Dẫn vào
Năm thánh Lòng Thương Xót đã xuất hiện cách ân cần, khẩn thiết và đầy ý nghĩa khi đến với nhân loại nói chung, với Ki-tô hữu khắp nơi trên thế giới nói riêng. Tất cả đang diễn ra như một nhu cầu tất yếu của thời đại,[1] một thời đại hoàng kim của những khó khăn cực kỳ trong đức tin, đức cậy và đức mến. Dường như con người ngày càng chỉ muốn khám phá về một Thiên Chúa nào đó theo ý riêng mình, và ngay cả chính Thiên Chúa – vốn là Đấng Vô Hình, Vô Biên và Bất Khả Thấu – bằng những phương thế hữu hạn và thuần túy khả giác.
Mà cũng chẳng nên xem thế là lạ làm gì. Chính Tông đồ Phi-líp-phê đã từng đặt câu hỏi này với Đức Giê-su Ki-tô: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”.[2] Khi câu trả lời của Đức Giê-su Ki-tô là: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư?”[3] thì không phải ai cũng hiểu: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.[4] Bởi tính khả giác của mầu nhiệm này chỉ là thế!
Chẳng vậy mà, với Thông điệp Thiên Chúa Cha Giàu Lòng Thương Xót (Dives in Misericordia), ý niệm về một Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, sống như con người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, mãi cho đến nay, vẫn luôn được coi là một biểu hiện thực tế và tuyệt vời nhất của Thiên Chúa Tình Yêu Xót Thương.[5] Thật vậy, Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ…
… là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.[6]
Ý niệm kỳ diệu này trong Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Misericordiae Vultus) được diễn tả là: “Mọi thứ nơi Người nói lên lòng thương xót”.[7] (APV 8,8)
Bốn lần sử dụng từ mercy
- APV 8,8
- Everything in him speaks of mercy. (APV 8,8)
- Tout en Lui parle de miséricorde. (APV 8,8)
- Mọi thứ nơi Người nói lên lòng thương xót. (APV 8,8)
- APV 8,12
- What moved Jesus in all of these situations was nothing other than mercy, with which he read the hearts of those he encountered and responded to their deepest need. (APV 8,12)
- Ce qui animait Jésus en toute circonstance n’était rien d’autre que la miséricorde avec laquelle il lisait dans le coeur de ses interlocuteurs et répondait à leurs be-soins les plus profonds. (APV 8,12)
- Điều làm Đức Giê-su xúc động trong tất cả các tình huống này không gì khác hơn là lòng thương xót, nhờ đó Người đọc được lòng của những kẻ Người gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của họ. (APV 8,12)
- APV 8,14
- After freeing the demoniac in the country of the Gera-senes, Jesus entrusted him with this mission: “Go home to your friends, and tell them how much the Lord has done for you, and how he has had mercy on you” (Mk5:19). (APV 8,14)
- Après avoir libéré le possédé de Gerasa, il lui donna cette mission: “Annonce tout ce que le Seigneur a fait pour toi dans sa miséricorde” (Mc 5, 19). (APV 8,14)
- Sau khi giải thoát cho người bị thần ô uế ám tại miền quê Ghê-ra-sa, Đức Giêsu trao cho anh ta nhiệm vụ này: “Anh cứ về nhà với người thân và nói cho họ hay biết bao điều Chúa đã làm cho anh, và Ngài đã thương xót anh như thế nào” (Mc 5,19). (APV 8,14)
- APV 8,15
- The calling of Matthew is also presented within the context of mercy. (APV 8,15)
- L’appel de Matthieu est lui aussi inscrit sur l’horizon de la miséricorde. (APV 8,15)
- Ơn gọi của Mát-thêu cũng được trình bày trong bối cảnh của lòng thương xót. (APV 8,15)
Để kết
Năm thánh Lòng Thương Xót đã đến với nhân loại. Thiên Chúa, Đấng Vô Hình, Vô Biên và Bất Khả Thấu là một Thiên Chúa thật sự giàu lòng xót thương. Do đó, khi xác tín về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ki-tô hữu ngày nay được đặc biệt mời gọi… hãy cùng với Giáo hội của Đức Giê-su Ki-tô mà mạnh mẽ tuyên xưng rằng, ân sủng Chúa ban không hề thiếu: (1) “Mọi thứ nơi Người nói lên lòng thương xót”. (APV 8,8)
Ngay cả khi phải đương đầu với một thời đại hoàng kim của những khó khăn cực kỳ trong đức tin, thì đừng quên: (3) “Sau khi giải thoát cho người bị thần ô uế ám tại miền quê Ghê-ra-sa, Đức Giêsu trao cho anh ta nhiệm vụ này: ‘Anh cứ về nhà với người thân và nói cho họ hay biết bao điều Chúa đã làm cho anh, và Ngài đã thương xót anh như thế nào’” (Mc 5,19). (APV 8,14)
Vì thế, nếu con người ngày càng chỉ muốn khám phá Thiên Chúa – vốn là Đấng Vô Hình, Vô Biên và Bất Khả Thấu – bằng những phương thế hữu hạn và thuần túy khả giác, thì ước gì các môn đệ của Chúa là chính chúng ta, hãy kiên vững với ơn gọi của người tông đồ lòng thương xót, hãy rao giảng về một Thiên Chúa, Đấng Vô Hình, Vô Biên và Bất Khả Thấu bằng đời sống thắm đượm lòng Chúa xót thương; chính (4) “Ơn gọi của Mát-thêu cũng được trình bày trong bối cảnh của lòng thương xót”. (APV 8,15)
Nghĩa là, trong ý thức về một Giáo hội với định hướng loan báo Tin mừng đậm chất thương xót của tình yêu Thiên Chúa, nhờ sự chiêm ngắm và sống lòng thương xót theo gương sống của Đức Giê-su Ki-tô, Giáo hội cần nhận ra mình là những tông đồ tự nguyện nên nghèo khó để chăm sóc những người nghèo khổ của Thiên Chúa.[8] Bởi lẽ, (2) “Điều làm Đức Giê-su xúc động trong tất cả các tình huống này không gì khác hơn là lòng thương xót, nhờ đó Người đọc được lòng của những kẻ Người gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của họ”. (APV 8,12)
Lm Giuse Tạ Huy Hoàng
12-9-2016
GTHH
—————————————–
[1] Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Misericordiae Vultus) công bố Năm thánh Lòng Thương Xót bắt đầu từ ngày 08 tháng 12 năm 2015 và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm 2016.
[2] Ga 14,8.
[3] Ga 14,9.
[4] Ibid.
[5] Có thể nói từ khởi thủy, nhưng cách riêng từ thời Tân ước, rồi với Công đồng Va-ti-ca-nô II, cách riêng hơn nữa từ các văn kiện: Thông điệp Thiên Chúa Cha Giàu Lòng Thương Xót (Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II), Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu (Đức Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô), Tông chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương (Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô), tên của Thiên Chúa được gọi với lòng kính mến đặc biệt là Thiên Chúa của Tình Yêu Xót Thương. (x. Richard Bulzacchelli, The Pivotal Significance of a Forgotten Encyclical; Gio-an XXIII, Diễn văn Khai Mạc Công Đồng Va-ti-ca-nô II; Phan-xi-cô, Angelus ngày 17-11-2013 và Bài nói chuyện với nhân viên hỏa xa ngày 21-12-2015).
[6] Pl 2,6-8.
[7] APV 8,8.
[8] X. MV, số 19; Aloysius Pieris, Christ Beyond Dogma: Doing Christology in the Context of the Religions and the Poor, Louvain Studies 25 (Fall, 2000).