Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 20: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 20: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào

Theo một thống kê cách đây không lâu, năm 2015, Tổng Giáo phận Sài Gòn-TP. HCM có khoảng gần 700.000 tín hữu Công giáo trên tổng dân số của cả thành phố ước chừng lên đến 8.000.000 người. Thêm vào đó còn là con số không nhỏ của trên 180.000 người Công giáo trong tổng số “di dân” khoảng 3.000.000 người.

Như thế, tỷ lệ dân Công giáo đã lên đến con số xấp xỉ 8% số dân ngụ cư của toàn thành phố. Những anh chị em Công giáo này đang thực hành đạo – với ý thức nhiều hay ít – đạo yêu thương bác ái tại nơi mình sinh sống và làm việc, đang tham gia vào các sinh hoạt mục vụ, các hoạt động phụng thờ Thiên Chúa – nhờ đó mà cảm thức thuộc về Giáo hội được nhận thấy một cách sống động hơn – tại các nhà thờ, nhà xứ của 203 giáo xứ, 32 họ lẻ, rất nhiều dòng tu, nhiều đoàn hội trong toàn tổng giáo phận.[1]

Vậy, nếu như công cuộc loan báo Tin Mừng phải là tất yếu tại mọi nơi trên toàn thế giới nói chung, thì nói riêng, tỷ lệ khá khiêm tốn là 8% dân Công giáo nơi đây tất đang đòi hỏi mọi Ki-tô hữu phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc này tại bậc sống của mình. Tuy nhiên, ta cũng nên tự hỏi chính mình, cần phải thực hiện công cuộc loan báo Tin Mừng như thế nào, để đạt được hiệu quả cao hơn về chất lượng (và dĩ nhiên, cả về số lượng), cần phải loan báo như thế nào mới được coi là phù hợp với thời đại, thời đại của tình yêu-xót thương.

Ốc đảo của tình yêu-xót thương

 Hãy là ốc đảo của lòng xót thương, của tình yêu-xót thương. Phải. Câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên của phần “dẫn vào” không thể không mang đậm chất bác ái của thời đại tình yêu-xót thương: “Trong các giáo xứ, các cộng đồng, các đoàn hội và các phong trào của chúng ta… bất cứ ở đâu có Ki-tô hữu, ở đó phải có ốc đảo của lòng xót thương”.[2]

Còn nhớ, trong bài nói chuyện với các thành viên Hội nghị Các Bề Trên Thượng Cấp Các Hội Dòng Có Mặt tại Việt Nam về “Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Ki-tô tại Việt Nam vào Năm 2013” của Đức Tổng Giám mục Phao-lô Bùi Văn Đọc, người ta nhận thấy, có hẳn một phần đáng kể về “Giáo hội dấn thân loan báo Tin mừng”. Với những thành tựu từ những nỗ lực của các nhà truyền giáo nước ngoài và các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong nước trước đây như một khởi đầu quan trọng, Ki-tô hữu thời nay cần phải tiếp nối công cuộc loan báo Tin mừng cách mạnh mẽ hơn. Thậm chí theo ngài, Giáo hội tại Việt Nam trong thời hiện đại cần phải có một sự “chuyển mình thật mạnh dạn”, phải thật sự can đảm:

… chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” (pastorale de maintien), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực (pastorale mission-naire).[3]

Theo Đức Tổng Phao-lô, loan báo Tin Mừng đích thực chính là nỗ lực thực hiện “mục vụ của tình thương dịu dàng (pastorale de la tendresse), làm chứng cho sự dịu dàng của Thiên Chúa, một cách đặc biệt đối với các tội nhân”.[4] Nói khác đi, công cuộc loan báo Tin Mừng của thời đại tình yêu-xót thương chính là thi thành mục vụ lòng thương xót của Thiên Chúa (pastorale de la miséri-corde).

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 12,8
  • In our parishes, communities, associations and move-ments, in a word, wherever there are Christians, every-one should find an oasis of mercy. (APV 12,8)
  • Dans nos paroisses, les communautés, les associations et les mouvements, en bref, là où il y a des chrétiens, quiconque doit pouvoir trouver une oasis de miséri-corde. (APV 12,8)
  • Trong các giáo xứ, các cộng đồng, các đoàn hội và các phong trào của chúng ta, tắt một lời, bất cứ ở đâu có Ki-tô hữu, ở đó phải có ốc đảo của lòng xót thương. (APV 12,8)
  1. APV 13,5
  • In order to be capable of mercy, therefore, we must first of all dispose ourselves to listen to the Word of God. (APV 13,5)
  • Pour être capable de miséricorde, il nous faut donc d’abord nous mettre à l’écoute de la Parole de Dieu. (APV 13,5)
  • Do đó, để có khả năng thương xót, trước tiên chúng ta phải đặt chính mình sẵn sàng vào việc lắng nghe Lời Chúa. (APV 13,5)
  1. APV 13,7
  • In this way, it will be possible to contemplate God’s mercy and adopt it as our lifestyle. (APV 13,7)
  • C’est ainsi qu’il est possible de contempler la miséri-corde de Dieu et d’en faire notre style de vie. (APV 13,7)
  • Bằng cách này, có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa và chấp nhận điều đó như lối sống của chúng ta. (APV 13,7)
  1. APV 14,4
  • This will be a sign that mercy is also a goal to reach and requires dedication and sacrifice. (APV 14,4)
  • Ce sera le signe que la miséricorde est un but à attein-dre, qui demande engagement et sacrifice. (APV 14,4)
  • Đây sẽ là một dấu chỉ cho thấy lòng thương xót cũng là một mục tiêu cần đạt được, đòi sự dâng hiến và hy sinh. (APV 14,4)

Để kết

Nói đến ốc đảo là nói đến vùng đất biệt lập trên sa mạc có thực vật, động vật…, nơi đó phải có mạch nước hay nguồn nước.[5] Nói đến ốc đảo của tình yêu-xót thương xót thương, ta có thể nghĩ đến trước hết là các cộng đồng Ki-tô hữu: “Trong các giáo xứ, các cộng đồng, các đoàn hội và các phong trào của chúng ta, tắt một lời, bất cứ ở đâu có Ki-tô hữu, ở đó phải có ốc đảo của lòng xót thương”.[6]

Cần phải loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa cho thời đại của tình yêu-xót thương. Bởi lẽ, “Đây sẽ là một dấu chỉ cho thấy lòng thương xót cũng là mục tiêu cần đạt được, đòi sự dâng hiến và hy sinh”,[7] để góp phần hữu hiệu cho công cuộc loan báo Tin Mừng.

Nghĩa là, nếu các đoàn người lữ khách hành hương, du mục hoặc giao thương Bắc-Nam hay Đông-Tây phải đi qua sa mạc, thì tất cả đều phải ghé vào các ốc đảo để được bổ sung nước uống và tiếp tế thực phẩm.[8] Và nghĩa là, nếu muốn “… có khả năng thương xót, trước tiên chúng ta phải đặt chính mình sẵn sàng vào việc lắng nghe Lời Chúa”,[9] để được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sau là kín múc thêm nước uống và tiếp nhận thêm thực phẩm. “Bằng cách này, có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa và chấp nhận điều đó như lối sống của chúng ta”.[10]

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

GTHH

[1] Theo thống kê cùng thời điểm trên, tổng giáo phận có 347 linh mục triều, 463 linh mục dòng; 67 dòng tu và tu hội có nhà chánh tại thành phố; 41 cộng đồng dòng tu và tu hội có nhà chánh ở ngoài địa giới của tổng giáo phận.

[2] APV 12,8.

[3] Bùi Văn Đọc, “Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Ki-tô tại Việt Nam”, trình bày tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng, Lâm Đồng (từ ngày 05 đến ngày 07-11-2013).

[4] Ibid.

[5] Ở giữa các vùng sa mạc, ốc đảo trở nên nơi trú ngụ và sinh sống quý hiếm cho thực vật, động vật, con người.

[6] APV 12,8.

[7] APV 14,14.

[8] Nếu là Sa mạc Sa-ha-ra thì tuyệt đại đa số các đoàn người hành hương, du mục hay thương mại đều phải ghé vào các ốc đảo như: Awjila, Ghadames, Kufra (Libya).

[9] APV 13,5.

[10] APV 13,7.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …