Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 29: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 29: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Trong bài “thuyết giảng-huấn từ” của mình, dịp lễ kính Lòng Chúa Thương Xót ngày 08-4-2018 vừa qua tại khuôn viên Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Đức Cha An-phong Nguyễn Hữu Long – Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng (HĐGMVN) – đã trình bày những ý tưởng rất liền mạch về “Sứ mạng Loan Báo Tin Mừng”. Có thể tóm lại như sau: các tín hữu được mời gọi đến với Lòng Chúa Thương Xót bằng tâm tình yêu mến; khi yêu mến sẽ dễ dàng nhận được sự thứ tha; và khi biết tha thứ thì có thể, đó chính là lúc biết yêu thương anh chị em mình “như Chúa yêu”: một hành trình trong sứ mạng Loan Báo Tin Mừng tình thương của Chúa. Theo đó, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Tổng Linh hướng Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót TGP. Sài Gòn, khi kết thúc đề tài thuyết trình về “Sự tín thác” đã hân hoan hát lên ca khúc “Tình yêu cho đi tất cả”. Phải, khi cho đi tất cả, khi cho đi trọn khối tình yêu… cũng chính là lúc thực hành cao độ sứ mạng Loan Báo Tin Mừng tình thương của Chúa. Vì tình yêu-xót thương (merciful love, amour miséricordieux) đòi cho đi chính mình, cho đi tất cả vì Chúa.

Sứ mạng Loan Báo Tin Mừng còn được Đức Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh trong bài giảng lễ: “Tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, hiệp thông một lòng một ý, là lời loan báo Tin Mừng hiệu quả nhất và tốt đẹp nhất”. Nghĩa là, ta sẽ “… về học ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ’”.[1] Bởi lẽ “Chúa Giê-su có khuynh hướng mặc khải ơn trọng đại của lòng thương xót, hướng mở ra cho những người tội lỗi, để tha thứ và ban ơn cứu độ cho họ”.[2] Đó chính là một trong những cách thức để hiểu về việc thế nào là “Tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh” đồng thời cũng thực hiện công cuộc “loan báo Tin Mừng hiệu quả nhất và tốt đẹp nhất”.

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 20,10
  • It is in this sense that we must understand his words when, reclining at table with Matthew and other tax collectors and sinners, he says to the Pharisees raising objections to him, “Go and learn the meaning of ‘I desire mercy not sacrifice’. (APV 20,10)
  • C’est en ce sens qu’il nous faut comprendre ses paro-les, lorsqu’à table avec Matthieu et d’autres publicains et pécheurs, il dit aux pharisiens qui le critiquent: “Al-lez apprendre ce que signifie: Je veux la miséricorde, non le sacrifice. (APV 20,10)
  • Chính trong ý nghĩa này mà chúng ta phải hiểu những lời của Người, khi đồng bàn với Mát-thêu cũng như những người thu thuế và tội lỗi khác, Chúa nói với người Pha-ri-sêu đang phản đối Mình: “Hãy về học ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ’. (APV 20,10)
  1. APV 20,12
  • Faced with a vision of justice as the mere observance of the law that judges people simply by dividing them into two groups – the just and sinners – Jesus is bent on re-vealing the great gift of mercy that searches out sinners and offers them pardon and salvation. (APV 20,12)
  • En face d’une vision de la justice comme simple obser-vance de la loi qui divise entre justes et pécheurs, Jésus indique le grand don de la miséricorde qui va à la recherche des pécheurs pour leur offrir le pardon et le salut. (APV 20,12)
  • Đương đầu với cách nhìn sự công chính thuần túy là việc tuân thủ pháp luật, phán xét con người chỉ đơn giản bằng cách chia họ thành hai nhóm – người công chính và kẻ tội đồ – Chúa Giêsu có khuynh hướng mặc khải ơn trọng đại của lòng thương xót, hướng mở ra cho những người tội lỗi, để tha thứ và ban ơn cứu độ cho họ. (APV 20,12)
  1. APV 20,13
  • One can see why, on the basis of such a liberating visi-on of mercy as a source of new life, Jesus was rejected by the Pharisees and the other teachers of the law. (APV 20,13)
  • On comprend alors pourquoi Jésus fut rejeté par les pharisiens et les docteurs de la loi, à cause de sa vision libératrice et source de renouveau. (APV 20,13)
  • Ta có thể hiểu tại sao, trên cơ sở của một tầm nhìn giải phóng như thế về lòng thương xót như nguồn mạch sự sống mới, Đức Giêsu đã bị những người Pharisêu và các tiến sĩ luật khác loại trừ. (APV 20,13)
  1. APV 20,14
  • In an attempt to remain faithful to the law, they merely placed burdens on the shoulders of others and under-mined the Father’s mercy. (APV 20,14)
  • Pour être fidèles à la loi, ils posaient des poids sur les épaules des gens, rendant vaine la miséricorde du Père. (APV 20,14)
  • Để cố gắng trung thành với lề luật, họ chỉ đặt gánh nặng lên vai của những người khác và ngầm phá hoại lòng thương xót của Chúa Cha. (APV 20,14)

