Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 27: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 27: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Với ý thức rất rõ ràng về “Năm Mục Vụ Gia Đình: Đồng Hành với các Gia Đình Trẻ”, Đức Cha Giu-se Trần Văn Toản, Giám mục Phó Giáo Phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân (HĐGMVN) – trong những lời chúc mừng Năm mới Mậu Tuất 2018 kính gửi đến Cộng đồng Dân Chúa – đã viết:

Nguyện xin Chúa Xuân là cội nguồn của hạnh phúc và bình an ban muôn ơn lành trên Quý Đức cha, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Quý Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ và Cộng đồng Dân Chúa trong Năm mới này.[1]

Theo đó, dân Chúa khắp nơi được mời gọi tìm về với “cội nguồn của hạnh phúc và bình an”. Riêng chúng tôi, một số thành viên Ban Nghiên Huấn (UBGD), khi hòa chung vào định hướng trên, đã nghĩ ngay đến những ý tưởng rất căn cội của mọi nguồn gốc “sự bình an hạnh phúc” – Đức Ki-tô Giê-su – trong: Dụ ngôn thợ làm vườn nho (Mt 20,1-28), Tông huấn Ki-tô hữu giáo dân (CL), Sắc lệnh tông đồ giáo dân (AA)….

Cũng vậy, các thừa sai của lòng thương xót có thể sử dụng những ý tưởng rất thiết thực và rất súc tích kể trên để làm linh hoạt, để giúp nhân loại tìm về với “cội nguồn của hạnh phúc và bình an”, tìm về với nguồn mạch sự giải thoát từ các bí tích.[2] Thật vậy, Thiên Chúa “cội nguồn của hạnh phúc và bình an” luôn luôn “dủ lòng thương xót hết mọi người”.[3]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. 1. APV 18,5
  • They will be missionaries of mercy because they will be facilitators of a truly human encounter, a source of liberation, rich with responsibility for overcoming obstacles and taking up the new life of Baptism again. (APV 18,5)
  • Ils seront des missionnaires de la miséricorde car ils se feront auprès de tous l’instrument d’une rencontre riche en humanité, source de libération, lourde de res-ponsabilité afin de dépasser les obstacles à la reprise de la vie nouvelle du Baptême. (APV 18,5)
  • Các vị sẽ là những thừa sai của lòng thương xót vì các ngài sẽ làm linh hoạt cuộc gặp gỡ nhân bản thực sự, nguồn mạch sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm để vượt qua những trở ngại và đón nhận lại cuộc sống mới của Bí tích Thánh Tẩy. (APV 18,5)
  1. 2. APV 18,6
  • They will be led in their mission by the words of the Apostle: “For God has consigned all men to disobedi-ence, that he may have mercy upon all” (Rom11:32). (APV 18,6)
  • Dans leur mission, ils se laisseront guider par la parole de l’Apôtre: “Dieu, en effet, a enfermé tous les hommes dans le refus de croire pour faire à tous miséricorde” (Rm 11, 32). (APV 18,6)
  • Họ sẽ được dẫn dắt trong sứ vụ của mình bằng những lời của Vị Tông Đồ: “Quả thế Thiên Chúa đã dồn mọi người vào đàng bất tuân, để Ngài dủ lòng thương xót hết mọi người” (Rm 11,32). (APV 18,6)
  1. 3. APV 18,7
  • Everyone, in fact, without exception, is called to em-brace the call to mercy. (APV 18,7)
  • De fait, tous, sans exclusion, sont invités à accueillir l’appel à la miséricorde. (APV 18,7)
  • Thật vậy, mọi người, chẳng loại trừ ai, đều được kêu mời đón nhận ơn gọi xót thương. (APV 18,7)
  1. 4. APV 18,9
  • I ask my brother Bishops to invite and welcome these Missionaries so that they can be, above all, persuasive preachers of mercy. (APV 18,9)
  • Je demande à mes frères évêques d’inviter et d’ac-cueillir ces Missionnaires, pour qu’ils soient avant tout des prédicateurs convaincants de la miséricorde. (APV 18,9)
  • Tôi yêu cầu các giám mục anh em mời đón các vị thừa sai này để các ngài có thể, trên trước tất cả, là những vị giảng thuyết có sức thuyết phục của lòng thương xót. (APV 18,9)

Để kết

Vậy ra, nếu “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc”,[4] thì các vị thừa sai hãy là “những thừa sai của lòng thương xót vì các ngài sẽ làm linh hoạt cuộc gặp gỡ nhân bản thực sự, nguồn mạch sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm để vượt qua những trở ngại và đón nhận lại cuộc sống mới của Bí tích Thánh Tẩy” (APV 18,5).

Và nếu như Dụ ngôn thợ làm vườn nho có kể: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”;[5] “‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?’ Họ đáp: ‘Vì không ai mướn chúng tôi’”;[6] và “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt…”[7] thì các vị thừa sai của lòng thương xót hãy hãy dẫn dắt người khác “trong sứ vụ của mình bằng những lời của Vị Tông Đồ: ‘Quả thế Thiên Chúa đã dồn mọi người vào đàng bất tuân, để Ngài dủ lòng thương xót hết mọi người’” (Rm 11,32) (APV 18,6).

“Thật vậy, mọi người, chẳng loại trừ ai, đều được kêu mời đón nhận ơn gọi xót thương. (APV 18,7)”. Chính cũng ý tưởng như thế, thậm chí còn nhấn mạnh đến sự toàn quyền “tuỳ ý định đoạt về những gì là của…” Chúa, mà dụ ngôn còn cho biết:

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”[8]

Như đã từng trải và thấu hiểu về thực tại tình yêu-xót thương của Chúa, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đã “yêu cầu các giám mục anh em mời đón các vị thừa sai này để các ngài có thể, trên trước tất cả, là những vị giảng thuyết có sức thuyết phục của lòng thương xót” (APV 18,9).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

[1] Ủy Ban Giáo Dân (HĐGMVN), Thiệp Chúc Xuân Mậu Tuất và Lời Giới Thiệu Bài Huấn Luyện Hằng Tháng, 05-02-2018.

[2] Cách riêng là các bi tích khai tâm Ki-tô giáo và các bí tích chữa lành (x. APV 18,5).

[3] Rm 11,32.

[4] Mt 20,1-2.

[5] Mt 20,4.

[6] Mt 20,6-7.

[7] Mt 20,12.

[8] Mt 20,13-15.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …