữ đó có thể tổng hợp tốt về mầu nhiệm đức tin Ki-tô giáo. (APV 1,2) Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Chúa Giê-su Na-gia-rét, đạt đến điểm cao nhất nơi Người. (APV 1,3) Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mặc khải với Mô-xê danh Ngài là “Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng xót thương, chậm bất bình, giàu tình yêu kiên định và lòng thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện bản tính Thiên Chúa của Ngài bằng nhiều cách thức khác nhau trong suốt lịch sử. (APV 1,4) Vào “thời viên mãn” (Gl 4,4), khi mọi thứ đã được sắp xếp theo kế hoạch cứu độ của mình, Thiên Chúa Cha đã sai Con Một Ngài xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, để biểu tỏ cách quyết liệt tình yêu của Ngài đối với chúng ta. (APV 1,5) Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giê-su là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). (APV 1,6) Qua lời nói, hành động và toàn bộ con người mình,[5] Đức Giê-su Na-gia-rét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. (APV 1,7)

Để kết

Vậy ra, “Vào ‘thời viên mãn’ (Gl 4,4), khi mọi thứ đã được sắp xếp theo kế hoạch cứu độ…” của Thiên Chúa, thì có thể nói, chủ đề của Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam hôm nào, đã không chỉ hòa mình trong đường hướng của Giáo hội “mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ” mà cũng thấy mình trong chủ đề “Các cộng đoàn Ki-tô hữu nhỏ Phúc âm hóa các gia đình hướng đến hiệp thông và sứ vụ” của Tổng hội AsIPA VIII hôm nay. Mầu nhiệm các thánh thông công (communion of saints) trong những ngày đầu tháng 11 cũng vậy, cũng giúp thêm một tầm nhìn hiệp thông.

Theo đó ta suy gẫm, “Đức Ki-tô Giê-su là dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. (APV 1,1)”, mà Giáo hội Chúa tại Việt Nam đặc biệt hướng đến để hiệp thông và thi hành sứ vụ trong thời đại của lòng Chúa xót thương với ý thức rằng: “Những từ ngữ đó có thể tổng hợp tốt về mầu nhiệm đức tin Ki-tô giáo. (APV 1,2)”. Mầu nhiệm Lòng Chúa Xót Thương được thể hiện khắp nơi: trên trời, Giáo hội của các phúc nhân; trong luyện hình, Giáo hội của những người còn chịu thanh luyện; trong trần thế, Giáo hội lữ hành.[6]

Thật vậy, “Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Chúa Giê-su Na-gia-rét, đạt đến điểm cao nhất nơi Người. (APV 1,3) Chúa Cha, ‘giàu lòng thương xót’ (Ep 2,4), sau khi đã mặc khải với Mô-xê danh Ngài là ‘Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng xót thương, chậm bất bình, giàu tình yêu kiên định và lòng thành tín’ (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện bản tính Thiên Chúa của Ngài bằng nhiều cách thức khác nhau trong suốt lịch sử. (APV 1,4)”.

Nghĩa là, đường hướng “mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ” có nhiệm vụ tiếp nối việc thể hiện tình yêu của Thiên Chúa: “‘Vào “thời viên mãn’ (Gl 4,4), khi mọi thứ đã được sắp xếp theo kế hoạch cứu độ của mình, Thiên Chúa Cha đã sai Con Một Ngài xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, để biểu tỏ cách quyết liệt tình yêu của Ngài đối với chúng ta. (APV 1,5)”. Bởi lẽ, “Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giê-su là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). (APV 1,6)”, và “Qua lời nói, hành động và toàn bộ con người mình,[7] Đức Giê-su Na-gia-rét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. (APV 1,7)”.

LM Giuse Tạ Huy Hoàng

05-11-2018

GTHH

[1] Có 12 nước tham dự: Băng-la-đét (Bangladesh), Đức Quốc (Germany), Hàn Quốc (Korea), Ấn-độ (India), In-đô-nê-xi-a (Indonesia), Mã-lai (Malaysia), Mi-an-ma (Myanmar), Phi-líp-pin (Philippines), Xing-ga-po (Singapore), Xri Lan-ka (Sri Lanka), Thái Lan (Thailand), Việt Nam (Vietnam).

[2] Nghĩa là, “Small Christian communities evangelize the individuals to evangelize families to evangelize parishes to evangelize dioceses… towards communion and mission in the time of  God’s mercy”.

[3] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Consti-tution on Divine Revelation Dei Verbum4.

[4] Cf. Conc. œcum. Vat. II, Const. dogm. Dei Verbum, n. 4.

[5] X. DV, số 4.

[6] Vẫn có thể theo thói quen mà gọi tên các phân loại này là: Giáo hội khải hoàn, Giáo hội thanh luyện, Giáo hội chiến đấu (x. GLGHCG, số 954).

[7] X. DV, số 4.

Xem thêm

MẠNG NHỆN

MẠNG NHỆN

Mạng nhện là thứ rất bình thường, thậm chí còn bị người ta ghét, vì …