Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 30: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 30: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Tại Trụ sở Giáo Phận Long Xuyên ngày 11-5-2018 vừa qua,[1] Đức cha Giu-se Trần Văn Toản, Giám mục Phó Giáo phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân (UBGD), trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đã chủ tọa cuộc họp với các thành viên Ban Nghiên Huấn thuộc UBGD (HĐGMVN). Cuộc họp gồm các đề tài: thống nhất các bài viết hằng tháng, biên soạn bổ sung về nội quy UBGD, biên soạn hướng dẫn mục vụ tông đồ giáo dân, bàn bạc việc tổ chức cuộc hội thảo về các thánh tử vì đạo tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày các ngài được phong thánh (1988-19/6-2018).[2]

Tuy nội dung luận bàn khá “nặng ký”, các tham dự viên đều tỏ ra tích cực và hân hoan trao đổi trong thành tâm thiện chí.

Thật vậy, với lý tưởng phục vụ cao độ, ai nấy đều sẵn lòng tìm cách góp phần vào công việc chung. Riêng tôi, có lẽ thế, tôi còn mạo muội nghĩ rằng: các ngài đã “lấy lòng thương xót làm tâm điểm…”;[3] “… như một khía cạnh nền tảng thuộc về sứ mệnh”;[4] để “nhận ra chiều sâu lòng Người xót thương”;[5] và để “nhờ tin vào Đức Ki-tô Giê-su, Đấng qua sự chết và sống lại của Người mà mang đến ơn cứu độ…”.[6]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 20,17
  • Jesus affirms that, from that time onward, the rule of life for his disciples must place mercy at the centre, as Jesus himself demonstrated by sharing meals with sinners. (APV 20,17)
  • Jésus affirme que la règle de vie de ses disciples devra désormais intégrer le primat de la miséricorde, comme Lui-même en a témoigné, partageant son repas avec les pécheurs. (APV 20,17)
  • Chúa Giê-su khẳng định rằng, từ lúc đó trở đi, quy luật sống của các môn đệ Người phải lấy lòng thương xót làm tâm điểm, như chính Chúa Giê-su đã thể hiện qua việc đồng bàn với những kẻ tội lỗi. (APV 20,17)
  1. APV 20,18
  • Mercy, once again, is revealed as a fundamental aspect of Jesus’ mission. (APV 20,18)
  • La miséricorde se révèle une nouvelle fois comme une dimension fondamentale de la mission de Jésus. (APV 20,18)
  • Một lần nữa, lòng thương xót được mặc khải như một khía cạnh nền tảng thuộc về sứ mệnh của Chúa Giê-su. (APV 20,18)
  1. APV 20,20
  • Jesus, on the other hand, goes beyond the law; the company he keeps with those the law considers sinners makes us realize the depth of his mercy. (APV 20,20)
  • Jésus au contraire, va au-delà de la loi; son partage avec ceux que la loi considérait comme pécheurs fait comprendre jusqu’où va sa miséricorde. (APV 20,20)
  • Mặt khác, Chúa Giê-su vượt xa hẳn lề luật; sự đồng hành Người dành cho những kẻ bị lề luật xem là tội lỗi giúp chúng ta nhận ra chiều sâu lòng Người xót thương. (APV 20,20)
  1. APV 20,25
  • Salvation comes not through the observance of the law, but through faith in Jesus Christ, who in his death and resurrection brings salvation together with a mercy that justifies. (APV 20,25)
  • Ce n’est pas l’observance de la loi qui sauve, mais la foi en Jésus-Christ, qui par sa mort et sa résurrection, nous a donné la miséricorde qui justifie. (APV 20,25)
  • Ơn cứu độ không đến do việc tuân thủ lề luật, nhưng nhờ tin vào Đức Ki-tô Giê-su, Đấng qua sự chết và sống lại của Người mà mang đến ơn cứu độ với lòng thương xót để công chính hóa chúng ta. (APV 20,25)

Để kết

Theo tinh thần của “Thư Công Bố Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”, ngày 01-5-2018, để mừng kính tất cả các vị tử vì đạo tại Việt Nam – cách riêng 117 vị thánh – và vì lợi ích thiêng liêng của Dân Chúa, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở năm thánh.

Bước vào Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam và trong bầu khí của thời đại Lòng Chúa Xót Thương – khi noi gương đời sống của các bậc tiền nhân tử vì đạo – chúng ta càng thấy thấm thía quy luật sống tất phải có của từng người chúng ta, các môn đệ của Đức Ki-tô Giê-su. Nghĩa là, các Ki-tô hữu luôn được kỳ vọng “phải lấy lòng thương xót làm tâm điểm, như chính Chúa Giê-su đã thể hiện qua việc đồng bàn với những kẻ tội lỗi (APV 20,17)”. Bởi lẽ, lòng thương xót “được mặc khải như một khía cạnh nền tảng thuộc về sứ mệnh của Chúa Giê-su. (APV 20,18)”.

Thật vậy, sự đồng hành Thầy Giê-su “dành cho những kẻ bị lề luật xem là tội lỗi giúp chúng ta nhận ra chiều sâu lòng Người xót thương (APV 20,20)”. Theo đó, kỷ niệm 30 năm ngày phong thánh của 117 vị tử đạo tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 19 tháng 6 năm nay đến ngày 24 tháng 11 năm 2019,[7] chúng ta không thể không thêm phần suy đi gẫm lại về ơn cứu độ – để sống cho thật đúng mực – trong thời đại của chúng ta: “Ơn cứu độ không đến do việc tuân thủ lề luật, nhưng nhờ tin vào Đức Ki-tô Giê-su, Đấng qua sự chết và sống lại của Người mà mang đến ơn cứu độ với lòng thương xót để công chính hóa chúng ta (APV 20,25)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

[1] Địa chỉ hiện nay: 72/24 Phan Đăng Lưu,  Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

[2] “Năm 2018, chúng ta sẽ kỷ niệm 30 năm Toà Thánh nâng 117 vị Tử đạo lên hàng hiển thánh. Đây là một dấu son trong lịch sử và là niềm tự hào của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội những chứng nhân anh dũng, dám sống mầu nhiệm hạt lúa được gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi để mang lại nhiều hoa trái (x. Ga 12,23-25). Thật vậy, trong lễ phong thánh tại Rôma, ngày 19-6-1988, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắn nhủ: “Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ đích thực của Đức Kitô”. (Thư Mục vụ HĐGMVN gửi Cộng đồng Dân Chúa sau Hội nghị Thường Niên Kỳ II/2017, số 5)

[3] APV 20,17.

[4] APV 20,18.

[5] APV 20,20.

[6] APV 20,25.

[7] Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …