Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 3: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 3: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Tông chiếu ấn định năm thánh ngoại thường về Lòng Thương XótDẫn vào

Vẫn như mọi thánh lễ dịp có một linh mục nào đó được nhậm chức tân chính xứ tại một giáo xứ nào đó, thánh lễ cử hành lúc 17 giờ 30 ngày 09 tháng 9 năm 2016 vừa qua tại Giáo xứ Phú Bình, Giáo hạt Phú Thọ, Tổng Giáo phận Sài Gòn đã diễn ra thật tốt đẹp. Thậm chí, trong bối cảnh của Năm thánh Lòng Thương Xót, có lẽ ta còn phải chân nhận, có gì đó đặc biệt hơn của tình yêu trong thánh lễ chiều hôm ấy. Mọi người tham dự thánh lễ dường như được ngập tràn trong bầu khí của tình yêu xót thương.

Thật thế, một trong những hình ảnh rất đẹp của sự tràn đầy tình yêu xót thương có thể chính là: sự hiện diện hân hoan rất đông đúc của cộng đoàn dân Chúa tại địa phương và từ nhiều nơi khác đổ về. Đã vậy, dâng thánh lễ chiều hôm ấy không chỉ có Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Cha Giuse Vũ Minh Nghiệp, Cha Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, Cha Giuse Phạm Bá Lãm… mà còn khoảng hơn 40 vị linh mục khác nữa cùng sốt sắng hiệp dâng.

Vâng thế đấy, tình yêu của lòng thương xót là thế đấy: trong thánh lễ Thiên Chúa đến gặp con người; mỗi người hãy chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình để vui với người vui, khóc với ai đang khổ sầu, vì tình yêu là chính giới luật của Chúa.[1] Vâng, mục tử hãy là cầu nối, hãy là dấu chỉ hữu hiệu hơn cho tác động của Thiên Chúa trong cuộc sống.[2]

Sáu lần sử dụng từ mercy

  1. APV 2,5
  • Mercy: the ultimate and supreme act by which God comes to meet us. (APV 2,5)
  • La miséricorde, c’est l’acte ultime et suprême par le-quel Dieu vient à notre rencontre. (APV 2,5)
  • Lòng thương xót: hành động tối cao và tối hậu qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta. (APV 2,5)
  1. APV 2,6
  • Mercy: the fundamental law that dwells in the heart of every person who looks sincerely into the eyes of his brothers and sisters on the path of life. (APV 2,6)
  • La miséricorde, c’est la loi fondamentale qui habite le cœur de chacun lorsqu’il jette un regard sincère sur le frère qu’il rencontre sur le chemin de la vie. (APV 2,6)
  • Lòng thương xót: luật cơ bản ngự trị trong tim của mỗi người đang chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời. (APV 2,6)
  1. APV 2,7
  • Mercy: the bridge that connects God and man, open-ing our hearts to the hope of being loved forever des-pite our sinfulness. (APV 2,7)
  • La miséricorde, c’est le chemin qui unit Dieu et l’homme, pour qu’il ouvre son cœur à l’espérance d’être aimé pour toujours malgré les limites de notre péché. (APV 2,7)
  • Lòng thương xót: cầu nối Thiên Chúa với con người, mở lòng chúng ta hướng đến niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi mặc cho bao tội lỗi của mình. (APV 2,7)
  1. APV 3,1
  • At times we are called to gaze even more attentively on mercy so that we may become a more effective sign of the Father’s action in our lives. (APV 3,1)
  • Il y a des moments où nous sommes appelés de façon encore plus pressante, à fixer notre regard sur la mi-séricorde, afin de devenir nous aussi signe efficace de l’agir du Père. (APV 3,1)
  • Có những lúc chúng ta còn được mời gọi để dán mắt nhìn chăm chú hơn vào lòng thương xót để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu hơn cho tác động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta. (APV 3,1)
  1. APV 3,2
  • For this reason I have proclaimed an Extraordinary Jubilee of Mercyas a special time for the Church, a time when the witness of believers might grow stron-ger and more effective. (APV 3,2)
  • C’est la raison pour laquelle j’ai voulu ce Jubilé Extraordinaire de la Miséricorde, comme un temps favorable pour l’Eglise, afin que le témoignage ren-du par les croyants soit plus fort et plus efficace. (APV 3,2)
  • Vì lý do này, tôi đã công bố Năm thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót là thời gian đặc biệt đối với Giáo hội, một thời gian mà theo đó việc làm chứng nhân của các tín hữu có thể phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn. (APV 3,2)
  1. APV 3,7
  • When faced with the gravity of sin, God responds with the fullness of mercy. (APV 3,7)
  • Face à la gravité du péché, Dieu répond par la plé-nitude du pardon. (APV 3,7)
  • Khi trực diện với sự nặng nề của tội lỗi, Thiên Chúa đáp lại bằng sự tràn đầy lòng xót thương. (APV 3,7)

Tóm lại

“Khi trực diện với sự nặng nề của tội lỗi, Thiên Chúa đáp lại bằng sự tràn đầy lòng thương xót”.[3] Khi trực diện với sự nặng nề của tội lỗi, ai ai cũng cần tình yêu xót thương của Thiên Chúa. Mục tử chăn chiên hẳn còn phải cần hơn.

Để người mục tử có thể tận tình chăm lo cho đàn chiên, người mục tử cần cảm nghiệm được thế nào là lòng thương xót, là: (1) “hành động tối cao và tối hậu qua đó Thiên Chúa đến gặp chúng ta” (APV 2,5); (2) “luật cơ bản ngự trị trong tim của mỗi người đang chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời” (APV 2,6); (3) “cầu nối Thiên Chúa với con người, mở lòng chúng ta hướng đến niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi mặc cho bao tội lỗi của mình” (APV 2,7).

Người mục tử (4) “còn được mời gọi để dán mắt nhìn chăm chú hơn vào lòng thương xót để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu hơn cho tác động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng ta” (APV 3,1). Chính vì thế mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã (5) “công bố Năm thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót là thời gian đặc biệt đối với Giáo hội, một thời gian mà theo đó việc làm chứng nhân của các tín hữu có thể phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn” (APV 3,2). Bởi lẽ, (6) “Khi trực diện với sự nặng nề của tội lỗi, Thiên Chúa đáp lại bằng sự tràn đầy lòng xót thương” (APV 3,7).

Để kết

Bầu khí yêu thương trong Năm thánh Lòng Thương Xót được Cha Giuse Vương Sĩ Tuấn, Linh mục tân chánh xứ Giáo xứ Phú Bình, đón nhận trong tâm tình tri ân cảm tạ, với ý thức rất minh bạch về lời chia sẻ của Đức Tổng Phaolô: “Hình ảnh một cha xứ tốt là người mục tử biết tận tình chăm lo cho đàn chiên”.[4]

Để có thể tận tình chăm lo cho đàn chiên, người mục tử không thể không từng, không thể không đang… và sẽ mãi luôn cảm nghiệm cách sống động tình yêu xót thương của Chúa ở trong lòng. Theo đó, những đức tính người mục tử cần có tất sẽ là: lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng, sẵn lòng tha thứ và xin thứ tha. Nói tóm lại, người mục tử luôn cần tình Chúa thương xót để sống tinh thần bác ái, và luôn cần sống bác ái để bày tỏ tình yêu xót thương.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

GTHH

[1] X. APV 2,6; APV 2,7.

[2] X. APV 3,1.

[3] APV 3,7.

[4] WGPSG, T2, 11/01/2016 – 10:29.

Xem thêm

TÂN TÒNG YÊU MẾN ĐỨC MẸ

TÂN TÒNG YÊU MẾN ĐỨC MẸ

Một trong các văn sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20 viết về Đức …