Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 17: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 17: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Dẫn vào…

imagesTiếp tục trong tâm tình của Thư Mục vụ Mùa Chay-Phục Sinh 2017,[1] đồng thời cũng sắp bước vào Tháng Hoa, khi suy gẫm về c  ác tước hiệu dành cho Đức mẹ Ma-ri-a như Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đấng Bị Đóng Đinh, Đấng Phục Sinh…, chúng ta thấy quả là sâu sắc tuyệt vời biết bao khi suy gẫm về tước hiệu Mẹ Ma-ri-a là Đức bà Lòng Xót Thương, Đức mẹ Lòng Chúa Thương Xót (vì Đức Ki-tô Giê-su, Con của Mẹ, là mặc khải tột đỉnh về Thiên Chúa Cha giàu lòng xót thương).[2]

Lại khi nhiệt thành hòa trọn tâm tình với Giáo hội để sốt sắng kỷ niệm dịp một trăm năm Đức mẹ Ma-ri-a hiện ra ở Fa-ti-ma (1917-2017) – bằng cái nhìn đức tin trong bối cảnh của thời đại Lòng Chúa Thương Xót – chúng ta hẳn cũng được dịp suy gẫm thêm về kỳ tích hiện ra của Mẹ Ma-ri-a vì hòa bình cho nhân loại, vì lòng xót thương nhân loại:[3] Mẹ là “Mẹ Fa-ti-ma… cầu cho chúng con”.[4] Xin Mẹ Fa-ti-ma chuyển cầu bình an của Chúa Ki-tô Giê-su cho chúng con.

Vâng, sứ điệp Fa-ti-ma – với ý nghĩa giáo huấn từ chính nguồn Thánh kinh – khi hứa hẹn mang hòa bình chân chính đến cho nhân loại, tất có ý muốn nói về chính sự bình an mà Thầy Giê-su ban tặng, là biểu hiện sự bình an và hạnh phúc tột đỉnh nơi Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót.[5]

Bình an của Chúa Ki-tô Giê-su

Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.[6]

Với mục đích mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại – là bình an của Thầy Giê-su,[7] Con của Mẹ, từ đó làm xuất phát sự bình an đích thực cho tâm hồn, giúp nhân loại không còn phải “xao xuyến, sợ hãi”, cho thế giới được cảm nếm hòa bình đích thực – Mẹ Fa-ti-ma đã hiện ra với ba trẻ Lu-xi-a, Phan-xi-cô, Gia-xin-ta để trao sứ điệp hòa bình, sứ điệp bình an và hạnh phúc của tâm hồn, sứ điệp của lòng thương xót.

Nghĩa là, hãy ăn năn đền tội, hãy chăm chỉ cầu nguyện, hãy siêng năng lần hạt Mân Côi… để kiến tạo nền hòa bình cho thế giới trong bình an của Thầy Giê-su, một biểu hiện tột đỉnh về lòng thương xót của Thiên Chúa nơi mỗi tâm hồn. Thật vậy, sứ điệp Fa-ti-ma – trong cái nhìn của thời đại xót thương – chủ yếu vẫn là mang sứ điệp bình an của Thầy Giê-su đến cho nhân loại.

Vậy, đừng chỉ dựa vào khoa học kỹ thuật với những từ ngữ to tát, những khái niệm sáo rỗng để đòi làm chủ trái đất, đòi chinh phục và thống trị trái đất theo ý riêng: không chút bao dung, không hề tha thứ, không mở rộng tình yêu. Thánh Gio-an Phao-lô II dạy rằng, con người cần lắm những chứng tá của lòng xót thương.[8]

Bốn lần sử dụng từ mercy

  1. APV 11,4
  • The word and the concept of “mercy” seem to cause uneasiness in man, who, thanks to the enormous deve-lopment of science and technology, never before known in history, has become the master of the earth and has subdued and dominated it (cf. Gen1:28). (APV 11,4)
  • Le mot et l’idée de miséricorde semblent mettre mal à l’aise l’homme qui, grâce à un développement scien-tifique et technique inconnu jusqu’ici, est devenu maître de la terre qu’il a soumise et dominée (cf. Gn 1,28). (APV 11,4)
  • Từ ngữ và khái niệm “lòng thương xót” dường như gây băn khoăn trong con người, là những kẻ – nhờ vào sự phát triển to lớn chưa từng có trong lịch sử về khoa học và kỹ thuật – đã trở thành chủ nhân của trái đất, đã chinh phục và thống trị trái đất (x. St 1,28). (APV 11,4)
  1. APV 11,5
  • This dominion over the earth, sometimes understood in a one-sided and superficial way, seems to have no room for mercy(APV 11,5)
  • Cette domination de la terre, entendue parfois de façon unilatérale et superficielle, ne laisse pas de place, sem-ble-t-il, à la miséricorde(APV 11,5)
  • Đôi khi do hiểu một chiều và hời hợt, việc thống trị trái đất xem chừng không còn chỗ cho lòng thương xót… (APV 11,5)
  1. APV 11,6
  • “…And this is why, in the situation of the Church and the world today, many individuals and groups guided by a lively sense of faith are turning, I would say almost spontaneously, to the mercy of God”.[9] (APV 11,6)
  • “… Et c’est pourquoi, dans la situation actuelle de l’E-glise et du monde, bien des hommes et bien des milieux, guidés par un sens aigu de la foi, s’adressent, je dirais quasi spontanément, à la miséricorde de Dieu”.[10] (APV 11,6)
  • “…. Trong hoàn cảnh của Giáo hội và thế giới ngày nay, đây là lý do tại sao nhiều cá nhân và nhóm được cảm thức đức tin sống động hướng dẫn – có thể nói gần như tự phát – đang hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa”.[11] (APV 11,6)
  1. APV 11,7
  • Furthermore, Saint John Paul II pushed for a more urgent proclamation and witness to mercy in the con-temporary world: “It is dictated by love for man, for all that is human and which, according to the intuitions of many of our contemporaries, is threatened by an im-mense danger. (APV 11,7)
  • C’est ainsi que saint Jean-Paul II justifiait l’urgence de l’annonce et du témoignage à l’égard de la miséricorde dans le monde contemporain: “Il est dicté par l’amour envers l’homme, envers tout ce qui est humain, et qui, selon l’intuition d’une grande partie des hommes de ce temps, est menacé par un péril immense. (APV 11,7)
  • Hơn nữa, Thánh Gio-an Phao-lô II còn thúc đẩy việc công bố và đưa ra những chứng tá khẩn cấp hơn cho lòng thương xót trong thế giới đương đại: “Được tình yêu thúc đẩy dành cho con người, cho tất cả những gì là nhân bản và những gì – theo trực giác của nhiều người đương thời với chúng ta – đang bị mối nguy hiểm to lớn đe dọa. (APV 11,7)

Trong thực tế mục vụ

Với lòng thương xót trong thế giới đương đại, để mưu cầu bình an cho tâm hồn, là nền tảng giúp kiến tạo hòa bình thế giới, việc thực hành sứ điệp Fa-ti-ma chắc chắn không thể không hệ tại việc sống triệt để tinh thần của Thánh kinh: (1) “Các ngươi hãy ăn năn sám hối, để được sống”;[12] (2) “Nếu các ngươi không ăn năn sám hối, thì các người cũng sẽ bị chết như vậy”;[13] (3) “Anh em hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã đến gần”;[14] (4) “Nếu các ngươi không ăn năn sám hối, thì các người cũng sẽ bị chết như vậy”;[15] và dĩ nhiên, còn phải sẵn lòng thực hiện cho thật tốt những điều thiện thuộc các mối phúc thật của Nước Trời.[16]

Nghĩa là, trong tin yêu phó thác, trong hiểu biết đủ đầy về Tin-Cậy-Mến là ân sủng nhưng không Chúa ban, sứ điệp Fa-ti-ma là sứ điệp dẫn đưa con người – khi bị bao mối nguy đe dọa, được thúc đẩy với tất cả những gì là tặng ân của lòng Chúa thương xót – tới một trong những trọng tâm khởi đầu hạnh phúc của Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô, để loan báo cho muôn dân: “Anh em hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã đến gần”.[17]

Để kết

… trở về cùng Thiên Chúa, Đấng Giàu Lòng Thương Xót. Giống như đứa con thứ trong Tin Mừng quyết chí trở về với người cha nhân ái, sau khi đã tiêu sạch gia tài mà cha chia cho mình và lâm cảnh đói khát, không còn nơi nương tựa. Thời gian đã mãn, Thiên Chúa muốn chúng ta quên đi quá khứ làm nô lệ tội lỗi và thần dữ, để hướng về tương lai tốt đẹp hơn.[18]

Nói tóm lại, những gì trình bày nơi đây không chỉ vì bối cảnh Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, cũng không chỉ vì Tháng Hoa sắp đến, hay dịp kỷ niệm bách niên Đức mẹ Ma-ri-a hiện ra ở Fa-ti-ma (1917-2017), mà thật ra và đúng hơn một cách tiên quyết, còn là vì Tin mừng của Chúa Giê-su Ki-tô là Tin mừng của tình yêu-xót thương.

Thật vậy, (1) “Từ ngữ và khái niệm “lòng thương xót” dường như gây băn khoăn trong con người, là những kẻ – nhờ vào sự phát triển to lớn chưa từng có trong lịch sử về khoa học và kỹ thuật – đã trở thành chủ nhân của trái đất, đã chinh phục và thống trị trái đất (x. St 1,28)” (APV 11,4); (2) “Đôi khi do hiểu một chiều và hời hợt, việc thống trị trái đất xem chừng không còn chỗ cho lòng thương xót… ” (APV 11,5); (3) “…. Trong hoàn cảnh của Giáo hội và thế giới ngày nay, đây là lý do tại sao nhiều cá nhân và nhóm được cảm thức đức tin sống động hướng dẫn – có thể nói gần như tự phát – đang hướng đến lòng thương xót của Thiên Chúa”[19] (APV 11,6); (4) “Hơn nữa, Thánh Gio-an Phao-lô II còn thúc đẩy việc công bố và đưa ra những chứng tá khẩn cấp hơn cho lòng thương xót trong thế giới đương đại: “Được tình yêu thúc đẩy dành cho con người, cho tất cả những gì là nhân bản và những gì – theo trực giác của nhiều người đương thời với chúng ta – đang bị mối nguy hiểm to lớn đe dọa” (APV 11,7).

Lm Giuse Tạ Huy Hoàng

—————————

[1] Bùi Văn Đọc và Đỗ Mạnh Hùng, Thư Mục vụ Mùa Chay-Phục Sinh 2017 (gửi quý linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh cùng toàn thể anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo phận Sài Gòn).

[2] Thật vậy, Đức mẹ Ma-ri-a còn được gọi là Đức bà Lòng Xót Thương, Đức mẹ Lòng Chúa Thương Xót (x. Gio-an Phao-lô II, Dives in Misericordia, số 9).

[3] C  ác tước hiệu dành cho Đức mẹ Ma-ri-a cần được nhìn qua lăng kính thời đại của lòng Chúa xót thương, cách riêng trong bài này, không chỉ là tước hiệu, Đức mẹ Fa-ti-ma cũng chính là Đức bà Lòng Xót Thương.

[4] Trong Kinh Cầu Đức Bà, Ðức mẹ Ma-ri-a “Mẹ của Lòng Thương Xót” đã được xưng tụng cách đặc biệt qua ít là bốn mươi chín tước hiệu sau đây: (1) Rất thánh Đức Bà Ma-ri-a… (49) Nữ vương Ban Sự Bình An.

[5] Chẳng hạn như: (1) “Các ngươi hãy ăn năn sám hối, để được sống” (Ed 18,32); (2) “Nếu các ngươi không ăn năn sám hối, thì các người cũng sẽ bị chết như vậy” (Lc 13,3); (3) “Anh em hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2); và (4) “Nếu các ngươi không ăn năn sám hối, thì các người cũng sẽ bị chết như vậy” (Lc 13,3). Dĩ nhiên, người biết “ăn năn sám hối vì Nước Trời đã đến gần” còn phải thực hiện những điều thiện thuộc các mối phúc thật của Nước Trời (x. Mt 5,1-12a).

[6] Ga 14,27.

[7] X. Ga 14,27-31.

[8] X. APV 11,7.

[9] GE, no. 2.

[10] GE, n. 2.

[11] GE, số 2; MV, số 11.

[12] Ed 18,32.

[13] Lc 13,3.

[14] Mt 3,2.

[15] Lc 13,3.

[16] X. Mt 5,1-12a.

[17] Mt 3,2.

[18] Bùi và Đỗ, Thư Mục vụ Mùa Chay-Phục Sinh 2017, số 4.

[19] GE, số 2; MV, số 11.

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …