Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 31: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 31: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Tại Đại Chủng viện Thánh Giu-se Sài Gòn, gặp gỡ nhau theo chủ đề “Người trẻ với gia đình: cầu nguyện, sống đức tin và loan báo Tin Mừng”, Linh mục đoàn TGP. Sài Gòn-TP. HCM đã tích cực tham gia vào các nhịp sinh hoạt của chương trình thường huấn “ba ngày hai đêm” (06/6/2018-08/6/2018).[1] Các bài thuyết trình theo chủ đề thật phong phú![2]

Trong bầu khí học hỏi, chia sẻ huynh đệ, mọi người đã cùng nhau cầu nguyện, tìm kiếm để thích ứng thêm những phương cách loan báo Tin Mừng sao cho đúng lời Chúa dạy, sao cho đúng định hướng Giáo hội muốn về một Giáo hội sẵn sàng ra khơi, tiến đến các vùng “ngoại vi”, và sao cho hoạt động ấy được sống động từ các giáo xứ, các gia đình, chú tâm đến chia sẻ Lời Chúa, theo kiểu phát triển của các cộng đoàn giáo hội cơ bản (BECs), trong phương cách tiếp cận mục vụ toàn diện tại Á Châu (AsIPA).[3] Nghĩa là, cách đặc biệt và cụ thể, trong tinh thần của “Người trẻ với gia đình: cầu nguyện, sống đức tin và loan báo Tin Mừng”.[4]

Theo đó, ta có thể nói, định hướng tiếp cận mục vụ toàn diện của các giáo hội địa phương, và tại mọi nơi trên thế giới, đều mong ước sẽ được nên như khí cụ của tình thương, nên như công lý của lòng Chúa thương xót,[5] trổi vượt trên chính công lý thế sự,[6] “vươn đến các tội nhân, cho tội nhân cơ hội mới để nhìn lại chính mình, để hoán cải và tin tưởng”.[7] Bởi lẽ, “Thiên Chúa giữ lại cơn giận dễ hơn nén lại lòng thương xót”.[8]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. 1. APV 20,27
  • God’s justice is his mercy (cf. Ps51:11-16). (APV 20,27)
  • La justice de Dieu est son pardon (cf. Ps 50, 11-16). (APV 20,27)
  • Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót của Ngài (x. Tv 51,11-16). (APV 20,27)
  1. 2. APV 21,1
  • Mercy is not opposed to justice but rather expresses God’s way of reaching out to the sinner, offering him a new chance to look at himself, convert, and believe. (APV 21,1)
  • La miséricorde n’est pas contraire à la justice, mais illustre le comportement de Dieu envers le pécheur, lui offrant une nouvelle possibilité de se repentir, de se convertir et de croire. (APV 21,1)
  • Lòng thương xót không đối nghịch với công lý nhưng thực thi đường lối Chúa vươn đến các tội nhân, cho tội nhân cơ hội mới để nhìn lại chính mình, để hoán cải và tin tưởng. (APV 21,1)
  1. 3. APV 21,2
  • The experience of the prophet Hosea can help us see the way in which mercy surpasses justice. (APV 21,2)
  • Ce qu’a vécu le prophète Osée nous aide à voir le dé-passement de la justice par la miséricorde. (APV 21,2)
  • Kinh nghiệm của ngôn sứ Hô-sê có thể giúp chúng ta hiểu cách thức mà lòng thương xót trổi vượt trên công lý. (APV 21,2)
  1. 4. APV 21,10
  • Saint Augustine, almost as if he were commenting on these words of the prophet, says: “It is easier for God to hold back anger than mercy”.[9] (APV 21,8)
  • Commentant les paroles du prophète, saint Augustin écrit: “Il est plus facile pour Dieu de retenir la colère plutôt que la miséricorde”.[10] (APV 21,8)
  • Thánh Âu-tinh nói như thể đang bình luận về những lời này của vị ngôn sứ: “Thiên Chúa giữ lại cơn giận dễ hơn nén lại lòng thương xót”.[11] (APV 21,8)

Để kết

Linh mục đoàn của TGP. Sài Gòn-TP. HCM đã gặp gỡ nhau, cùng nhau cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ, suy niệm Lời Chúa, nghe thuyết trình, trao đổi, ăn uống, ngủ nghỉ, đưa ra những quyết tâm tốt đẹp về những việc phải thi hành, với dấu nhấn hội nhập đặc biệt khi hướng đến phương pháp chia sẻ Lời Chúa “Bảy Bước” của AsIPA thuộc Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu.[12] Theo đó, và ở mức độ lớn hơn người ta có thể cảm được thế nào là “cầu nguyện, sống đức tin và loan báo Tin Mừng”.

Bởi lẽ, (1) “Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót của Ngài (x. Tv 51,11-16)” (APV 20,27); (2) “Lòng thương xót không đối nghịch với công lý nhưng thực thi đường lối Chúa vươn đến các tội nhân, cho tội nhân cơ hội mới để nhìn lại chính mình, để hoán cải và tin tưởng” (APV 21,1). Thật vậy, (3) “Kinh nghiệm của ngôn sứ Hô-sê có thể giúp chúng ta hiểu cách thức mà lòng thương xót trổi vượt trên công lý” (APV 21,2). Chẳng vậy mà, (4) “Thánh Âu-tinh nói như thể đang bình luận về những lời này của vị ngôn sứ: ‘Thiên Chúa giữ lại cơn giận dễ hơn nén lại lòng thương xót’”[13] (APV 21,8).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————————

[1] Tuần thường huấn năm nay có sự hiện diện của Đức Cha Giu-se Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa TGP. Sài Gòn-TP. HCM, Đức Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn. Đức Hồng y Gio-an Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn và 288 vị linh mục.

[2] Gồm: (1) Mục vụ đồng hành với người trẻ; (2) Cầu nguyện và người trẻ; (3) Dạy giáo lý cho người trẻ; (4) Dạy giáo lý trong gia đình; (5) Tầm nhìn mới về Hội Thánh; (6) Cầu nguyện theo Taizé; (7) Gia đình mới Focolare; (8) Phút hồi tâm, kinh nguyện gia đình.

[3] Basic ecclesial community (cộng đoàn giáo hội cơ bản), Asian Integral Pastoral Approach (tiếp cận mục vụ toàn diện tại Á Châu). Theo đó, việc huấn luyện những người lãnh đạo các cộng đoàn này là rất cần thiết (x. Tài liệu AsIPA).

[4] Trong phần trình bày của mình, Đức Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn cho thấy các giai đoạn phát triển của một giáo xứ có thể được gọi tên như sau; (1) Mục tử bao cấp, (2) Hội đồng giáo xứ cộng tác, (3) Giáo dân thức tỉnh, (4) Những tập thể năng động, và (5) Hiệp thông giữa các cộng đoàn.

[5] X. APV 20,27; Tv 51,11-16.

[6] X. APV 21,2.

[7] APV 21,1.

[8] Bài giảng về Thánh vịnh, 76,11.

[9] Homilies on the Psalms, 76, 11.

[10] Enarr. in Ps. 76, 11.

[11] Bài giảng về Thánh vịnh, 76,11.

[12] “Nhờ Lời Chúa chia sẻ trong nhóm / Một phương pháp với bảy bước đi / Từng bước đi vững vàng trong đời / Từng bước nhé Chúa cùng ta đi / Một đều bước xin Người ngự đến / Rồi chương sách số mục theo sau / Đọc thật rõ sáng tỏ chân thành / Tuần tự nhé thinh lặng cần thiết… đánh động trong lương tâm…” (http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20170802/39421).

[13] Bài giảng về Thánh vịnh, 76,11.

Xem thêm

Ga 15,9-17b

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

CN 6B PS Giới Răn Mới (Ga 15,9-17) I.TÀI LIỆU GỢI Ý Giới Răn Mới …