Để kết

Tóm lại, công cuộc Loan Báo Tin Mừng bao gồm tất cả xác hồn, với trọn vẹn khối tình yêu: cả “thương linh hồn bảy mối” lẫn “thương xác bảy mối”. Thật vậy, chính trong ý nghĩa này, chúng ta mới hiểu (1) “những lời của Người, khi đồng bàn với Mát-thêu cũng như những người thu thuế và tội lỗi khác, Chúa nói với người Pha-ri-sêu đang phản đối Mình: ‘Hãy về học ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ’”.[3] Theo đó, ca khúc “Bảy yêu xót thương” được trích dẫn sau đây có thể gợi ra cách hiểu cụ thể của “14 mối thương người”.[4]

PK1: Bảy yêu xót thương nhau xin hãy trọn ân tình

Một thương quyết trung trinh lấy lời lành khuyên người

Hai thương mến yêu đời mở dạy kẻ mê muội

Ba thương biết đơn côi yên ủi kẻ âu lo

Bốn thương chớ so đo… răn bảo kẻ có tội

Năm thương rõ bao lỗi tha cho kẻ dể ta

Sáu thương dẫu xót xa nhịn kẻ mất lòng mình

Bảy thương bao thân tình cho kẻ tử người sinh.

ĐK: Vì ai quyết hy sinh theo những mối thương người

Hồn thiêng sống vui tươi hướng cõi trời quang minh

Thương xác thân điêu linh xót thân xác suy tàn

Bởi Người muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ

Bởi mọi sự như thế mới thật là yêu thương

Để lòng thôi bận vướng mà đậm chất xót thương.

PK2: Bảy yêu xót thương nhau xin hãy trọn ân tình

Một thương hãy quên mình mà cho kẻ đói ăn

Hai thương chớ băn khoăn hãy cho kẻ khát uống

Ba thương đừng nói suông cho kẻ rách áo mặc

Bốn thương mau tức khắc viếng kẻ liệt tù rạc

Năm thương không thoái thác mà cho khách đỗ nhà

Sáu thương yêu như ta mà chuộc kẻ làm tôi

Bảy thương ơn xá tội chôn xác kẻ qua đời.

Vì thế, ta cần (2) “Đương đầu với cách nhìn sự công chính thuần túy là việc tuân thủ pháp luật, phán xét con người chỉ đơn giản bằng cách chia họ thành hai nhóm – người công chính và kẻ tội đồ – Chúa Giê-su có khuynh hướng mặc khải ơn trọng đại của lòng thương xót, hướng mở ra cho những người tội lỗi, để tha thứ và ban ơn cứu độ cho họ. (APV 20,12)”; để (3) “có thể hiểu tại sao, trên cơ sở của một tầm nhìn giải phóng như thế về lòng thương xót như nguồn mạch sự sống mới, Đức Giê-su đã bị những người Pha-ri-sêu và các tiến sĩ luật khác loại trừ. (APV 20,13)”. Thật vậy, đừng nệ luật, đừng (4) “chỉ đặt gánh nặng lên vai của những người khác và ngầm phá hoại lòng thương xót của Chúa Cha. (APV 20,14)”.

Hơn nữa, loan báo Tin Mừng Chúa Ki-tô Phục Sinh sao cho hiệu quả đòi chúng ta mở lòng ra đón tiếp mọi người vào làm việc vườn nho của Chúa. Đừng để ai phải “đứng suốt ngày không làm gì hết…”.[5]

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

[1] APV 20,10.

[2] APV 20,12.

[3] APV 20,10.

[4] Võ Hạ Trâm, Quốc Đại, Bằng Hữu trình bày (x. Bạn Hữu MTCD, Album Bao la lòng Chúa xót thương 1: 2017).

[5] X. Mt 20,6.

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN