Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 23: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 23: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Đức cha Phao-lô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – khi còn là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – đã từng phát biểu trong bài tham luận Gia đình, chủ thể của mục vụ (La famille, sujet de la pastorale, 2015) rằng, linh đạo của lòng Chúa thương xót “… phải đi sâu vào trong Giáo hội và đi sâu vào trong gia đình, để với lòng thương xót đó, người ta mới dễ tha thứ cho nhau trong lòng Giáo hội, trong mỗi gia đình”.[1]

Cũng vậy, trong chiều kích mục vụ huấn giáo, Đức cha Giu-se Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam – khi còn là Chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – cũng đã từng đưa ra một nhận định rất thiết thực về Phong trào Lòng Chúa Thương Xót. Vâng, tất cả vẫn được nhìn nhận như một linh đạo sống động của thời đại. Tuy nhiên, “Các việc đạo đức tự nó là tốt, nhưng người ta thường đẩy đến chỗ thái quá”.[2]

Còn Ủy ban Giáo Dân (HĐGMVN), trong một tiểu mục báo cáo cách đây không lâu, cũng đã nhắc đến những nỗ lực “Gợi ý cho một quy chế chung về sinh hoạt của các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót”.[3] Thật vậy, khi được bám rễ vào một nơi chốn cụ thể tại các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, Phong trào Lòng Chúa Thương Xót đã hiện diện thành các Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót cấp giáo xứ, giáo hạt, giáo phận. Theo đó, nhu cầu cần có một quy chế chung để sinh hoạt cùng nhau, giới thiệu các hoạt động, và trải nghiệm sống về lòng thương xót của Chúa; đồng thời cũng để nhiều người khác có thể nhận ra thế nào là những môn đệ của lòng Chúa xót thương.[4] Vì thế, quy chế rất nên có các đề mục cụ thể như…

(1) hướng dẫn cách tổ chức cộng đoàn tại các giáo xứ, giáo hạt, giáo phận; (2) thống nhất các kinh đọc khi làm việc tôn kính lòng Chúa thương xót; và (3) loan truyền tinh thần sống tín thác vào lòng Chúa thương xót bằng đời sống “Tin mừng tình yêu xót thương”….[5]

Vậy “chúng ta hãy tiến sâu hơn vào tâm điểm của Tin Mừng nơi người nghèo được đặc biệt trải nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa”.[6]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 15,12
  • And let us enter more deeply into the heart of the Gospel where the poor have a special experience of God’s mercy. (APV 15,12)
  • Ce sera une façon de réveiller notre conscience souvent endormie face au drame de la pauvreté, et de pénétrer toujours davantage le coeur de l’Evangile, où les pau-vres sont les destinataires privilégiés de la miséricorde (APV 15,11-12)
  • Và chúng ta hãy tiến sâu hơn vào tâm điểm của Tin Mừng nơi người nghèo được đặc biệt trải nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa. (APV 15,12)
  1. APV 15,13
  • Jesus introduces us to these works of mercy in his preaching so that we can know whether or not we are living as his disciples. (APV 15,13)
  • La prédication de Jésus nous dresse le tableau de ces oeuvres de miséricorde, pour que nous puissions com-prendre si nous vivons, oui ou non, comme ses disci-ples. (APV 15,13)
  • Đức Giêsu giới thiệu với chúng ta những hoạt động của lòng thương xót trong lời Người rao giảng để chúng ta có thể nhận ra liệu mình có đang sống như những môn đệ của Người không. (APV 15,13)
  1. APV 15,14
  • Let us rediscover these corporal works of mercy: to feed the hungry, give drink to the thirsty, clothe the naked, welcome the stranger, heal the sick, visit the imprisoned, and bury the dead. (APV 15,14)
  • Redécouvrons les oeuvres de miséricorde corporelles: donner à manger aux affamés, donner à boire à ceux qui ont soif, vêtir ceux qui sont nus, accueillir les étran-gers, assister les malades, visiter les prisonniers, ense-velir les morts. (APV 15,14)
  • Chúng ta hãy khám phá lại những hoạt động thể lý của lòng thương xót: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần truồng mặc quần áo, cho người lạ đỗ nhà, chữa lành người bệnh, viếng kẻ bị tù đày, và chôn kẻ chết. (APV 15,14)
  1. APV 15,15
  • And let us not forget the spiritual works of mercy: to counsel the doubtful, instruct the ignorant, admonish sinners, comfort the afflicted, forgive offences, bear patiently those who do us ill, and pray for the living and the dead. (APV 15,15)
  • Et n’oublions pas les oeuvres de miséricorde spiritu-elles: conseiller ceux qui sont dans le doute, enseigner les ignorants, avertir les pécheurs, consoler les affligés, pardonner les offenses, supporter patiemment les per-sonnes ennuyeuses, prier Dieu pour les vivants et pour les morts. (APV 15,15)
  • Và chúng ta đừng quên các hoạt động thiêng liêng của lòng thương xót: vấn an những người nghi nan, khuyên dạy những người mê muội, răn bảo những kẻ tội lỗi, yên ủi những người ưu phiền, tha thứ cho những kẻ chống đối ta, nhẫn nhịn những kẻ làm mất lòng ta, đồng thời cầu nguyện cho người sống và kẻ chết. (APV 15,15)

Để kết

Hội nghị Thường Niên “Kỳ II Năm 2017” của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đang diễn ra (9-13/10/2017) với những nội dung nghị sự hẳn là rất quan trọng về nhiều phương diện. Có thể hình dung trước rằng, tất cả nghị sự các ngài bàn đến đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng lên “định hướng mục vụ trong ba năm về gia đình”.[7]

Do đó, với ý thức tiếp tục góp phần hình thành một quy chế hữu ích cho Phong trào Lòng Chúa Thương Xót mà không làm yếu đi tính chất linh đạo của “thời đại lòng Chúa xót thương” – trong tầm nhìn của một gia đình, chủ thể mục vụ của lòng Chúa thương xót – chúng ta hãy (1) “… tiến sâu hơn vào tâm điểm của Tin Mừng nơi người nghèo được đặc biệt trải nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa” (APV 15,12); đồng thời tự phản tỉnh để tất cả có thể (2) “… nhận ra liệu mình có đang sống như những môn đệ của Người không” (APV 15,13).

Hơn nữa, để không thái quá hay bất cập, chúng ta cũng hãy (3) “… khám phá lại những hoạt động thể lý của lòng thương xót: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ trần truồng mặc quần áo, cho người lạ đỗ nhà, chữa lành người bệnh, viếng kẻ bị tù đày, và chôn kẻ chết” (APV 15,14); và (4) “… chúng ta đừng quên các hoạt động thiêng liêng của lòng thương xót: vấn an những người nghi nan, khuyên dạy những người mê muội, răn bảo những kẻ tội lỗi, yên ủi những người ưu phiền, tha thứ cho những kẻ chống đối ta, nhẫn nhịn những kẻ làm mất lòng ta, đồng thời cầu nguyện cho người sống và kẻ chết” (APV 15,15).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

[1] WGPSG, T5, 05/11/2015 – 09:21.

[2] X. Nguyễn Năng, “Canh tân các hoạt động mục vụ theo viễn tượng truyền giáo” (bài thuyết trình tại Đại hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ IV, từ ngày 18-21/8/2014, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế) (x. gsnang@gmail.com, vào 09:42, ngày 05-10-2015).

[3] X. UBGD, Báo cáo toàn niên 2016-2017.

[4] X. APV 15,13.

[5] Ta, Bao la lòng Chúa xót thương, Tập III (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2016), 467.

[6] APV 15,12.

[7] Mục vụ gia đình cho “Ba năm 2016-2019” có những điểm nhấn cho từng năm: (1) Năm 2016-2017: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; (2) Năm 2017-2018: Đồng hành với các gia đình trẻ; (3) Năm 2018-2019: Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …