Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 33: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 33: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Năm Thánh Ngoại Thường về Lòng Thương Xót (Iubilaeum extraordinarium misericordiae) đã bắt đầu (08-122015) và cũng đã kết thúc (20-11-2016).[1] Nhưng lòng nhiệt thành sống đạo được Năm Thánh gieo trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc… không vì thế mà bị thui chột, tàn rụi hay chết đi. Các hoạt động Năm Thánh quả là thời gian hồng phúc, là dịp thuận tiện để mọi người tái khám phá những lợi ích và sự cần thiết của ân sủng Chúa ban, cách riêng nơi Bí tích Hòa Giải.[2] Tất cả dường như đều ít nhiều cảm nghiệm được sự dịu dàng của Thiên Chúa cũng như sự tha thứ vô biên của Ngài. Chẳng vậy mà, việc chạy đến lãnh nhận ân sủng Chúa ban nơi Bí tích Hòa Giải có “… ý nghĩa càng quan trọng hơn trong Năm thánh Lòng Thương Xót”.[3]

Là dấu chỉ Chúa Giê-su đã lập để tha các tội ta phạm cùng giao hòa ta với Thiên Chúa và nhân loại, Bí tích Hòa Giải ban tặng cho ta ơn phục hồi, được trở nên thụ tạo mới, như khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.[4] Cao điểm của bí tích này chính là để giao hòa, tạo điều kiện giúp hối nhân được gặp gỡ Thiên Chúa và con người. Bí tích Hòa Giải còn ban ơn trợ giúp ta vượt thắng tội lỗi. Vì thế, những thực hành diễn tả lòng thương xót hãy là bổn phận của chúng ta đối với anh chị em xung quanh, trong ý thức rằng: “… lòng thương xót của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn…”[5] những nỗ lực của chúng ta.

Nhờ đó, sự đón nhận và loan báo Tin Mừng sẽ dễ dàng hơn trong nhận thức và trong đời sống của chúng ta, giúp mang lại một ý nghĩa trọn vẹn, chung kết cho đời sống cá nhân và xã hội. Bởi lẽ, sống theo “… ân xá của Năm Thánh nghĩa là chạy đến lòng thương xót của Chúa Cha với niềm xác tín rằng sự tha thứ của Ngài trải rộng khắp cuộc đời của tín hữu”.[6] Đồng thời, công cuộc loan báo Tin Mừng sẽ luôn duy trì “… khía cạnh của lòng thương xót vượt hẳn những ranh giới…”.[7]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 22,2
  • This practice will acquire an even more important meaning in the Holy Year of Mercy. (APV 22,2)
  • Elle revêt une importance particulière au cours de cette Année Sainte. (APV 22,2)
  • Việc thực hành này sẽ có được ý nghĩa càng quan trọng hơn trong Năm thánh Lòng Thương Xót. (APV 22,2)
  1. APV 22,12
  • But the mercy of God is stronger even than this. (APV 22,12)
  • La miséricorde de Dieu est cependant plus forte que ceci. (APV 22,12)
  • Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn cả điều này. (APV 22,12)
  1. APV 22,17
  • Hence, to live the indulgence of the Holy Year means to approach the Father’s mercy with the certainty that his forgiveness extends to the entire life of the believer. (APV 22,17)
  • Vivre l’indulgence de l’Année Sainte, c’est s’appro-cher de la miséricorde du Père, avec la certitude que son pardon s’étend à toute la vie des croyants. (APV 22,17)
  • Vì thế, sống ân xá của Năm Thánh nghĩa là chạy đến lòng thương xót của Chúa Cha với niềm xác tín rằng sự tha thứ của Ngài trải rộng khắp cuộc đời của tín hữu. (APV 22,17)
  1. APV 23,1
  • There is an aspect of mercy that goes beyond the confines of the Church. (APV 23,1)
  • La valeur de la miséricorde dépasse les frontières de l’Eglise. (APV 23,1)
  • Có một khía cạnh của lòng thương xót vượt hẳn những ranh giới của Giáo hội. (APV 23,1)

Để kết

Tóm lại, “Việc loan báo lòng thương xót trở nên cụ thể và hữu hình qua lối sống của các tín hữu, sống dưới ánh sáng của nhiều công việc từ bi bác ái”.[8] Theo cách nói của Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô, các công việc từ bi bác ái của Ki-tô hữu hãy là trọng tâm của đời sống đức tin, là tiêu chuẩn để phân biệt những giá trị chân thật với giả trá trong hành trình đức tin của chúng ta.[9] Nghĩa là, nếu suy tư cho thấu đáo – trong cái nhìn về Năm Thánh vừa qua, một thời điểm thật hồng phúc, một dịp rất thuận tiện để tái khám phá ích lợi và sự cần thiết của Bí tích Hòa Giải – thì việc tái khám phá tính chất “thiết lợi” của Bí tích Hòa Giải là hết sức cần thiết và rất có ích lợi. Nhờ đó, việc loan báo lòng thương xót trở nên cụ thể, khả giác, hữu hình để “… có được ý nghĩa càng quan trọng hơn trong Năm thánh Lòng Thương Xót (APV 22,2)”.

Còn nhớ, việc cử hành Năm Thánh 2016 đã được Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô tuyên bố vào ngày 13 tháng 3 năm 2015, dịp kỷ niệm 50 năm ngày Công đồng Va-ti-ca-nô II bế mạc. Theo đó, mãi cho đến nay, việc sống tinh thần Công đồng Va-ti-ca-nô II là điều then chốt thuộc về sự dấn thân của mỗi người trong nỗ lực loan báo Tin Mừng: “… lòng thương xót của Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn… (APV 22,12)”. Và vì thế, ta vững lòng cậy-mến-tin, “… sống ân xá của Năm Thánh nghĩa là chạy đến lòng thương xót của Chúa Cha với niềm xác tín rằng sự tha thứ của Ngài trải rộng khắp cuộc đời của tín hữu (APV 22,17)”, là chạy đến với Bí tích Hòa Giải, cảm nghiệm lòng từ nhân của Chúa cũng như sự tha thứ vô biên của Ngài. Phải, sự tha thứ của Thiên Chúa là “… khía cạnh của lòng thương xót vượt hẳn những ranh giới… (APV 23,1)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

————————————-

[1] X. http://vi.radiovaticana.va/storico/2015/04/11

[2] Bí tích Hòa Giải còn được gọi là Bí tích Hoán Cải, Bí tích Sám Hối, Bí tích Tha Tội, Bí tích Giải Tội….

[3] APV 22,2.

[4] X. 1 Cr 6,11; 1 Ga 1,8

[5] APV 22,12.

[6] APV 22,17.

[7] APV 23,1.

[8] Rei 29-9-2017.

[9] X. http://conggiao.info/cac-cong-viec-bac-ai-la-trong-tam-d

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …