Dẫn vào
Một vị linh mục về hưu nọ ngỏ lời căn dặn các linh mục trẻ: “Quý cha nhớ nhé, đừng quá thiêng thánh mà quên đi bổn phận trần thế; song nhất là ngược lại, cũng đừng quá lo lắng cho công việc trần thế mà quên đi bổn phận thánh thiêng. Bằng không – ngài nói vui – khi xướng Kinh Vinh Danh lúc dâng lễ lại quá ngất ngây, ngất trí mà cất thành câu hát: “Kinh doanh” Thiên Chúa trên các tầng trời…. Sẽ là thảm họa cực kỳ tệ hại!
Song le, nếu kinh doanh (business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận chính yếu là vật chất – trong thực tế, một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận vật chất – với các hành vi như: quản trị, tiếp thị, kế toán, sản xuất…; đồng thời các hành vi kinh doanh này được đánh giá bằng chỉ tiêu doanh thu tài chánh, thì: (1) doanh nhân chính là cá nhân hay tập thể thực hiện các hành vi nói trên; (2) còn vinh danh (glorification) là sự tuyên dương, sự ca ngợi, sự tô điểm, sự làm tôn vẻ đẹp, danh tiếng, danh phận…; và (3) “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời…” tất sẽ là “Glory to God in the highest…” (Gloria in Excelsis Deo).
Vả lại, doanh nghiệp hay doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định nhằm mục đích thực hiện tốt nhất các hành vi quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất….[1] Kinh doanh vì thế cũng có thể được định nghĩa là việc thực hiện liên tục các hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó, vẫn với mục đích sinh lợi nói chung, mục đích lợi nhuận vật chất nói riêng, doanh nghiệp Công giáo, doanh nhân Công giáo được mời gọi “kinh doanh cách tử tế” để làm “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời…” theo gương Đức Giê-su Ki-tô làm vinh danh Thiên Chúa Cha.[2]
Vậy những trích dẫn sau đây có thể được coi là một trong rất nhiều những cách tóm tắt khả dĩ cho đề tài “Lòng thương xót trong doanh nghiệp” mà Tông chiếu Dung Nhan Lòng Thương Xót của thời đại đang nhắc nhở mọi người chúng ta: “Vì ai quyết hy sinh theo những mối thương người, Hồn thiêng sống vui tươi hướng cõi trời quang minh, Thương xác thân điêu linh xót thân xác suy tàn, Bởi Người muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ…”[3]
Bốn lần sử dụng từ mercy
- APV 8,17
- Itwas a look full of mercy that forgave the sins of that man, a sinner and a tax collector, whom Jesus chose – against the hesitation of the disciples – to become one of the Twelve. (APV 8,17)
- C’était un regard riche de miséricorde qui pardonnait les péchés de cet homme, et surmontant les résistances des autres disciples, il le choisit, lui, le pécheur et le publicain, pour devenir l’un des Douze. (APV 8,17)
- Đó là cái nhìn đầy lòng thương xót, tha thứ những tội lỗi của người này, một tội nhân và là tay thu thuế, mà Đức Giê-su đã chọn – nghịch lại với sự do dự của các môn đệ – để trở thành một trong số Mười Hai. (APV 8,17)
- APV 9,1
- In the parables devoted to mercy, Jesus reveals the nature of God as that of a Father who never gives up until he has forgiven the wrong and overcome rejection with compassion and mercy. (APV 9,1)
- Dans les paraboles de la miséricorde, Jésus révèle la nature de Dieu comme celle d’un Père qui ne s’avoue jamais vaincu jusqu’à ce qu’il ait absous le péché et vaincu le refus, par la compassion et la miséricorde. (APV 9,1)
- Trong các dụ ngôn về lòng thương xót, Đức Giê-su mặc khải bản tính của Thiên Chúa là bản tính của một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi Ngài tha thứ cho kẻ sai phạm, vượt qua sự khước từ bằng tấm lòng trắc ẩn và xót thương. (APV 9,1)
- APV 9,4
- In them we find the core of the Gospel and of our faith, because mercy is presented as a force that overcomes everything, filling the heart with love and bringing consolation through pardon. (APV 9,4)
- Nous y trouvons le noyau de l’Evangile et de notre foi, car la miséricorde y est présentée comme la force victorieuse de tout, qui remplit le coeur d’amour, et qui console en pardonnant. (APV 9,4)
- Qua những dụ ngôn ấy, chúng ta tìm thấy điều cốt lõi của Tin mừng và đức tin của mình, bởi lòng thương xót được trình bày như một mãnh lực vượt qua tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu và đem đến sự ủi an qua tha thứ. (APV 9,4)
- APV 9,7
- He then goes on to tell the parable of the “ruthless servant,” who, called by his master to return a huge amount, begs him on his knees for mercy. (APV 9,7)
- Il raconte ensuite la parabole du “débiteur sans pitié”. (APV 9,7a) Appelé par son maître à rendre une somme importante, il le supplie à genoux et le maître lui remet sa dette. (APV 9,7b)
- Rồi Người tiếp tục kể dụ ngôn về người “đầy tớ tàn nhẫn” khi bị chủ gọi đến bảo trả lại một số tiền rất lớn, thì đã quỳ xuống van xin lòng thương xót. (APV 9,7)
Vẫn với mục đích sinh lợi, nhưng…
Đối với doanh nghiệp Công giáo, lòng thương xót cần được thể hiện cách cụ thể – nhằm mục đích sinh lợi tinh thần hơn là vật chất – trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. Bởi đó không chỉ là noi gương Chúa với…: “cái nhìn đầy lòng thương xót, tha thứ những tội lỗi của người này, một tội nhân và là tay thu thuế, mà Đức Giê-su đã chọn – nghịch lại với sự do dự của các môn đệ – để trở thành một trong số Mười Hai.” (APV 8,17)
Bởi thương hiệu vị nhân sinh đích thực của một doanh nghiệp cần noi gương Đức Giê-su, như trong các dụ ngôn “về lòng thương xót, Đức Giê-su mặc khải bản tính của Thiên Chúa là bản tính của một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi Ngài tha thứ cho kẻ sai phạm, vượt qua sự khước từ bằng tấm lòng trắc ẩn và xót thương” (APV 9,1) và qua những dụ ngôn ấy, các doanh nhân Công giáo cũng sẽ “tìm thấy điều cốt lõi của Tin mừng và đức tin của mình, bởi lòng thương xót được trình bày như một mãnh lực vượt qua tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu và đem đến sự ủi an qua tha thứ”. (APV 9,4)
Thật vậy, doanh nhân, doanh nghiệp Công giáo không thể quên, cũng không được miễn trừ như ngoại lệ kẻo trở thành thực tế phũ phàng theo cách ám chỉ của dụ ngôn “Người đầy tớ tàn nhẫn” mà Đức Giê-su đã kể cho các tông đồ của Người: “khi bị chủ gọi đến bảo trả lại một số tiền rất lớn, thì đã quỳ xuống van xin lòng thương xót…”. (APV 9,7)
Để kết
Trong tư cách người Công giáo, khi thực hiện những hoạt động kinh doanh cách tử tế, doanh nhân Công giáo góp phần làm vinh danh Chúa trong tinh thần của “Kinh Thương Người Có 14 Mối”. Hoạt động quản trị, tiếp thị, kế toán, sản xuất… luôn phải bao hàm rõ rệt các nội dung: (1) “thương xác bảy mối” và (2) “thương linh hồn bảy mối”. “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ…”[4] là lời Chúa dạy mà doanh nhân cần thực thi trong doanh nghiệp mình, với mục đích làm lợi cho doanh nghiệp không chỉ về phương diện vật chất mà còn phải hơn thế, “đặc biệt nhất” vẫn là sinh lợi về phương diện tinh thần. Thật vậy:
PK1
Bảy yêu xót thương nhau xin hãy trọn ân tình
Một thương quyết trung trinh lấy lời lành khuyên người
Hai thương mến yêu đời mở dạy kẻ mê muội
Ba thương biết đơn côi yên ủi kẻ âu lo
Bốn thương chớ so đo… răn bảo kẻ có tội
Năm thương rõ bao lỗi tha cho kẻ dể ta
Sáu thương dẫu xót xa nhịn kẻ mất lòng mình
Bảy thương bao thân tình cho kẻ tử người sinh.
ĐK
Vì ai quyết hy sinh theo những mối thương người
Hồn thiêng sống vui tươi hướng cõi trời quang minh
Thương xác thân điêu linh xót thân xác suy tàn
Bởi Người muốn lòng nhân chứ đâu cần hy lễ
Bởi mọi sự như thế mới thật là yêu thương
Để lòng thôi bận vướng mà đậm chất xót thương.
PK2
Bảy yêu xót thương nhau xin hãy trọn ân tình
Một thương hãy quên mình mà cho kẻ đói ăn
Hai thương chớ băn khoăn hãy cho kẻ khát uống
Ba thương đừng nói suông cho kẻ rách áo mặc
Bốn thương mau tức khắc viếng kẻ liệt tù rạc
Năm thương không thoái thác mà cho khách đỗ nhà
Sáu thương yêu như ta mà chuộc kẻ làm tôi
Bảy thương ơn xá tội chôn xác kẻ qua đời.[5]
Lm Giuse Tạ Huy Hoàng
———————————
[1] X. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 (số 2, điều 4).
[2] X. Mt 22,37-39; Lc 11,2.
[3] X. Hs 6,16; Mt 9,13; https://www.youtube.com/watch…
[4] Mt 12,7.
[5] https://www.youtube.com/watch?v=dADKAtQf9bo&featu…